Luận Văn Nghiên Cứu, Xác Định Thành Phần Hóa Học trong Vỏ Cây Chò Nâu Bằng Dung Môi Hữu Cơ Phân Cực

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên Cứu, Xác Định Thành Phần Hóa Học trong Vỏ Cây Chò Nâu Bằng Dung Môi Hữu Cơ Phân Cực

    MỤC LỤC
    Danh mục các bảng và đồ thị 3
    Danh mục các hình ảnh 4
    Mở đầu . 5
    Chương 1: Tổng quan đề tài
    1.1 Giới thiệu về cây chò nâu 8
    1.2 Cacbohydrat 13
    1.3 Phương pháp phân tích trọng lượng 20
    1.4 Phương pháp chiết chất rắn . 23
    1.5 Phương pháp phân tích vật lý 25
    Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
    2.1 Quy trình nghiên cứu .30
    2.2 Nguyên liệu 31
    2.3 Xác định một số chỉ số hóa lý .31
    2.4 Khảo sát các điều kiện chiết tối ưu của vỏ chò nâu 33
    2.5 Xác định thành phần hóa học trong vỏ chò nâu 33
    Chương 3: Kết quả và thảo luận
    3.1 Kết quả .34
    3.1.1 Các yếu tố hóa lý 34
    3.1.2 Khảo sát ảnh hưởng của thể tích dung môi 36
    3.1.3 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết .38
    3.1.4 Xác định thành phần hóa học trong vỏ chò nâu .40
    Kết luận và kiến nghị 46
    Tài liệu tham khảo .47




    Đã từ rất lâu, việc sử dụng các thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đã được rất nhiều
    người ưa chuộng, các công trình nghiên cứu về các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên
    ngày càng phát triển không ngừng. Vì các thuốc có nguồn gốc thực vật ít có tác dụng
    phụ gây hại nên các sản phẩm thuốc này ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu
    dùng. Nước ta là một nước nằm trong khu vực n hiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất
    phong phú và đa dạng. Trong số đó, nhiều loại cây có giá trị chữa bệnh to lớn thu hút
    được sự quan tâm của nhiều nhà hóa học, dược học.
    Để góp phần cho việc nghiên cứu, phát hiện thêm các đặc tính chữa bệnh của loài
    cây mới như cây chò nâu. Đây là loài cây mà người dân tộc Cơ Tu dùng vỏ của nó phơi
    khô và cho vào các can rượu Tà Vạt để tạo độ đắng cho rượu.
    Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên Cứu, Xác Định Thành Phần Hóa Học
    trong Vỏ Cây Chò Nâu Bằng Dung Môi Hữu Cơ Phân Cực” từ nguồn nguyên liệu là
    vỏ cây chò nâu ở Quảng Nam với mong muốn góp phần nguyên cứu xây dựng quy
    trình chiết tách, ứng dụng hợp lý, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành dược
    nước ta.


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Ngày nay, việc dùng các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng được ưa
    chuộng và các công trình nghiên cứu về chúng cũng không ngừng được phát triển. Qua
    các công trình nghiên cứu cho thấy, khi sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thực vật
    có ít tác dụng phụ gây hại, và đây chính là lí do quan trọng mà ngày nay các loại thuốc
    có nguồn gốc thiên nhiên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Nước ta
    là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất phong phú và đa
    dạng. Trong số đó, nhiều loại cây có giá trị chữa bệnh to lớn thu hút được sự quan tâm
    của nhiều nhà hóa học, dược học.
    Chò nâu là nguyên liệu dễ trồng, dễ kiếm, rẻ tiền mà lại có hiệu quả kinh tế cao.
    Công dụng của vỏ cây chò nâu là lợi tiểu và kích thích tim. Vỏ phơi khô nấu nước
    uống. Tuy nhiên nên hạn chế uống vì tác dụng lợi tiểu làm lượng nước trong cơ thể thất
    thoát nhiều có thể dẫn đến suy kiệt và tác dụng kích thích tim có thể gây trụy tim.
    Trong vỏ cây chò nâu có chứa polyphenol nên nó có tính kháng khuẩn nên có thể sử
    dụng trong chữa viêm ruột, dạ dày .
    Ngoài ra, hợp chất polyphenol nhóm tanin có thể được sử dụng để làm chất ức chế
    thân thiện môi trường tron g chống ăn mòn kim loại và làm lớp lót cho màng sơn nhằm
    thay thế các lớp lót truyền thống gây độc hại môi trường.
    Thông thường hợp chất polyphenol được chiết suất từ lá chè, vỏ cây đước. Nhưng
    theo một số thông tin gần đây của các nhà khoa học, vỏ cây chò nâu cũng chứa nhiều
    hợp chất polyphenol có giá trị. Tuy nhiên, những công bố khoa học về loại cây này còn
    rất ít ỏi. Trong vỏ cây có D-allose, là chất đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong những
    năm gần đây do nhiều hoạt động dược phẩm, trong đó bao gồm chống ung thư, chống
    khối u, chống viêm, chống oxy hóa, chống tăng huyết áp, cryoprotective, và các hoạt
    động ức chế miễn dịch. D-allose đã được sản xuất từ D-psicose bằng cách sử dụng Dallose sản xuất enzyme, L-rhamnose isomerase, isomerase ribose-5-phosphate, và các
    galactose-6-phosphate-isomerase. Công dụng của cây chò nâu thì có rất nhiều, rất có


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    (1) Đào Hùng Cường, Tổng hợp hữu cơ, NXB Đà Nẵng, 1998.
    (2) Trịnh Đình Chính, Nguyễn Thị Bích Tuyết, Giáo trình Hợp chất tự nhiên, Đại học
    Huế, Huế, 2003.
    (3) Nguyễn Thanh Kỳ, Nghiên cứu dược liệu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội,
    2006, trang 321, 405.
    (4) Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong hóa học,
    NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998.
    (5) Nguyễn Tinh Dung, Các phương pháp định lượng hóa học (Phần 3), NXB Giáo
    dục, 2002, trang 62.
    (6) Phạm Luận, Những vấn đề cơ sở của các kĩ thuật Xử lý mẫu phân tích, NXB Đại
    học Sư phạm Hà Nội, 1999, trang 54.
    (7)http://translate.google.com.vn/translate?hl=vi&langpair=en|vi&u=http://en.wikipedi
    a.org/wiki/Catechol
    (8) http://www.danang.gov.vn/TabID/65/CID/645/ItemID/11641/default.aspx
    (9)http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzhDQzBBMEEwQQ&key=R%
    C6%B0%E1%BB%A3u+t%C3%A0+v%E1%BA%A1t&type=A0
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...