Luận Văn Nghiên cứu xác định thành phần hoá học trong một số dịch chiết của dầu rái ở Đại Lộc, Quảng Nam

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu xác định thành phần hoá học trong một số dịch chiết của dầu rái ở Đại Lộc, Quảng Nam


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 7
    1. Lý do chọn đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu 8
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8
    4. Các phương pháp nghiên cứu 8
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 8
    6. Bố cục của luận văn 9
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 10
    1.1. Sơ lược về họ dầu 10
    1.2. Sơ lược về chi Dầu (Dipterocarpus) . 10
    1.3. Giới thiệu về dầu rái . 12
    1.3.1. Đặc tính sinh thái 12
    1.3.2. Đặc tính thực vật . 13
    1.3.3. Thành phần hóa học của cây dầu rái . 14
    1.3.4. Khai thác dầu rái 14
    1.3.5. Một số ứng dụng của cây dầu rái ] 15
    CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 17
    2.1. Nguyên liệu, dụng cụ và hóa chất 17
    2.1.1. Thu gom nguyên liệu 17
    2.1.2. Thiết bị dụng cụ và hóa chất . 18
    2.1.2.1. Thiết bị, dụng cụ 18
    2.1.2.2. Hóa chất . 19
    2.2. Sơ đồ nghiên cứu . 19
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 20
    2.3.1. Phương pháp trọng lượng 20
    2.3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) . 21
    2.3.3. Phương pháp chiết 23
    2.3.4. Phương pháp sắc ký khí ghép phổ khối (GC-MS) . 24
    2.3.4.2. Phương pháp khối phổ (MS) . 26
    2.3.4.3. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) 26
    CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN . 27
    3.1. Kết quả xác định các chỉ số vật lý của dầu rái 27
    3.1.1. Độ ẩm (W%) . 27
    3.1.2. Hàm lượng tro 27
    3.1.3. Hàm lượng một số kim loại nặng 28
    3.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của một số dịch chiết . 28
    3.2.1. Dịch chiết etylaxetat . 30
    3.2.2. Dịch chiết toluen . 34
    3.2.3. Dịch chiết methanol 37
    3.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng 41
    3.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian 41
    3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn lỏng . 42
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, được sự ưu đãi của thiên nhiên
    nên thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật. Trong các loài thực vật đó,
    có nhiều loại cây mang lại cho con người những giá trị to lớn về kinh tế, y học,
    công nghiệp, Một trong số đó là các cây thuộc họ dầu (Dipterocapaceae) như trà
    beng (Dipterocarpus obtusifolius), dầu rái (Dipterocarpus alatus), song nàng
    (Dipterocarpus dyeri) là những cây lấy dầu có nhiều giá trị trong ngành công
    nghiệp và đời sống. Đặc biệt cây dầu rái là một loại cây cho giá trị kinh tế lớn nhất
    [1].
    Dầu rái là một loại nhựa rất bền về mặt hoá học, chịu nước, có khả năng
    dùng để làm chất chống thấm [4] như người dân vùng Đông Nam Châu Á đã dùng
    loại dầu này để làm sơn trám thuyền, sơn quét các vật dụng bằng mây, tre, gỗ,
    nứa Nó có hoạt tính sinh học khá cao như chữa một số bệnh về viêm da, lở loét,
    mụn nhọt, nước ăn chân, bệnh vảy nến, eczema Ngoài ra, dầu rái còn là một
    nguồn nguyên liệu thiên nhiên quí giá để từ đó chuyển hoá, chế tạo thành các sản
    phẩm công nghiệp quan trọng như: thuốc chữa bệnh, phụ gia sơn, chất chống thấm,
    chất biến tính polymer, chất phụ gia cho cao su , hoặc có thể thay thế dầu trẩu,
    dầu thông khi cần thiết [3].
    Cho đến nay vấn đề nghiên cứu cây dầu rái trên thế giới và trong nước còn
    rất ít và cũng giới hạn ở mức độ mô tả về một số đặc điểm của nó. Việc nghiên cứu
    vấn đề khai thác và các ứng dụng của cây dầu rái cũng chỉ là những kinh nghiệm
    dân gian còn việc nghiên cứu về thành phần, tính chất hóa học chưa được quan tâm.
    Do đó, với mong muốn tìm hiểu về thành phần trong dầu rái để góp phần tìm ra
    công dụng của nó tôi xin chọn đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần hoá học
    trong một số dịch chiết của dầu rái ở Đại Lộc-Quảng Nam”.
    Tôi hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu được từ đề tài kết hợp với
    những công trình nghiên cứu trước đây về dầu rái sẽ cung cấp thêm thông tin khoa
    học về loại cây này, góp phần vào việc khai thác, sử dụng cây một cách hợp lí.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định thành phần hoá học trong một số dịch chiết của dầu rái nhằm làm
    sáng tỏ công dụng của nó trong cuộc sống.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu: Dầu rái lấy từ cây dầu rái ở huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng
    Nam.
    + Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chiết tách bằng các dung môi hữu cơ phân cực,
    không phân cực.
    4. Các phương pháp nghiên cứu
    + Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan
    tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hóa học, ứng dụng của các cây họ
    Dầu, tìm hiểu thực tế của người dân địa phương về cây dầu rái.
    + Nghiên cứu thực nghiệm
    - Phương pháp phân tích định tính: xác định màu sắc, hương vị, trạng thái,
    của dầu rái.
    - Phương pháp phân hủy mẫu phân tích để xác định độ ẩm, hàm lượng chất
    hữu cơ, vô cơ. Đo quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) để xác định hàm lượng một
    số kim loại có trong mẫu tro hóa.
    - Phương pháp chiết soxhlet dầu rái với các dung môi: etylaxetat, toluene,
    methanol.
    - Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết và điều kiện chiết tối ưu.
    - Phương pháp GC-MS xác định thành phần hóa học của dịch chiết.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    + Ý nghĩa khoa học
    - Cung cấp những thông tin khoa học về quy trình chiết tách, xác định thành
    phần hóa học dịch chiết dầu rái trong các dung môi phân cực và không phân
    cực.
    - Cung cấp những thông tin, tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu sau này.
    + Ý nghĩa thực tiễn
    - Nhằm giúp cho việc ứng dụng dầu rái ở phạm vi rộng một cách khoa học
    hơn.
    - Giải thích một cách khoa học một số kinh nghiệm dân gian về ứng dụng của
    dầu rái.
    - Tổng hợp kiến thức về hợp chất thiên nhiên để giảng dạy bộ môn hóa học
    trong nhà trường phổ thông được tốt hơn.
    6. Bố cục của luận văn
    Luận văn gồm 40 trang trong đó có 8 bảng, 25 hình và 4 hình phụ lục. Phần
    mở đầu (3 trang), kết luận và kiến nghị (1 trang), tài liệu tham khảo (2 trang với 16
    tài liệu). Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan (7 trang).
    Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (10 trang).
    Chương 3: Kết quả và thảo luận (17 trang).


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
    1.1. Sơ lược về họ dầu
    Họ Dầu, một số tài liệu tiếng Việt gọi còn gọi họ Hai cánh, có danh pháp
    khoa học là Dipterocapaceae, là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây thân
    gỗ phân bố chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới, vùng đất thấp với quả có hai cánh.
    Tên gọi khoa học của họ xuất phát từ chi điển hình là Dipterocarpus, có nguồn gốc
    từ tiếng Hy Lạp (di = hai, pteron = cánh và karpos = quả, nghĩa là quả có hai cánh)
    [14].
    Các chi lớn nhất là Shorea (196-360 loài), Hopea (105 loài), Dipterocarpus
    (70 loài) và Vatica (60-65 loài). Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh
    rừng, thông thường có thể cao tới 40-70m, đôi khi cao trên 80m (trong các chi
    Dryobalanops, Hopea và Shorea), với cây còn sống cao nhất ( Shorea faguetiana) đạt
    tới 88,3m.
    Các loài trong họ này có tầm quan trọng lớn trong việc buôn bán gỗ. Chúng
    phân bố rộng khắp vùng nhiệt đới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles,
    Ấn Độ, Đông Dương và Malaysia, với sự đa dạng và phổ biến nhất ở miền tây
    Malaysia. Một số loài hiện nay đang bị rơi vào tình trạng nguy cấp do kết quả của
    việc chặt hạ quá mức cũng như việc buôn lậu gỗ. Chúng cung cấp các loại gỗ có giá
    trị, tinh dầu thơm, bôm, nhựa mủ, cũng như làm gỗ dán [15].
    1.2. Sơ lược về chi Dầu (Dipterocarpus)
    Chi Dầu [12], [16], danh pháp khoa học Dipterocarpus, là một chi thực vật
    có hoa và là chi điển hình của họ Dầu. Chi này có khoảng 70 loài, có mặt ở khu vực
    Đông Nam Á. Chúng là thành phần quan trọng của các rừng dầu. Tên khoa học của
    nó phát sinh từ tiếng Hy Lạp và có nghĩa là "quả hai cánh".
    Chi này chứa một số loài cây lấy gỗ quan trọng. Một số loài điển hình như
    (hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6, 1.7, 1.8) .


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    * TIẾNG VIỆT
    [1]. Bùi Thị An, Nguyễn Thị Việt Triều, Lê Thị Lực (1993), Nghiên cứu chế tạo sơn
    bảo vệ từ dầu của họ cây dầu rái Việt Nam, Tạp chí Hóa học và Ứng dụng.
    [2]. Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mặc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hoá học phân
    tích, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.
    [3]. Đào Hùng Cường (1998), Nghiên cứu thành phần hóa học của dầu rái, Tập san
    khoa học Đại học Đà Nẵng.
    [4]. Đào Hùng Cường (2004), “Nghiên cứu đánh giá khả năng chống thấm của dầu
    rái”, Tạp chí Khoa học và Ứng dụng, Đại học Đà Nẵng.
    [5]. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, Cây gỗ kinh tế, trang 135.
    [6]. Phạm Hoàng Hộ (1980), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục.
    [7]. Phạm Thanh Khiết, Phạm Đình Trị, “Cây dầu rái”, Tập san lâm nghiệp số 10.
    [8]. Trần Đình Lý và các cộng sự (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Trung
    tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, Viện Sinh thái và Tài nguyên
    sinh vật.
    [9]. Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích hiện đại và ứng dụng trong hóa học,
    NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1998.
    [10]. Hoàng Thị San, 1986, Phân loại thực vật, tập 1, NXB Giáo dục.
    [11]. Hoàng Việt, Lê Ngọc Thạch, Lê Công Kiệt (2003), “Khảo sát tinh dầu từ nhựa
    dầu của các loài thuộc nhóm Dipterocapus ở miền Đông Nam Bộ”, Hội nghị
    hóa học toàn quốc lần thứ IV.
    * TIẾNG ANH
    [12]. Appanah S., Turnbull J.M. Book Sources. Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp
    quốc tế (CIFR), Bogor, Indonesia.
    [13]. Ashton P.S. (2004), Dipterocarpaceae. Tree Flora of Sabah and Sarawak.
    [14]. Dayanandan S., Ashton P.S. Williams S.M., Primack R.B. (1999), “Phylogeny
    of the tropical tree family Dipterocarpaceae based on nucleotide sequences of
    the chloroplast RBCL gene”. American Journal of Botany.
    [15]. M. Ducousso, G. Béna, C. Bourgeois, B. Buyck, G. Eyssartier, M. Vincelette, R.
    Rabevohitra, L. Randrihasipara, B. Dreyfus, Y. Prin. (2004), “The last common
    ancestor of Sarcolaenaceae and Asian dipterocarp trees was ectomycorrhizal
    before the India-Madagascar separation, about 88 million years ago”. Molecular
    Ecology.
    [16]. Maury-Lechon G., Curtet L. (1998), “Biogeography and Evolutionary
    Systematics of Dipterocarpaceae”. A Review of Dipterocarps: Taxonomy,
    ecology and silviculture.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...