Luận Văn Nghiên cứu xác định thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa học trong tinh dầu từ cây ngải cứu ở Q

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu xác định thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa học trong tinh dầu từ cây ngải cứu ở Quảng Nam


    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG
    DANH MỤC HÌNH
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 4
    1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỌ CÚC & GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÂY
    NGẢI CỨU . 4
    1.1.1. Khái quát về họ cúc . 4
    1.1.1.1. Phân loại khoa học 6
    1.1.1.2. Phân bố . 6
    1.1.1.3. Đặc tính thực vật . 6
    1.1.2. Giới thiệu một số đặc điểm về cây ngải cứu . 7
    1.1.2.1. Đặc điểm về thực vật 7
    1.1.2.2. Đặc điểm về sinh thái 7
    1.1.2.3. Dược tính của ngải cứu . 8
    1.1.2.4. Y học trong dân gian từ cây ngải cứu 9
    1.2. TỔNG QUAN VỀ TINH DẦU . 10
    1.2.1. Khái niệm 10
    1.2.2. Phân loại 10
    1.2.3. Vai trò . 11
    1.2.4. Cách sử dụng . 14
    1.2.5. Tính chất vật lí của tinh dầu . 14
    1.2.6. Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu đễ bay hơi . 15
    1.2.7. Kiểm định và cách bảo quản tinh dầu . 16
    1.2.8. Định lượng tinh dầu . 17
    1.3. LÝ THUYẾT VỀ CHƯNG CẤT 17
    1.3.1. Định nghĩa . 17
    iii
    1.3.2. Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước 17
    1.3.2.1. Sự khuếch tán . 17
    1.3.2.2. Sự thủy giải . 18
    1.3.2.3. Nhiệt độ 19
    1.3.3. Phân loại 19
    1.3.4. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước . 19
    1.4. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÍ . 20
    1.4.1. Định nghĩa sắc ký 20
    1.4.2. Quá trình sắc ký . 20
    1.4.3. Các phương pháp tiến hành tách sắc ký 21
    1.4.4. Các phương pháp sắc kí . 21
    1.4.4.1. Sắc ký khí (Gas Chromatagraphy – GC) . 21
    1.4.4.2. Phương pháp khối phổ (Mass Spectrometry - MS) 22
    1.4.4.3. Phương pháp sắc kí khí- khối phổ GC-MS 22
    CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
    2.1. NGUYÊN LIỆU . 23
    2.1.1. Thu mẫu cây, xác định tên khoa học 23
    2.1.2. Xử lý mẫu 23
    2.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU . 24
    2.2.1. Hóa chất 24
    2.2.2. Thiết bị thí nghiệm . 24
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.3.1. Lấy mẫu và xử lý mẫu 25
    2.3.2. Xác định độ ẩm, hàm lượng tro, hàm lượng kim loại 25
    2.3.2.1. Xác định độ ẩm của nguyên liệu . 25
    2.3.2.2. Xác định hàm lượng tro của nguyên liệu . 26
    2.3.2.3. Xác định hàm lượng kim loại 26
    2.3.3. Nghiên cứu chiết tách một số hợp chất hó a học trong tinh dầu lá ngải cứ u 27
    2.3.3.1. Chiết tách tinh dầu 27
    iv
    2.3.3.2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu . 28
    2.3.3.3. Định lượng tinh dầu 29
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 30
    3.1. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM, HÀM LƯỢNG TRO VÀ HÀM LƯỢNG KIM LOẠI 30
    3.1.1. Xác định độ ẩm 30
    3.1.2. Hàm lượng tro 31
    3.1.3. Hàm lượng kim loại . 32
    3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TINH DẦU LÁ NGẢI CỨU 34
    3.2.1. Tính chất cảm quan của tinh dầu lá ngải cứu non và lá ngải cứu già . 34
    3.2.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng tinh dầu . 34
    3.2.2.1. Kết quả khảo sát nguyên liệu không xay và nguyên liệu xay 34
    3.2.2.2. Kết quả khảo sát thời gian chưng cất 36
    3.2.2.3. Kết quả khảo sát tỉ lệ khối lượng lá tươi / thể tích nước 36
    3.2.2.4. Kết quả khảo sát nồng độ muối ăn NaCl . 37
    3.2.3. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu . 38
    3.2.3.1. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu lá ngải cứu non 38
    3.2.3.2. Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu lá ngải cứu già . 39
    3.2.4. Kết quả nghiên cứu xác định thành phần và công thức cấu tạo một số hợp
    chất hóa học trong tinh dầu lá ngải cứu 39
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 44
    1. KẾT LUẬN . 44
    2. KIẾN NGHỊ 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 46


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên thảm thực vật khá phong phú và đa
    dạng. Dân tộc Việt nam có truyền thống sử dụng các loài thảo mộc làm thuốc chữa
    bệnh. Theo các số liệu thống kê mới nhất thảm thực vật Việt Nam có trên 12000
    loài, trong số đó có trên 3200 loài thực vật được sử dụng làm thuốc trong Y học dân
    gian [1], [2], [4], [10], [11].
    Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian vẫn đóng vai trò hết sức quan
    trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho con người. Ngày nay những hợp chất tự
    nhiên có hoạt tính sinh học được phân lập từ cây cỏ đã được ứng dụng trong rất
    nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp và chăm sóc sức khoẻ con người. Chúng
    được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, làm nguyên liệu cho
    ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm v.v Mặc dù công nghệ tổng hợp hoá
    dược ngày nay đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong
    công tác phòng, chữa bệnh, nhờ đó giảm tỷ lệ tử vong rất nhiều, song những đóng
    góp của các thảo dược cũng không vì thế mà mất đi chỗ đứng trong Y học. Nó vẫn
    tiếp tục được dùng như là nguồn nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp
    những chất đầu cho công nghệ bán tổng hợp nhằm tìm kiếm những dược phẩm mới
    cho việc điều trị các chứng bệnh thông thường cũng như các bệnh nan y. Các số liệu
    gần đây cho thấy rằng, có khoảng 60% dược phẩm được dùng chữ a bệnh hiện nay,
    hoặc đang thử cận lâm sàng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên [2], [5].
    Trong các loại thực vật đó, ngải cứu là một vị thuốc thông dụng trong đông y
    đồng thời cũng là một vị thuốc dân gian được phổ biến rộng rãi trong cả nước, nhất
    là các gia đình ở nông thôn, phòng và chữa nhiều chứng bệnh. Dân gian thường sử
    dụng ngải cứu để chế biến làm các món ăn như rán trứng gà với ngải cứu, nấu canh
    thịt nạc với ngải cứu, .đặc biệt mọi người còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh như
    đau đầu, làm thuốc điều kinh, rong kinh, động thai, sẩy thai, tăng sức khỏe cho cơ
    thể, thiếu máu, ho, viêm họng, huyết áp thấp, .
    2
    Ngải cứu còn gọi là thuốc cứu, Ngải diệp, Nhả ngải (tiếng Tày), Quá
    sú (H’mông), Cỏ linh li (Thái), tên khoa học là Artemisia vulgaris L., họ Cúc
    Asteraceae. Ngải nghĩa là cắt, nó có thể cắt được hết mọi bệnh tật mặc dù nó có để
    lâu thì lại càng tốt hơn vì vậy người ta dùng chữ ngải mà đặt tên cho nó. Theo Đông
    y cho rằng ngải cứu thuốc có tính ôn, vị cay, dùng điều hòa khí huyết, trục hàn thấp,
    an thai, cầm máu; thường dùng trong trị liệu các chứng bệnh ở phụ nữ như đau bụng
    kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu
    cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, người đang mang thai, ốm lâu ngày, đau dây
    thần kinh, thấp khớp ghẻ lở.
    Để làm sáng tỏ những công dụng của cây ngải cứu, tôi chọn đề tài: “Nghiên
    cứu xác định thành phần và cấu tạo một số hợp chất hóa học trong tinh dầu từ
    cây ngải cứu ở Quảng Nam”
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Xác định hàm lượng, chỉ tiêu hóa lý một số hợp chất hóa học trong tinh dầu
    lá ngải cứu ở tỉnh Quảng Nam.
    - Xác định thành phần hóa học, công thức cấu tạo của một số hợp chất chính
    trong tinh dầu.
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Lá ngải cứu nghiên cứu được lấy từ cây ngải cứu ở tỉnh Quảng Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    4.1. Nghiên cứu lý thuyết
    Thu thập, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngoài nước có liên
    quan đến đề tài.
    4.2. Phương pháp thực nghiệm
    - Lấy mẫu, thu hái và xử lí mẫu.
    - Xác định một số chỉ tiêu hóa lý.
    - Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
    3
    - Xác định thành phần hóa học của tinh dầu bằng phương pháp sắc kí khí
    ghép khối phổ (GC/MS).
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    5.1. Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành
    phần hóa học của một số cấu tử chính trong tinh dầu lá ngải cứu ở tỉnh Quảng Nam.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    5.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Giúp cho việc ứng dụng lá ngải cứu ở phạm vi rộng một cách khoa học
    hơn.
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng
    của lá ngải cứu.
    - Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên để giảng dạy bộ môn Hóa trong
    nhà trường được tốt hơn.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Luận văn gồm 47 trang, trong đó có 18 bảng và 11 hình. Phần mở đầu
    (3trang), kết luận và kiến nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (2 trang) . Nội dung của
    luận văn chia làm 3 chương.
    Chương 1- Tổng quan (19 trang).
    Chương 2- Những nghiên cứu thực nghiệm (7 trang).
    Chương 3- Kết quả và bàn luận (14 trang).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    [1] Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng
    chống một số ệnh cho người và vật nuôi, NXB Khoa học tự nhiên & công
    nghệ, Hà Nội.
    [2] Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương và các tác giả (2004), Cây
    thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
    [3] Nguyễn Thạc Cát, Từ Vọng Nghi, Đào Hữu Vinh (1996), Cơ sở lý thuyết hóa
    học phân tích, Dùng cho sinh viên ngành hóa các trường đại học, In lần thứ 3,
    Nhà xuất bản giáo dục.
    [4] Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết (2003), Giáo trình hợp chất tự nhiên,
    Huế.
    [5] Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ
    nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản giáo dục.
    [6] Lê Văn Đăng (2005), Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên, NXB Đại học
    quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
    [7] Trần Tứ Hiếu (2001), Hoá học phân tích, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
    [8] Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây Cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ.
    [9] Nguyễn Thị Thu Lan (2007), Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Huế.
    [10] Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà
    Nội.
    [11] Nguyễn Đình Triệu (2007), Các phương pháp phổ trong hóa học hữu cơ và
    hóa sinh, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...