Thạc Sĩ Nghiên cứu xác định những giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống để kế thừa trong điều kiện xây d

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong quá trình xây dựng đô thị, việc khai thác sử dụng các yếu tố tự
    nhiên và phối hợp yếu tố tự nhiên với các yếu tố nhân tạo phục vụ các chức
    năng của đô thị đã tạo nên các cảnh quan đô thị khác nhau qua mỗi giai đoạn
    lịch sử. Vừa là đối tượng vừa là hệ quả của hoạt động kiến tạo môi trường
    sống nhân tạo, cảnh quan đô thị biểu hiện không chỉ những đặc điểm vật chất
    mà cả tinh thần về vấn đề khai thác yếu tố tự nhiên (YTTN) trong quy hoạch
    xây dựng đô thị (QHXD ĐT)
    Qua các giai đoạn lịch sử, mỗi nước, mỗi dân tộc trên thế giới đều tích
    luỹ được những kinh nghiệm về nhận thức và giải pháp khai thác, sử dụng
    các YTTN, góp phần đảm bảo các yêu cầu về thích dụng, bền vững kinh tế
    cũng như thẩm mỹ của không gian đô thị. QHXD phát triển đô thị là một quá
    trình và một trong những quy luật chung là những sản phẩm, kể cả vật chất và
    tinh thần của giai đoạn trước luôn được kế thừa trong giai đoạn sau. Tuy
    nhiên, yêu cầu kế thừa những đặc điểm có giá trị của truyền thống được đặt ra
    một cách bức thiết hơn trong bối cảnh và yêu cầu phát triển đô thị bền vững –
    bản sắc hiện nay. Như Hiến chương của Đại hội kiến trúc sư quốc tế năm
    1999 tại Bắc Kinh đã nêu, ngoài việc vận dụng những tiến bộ khoa học –
    công nghệ còn cần thiết phải “kế thừa những kinh nghiệm, bài học của quá
    khứ” trong đó bao gồm cả những giá trị về nhận thức và giải pháp khai thác
    yếu tố tự nhiên được thể hiện qua đặc điểm của cảnh quan đô thị truyền thống.
    Ở Việt nam, các đô thị cổ như Cổ loa, Hoa lư, Thăng long, Phú xuân
    . mặc dù không kiên cố đồ sộ như các di sản kiến trúc ĐT các nước khác
    nhưng lại có các giá trị đặc biệt về cảnh quan ĐT: các YTTN được khai
    thác, sử lý một cách khéo léo trong TCKG đô thị góp phần đáp ứng tốt các
    yêu cầu về thích dụng, bền vững, hiệu quả kinh tế, tạo lập nên hình thái
    không gian có giá trị thẩm mỹ cao mang đậm bản sắc dân tộc và địa phương.
    Trong thực tiễn QHXD đô thị Việt nam hiện nay, cảnh quan đô thị truyền
    thống không chỉ là những giá trị vật chất (thường không còn lại nhiều sự
    nguyên vẹn do sự biến đổi của đô thị qua thời gian và những tác động nhân
    tạo mới của con người) mà quan trọng hơn là những đặc điểm về tinh thần:
    phương thức nhận thức, tư duy và những kinh nghiệm, giải pháp tổ chức
    không gian đối với các yếu tố tự nhiên của cảnh quan đô thị.
    Chính vì vậy, việc Nghiên cứu xác định những giá trị của cảnh quan
    đô thị truyền thống để kế thừa trong điều kiện xây dựng phát triển đô thị “đảm bảo ổn
    hiện nay là rất cần thiết, góp phần thực hiện QHXD đô thị định, bền vững và trường tồn, trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, sử dụng hợp
    lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái ĐT
    .” và “phát triển nền kiến trúc mới hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, góp
    phần làm giàu thêm nền văn hoá kiến trúc truyền thống” [4,37].
    2- Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án
    + Thuật ngữ “cảnh quan”: Hiện có 2 cách hiểu khác nhau về thuật ngữ
    “cảnh quan”, cách hiểu thông tường, cảnh quan là nhận thức thị giác, liên
    quan đến nhận thức thẩm mỹ, cách thứ 2 coi cảnh quan là một không gian địa
    lý như địnhnghĩa trong Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) “Cảnh quan (địa
    lý) theo nghĩa rộng là toàn cảnh của một vùng, một khu vực trên bề mặt trái
    đất có những đặc điểm nhất định về thiên nhiên, phong cảnh, động vật, thực
    vật, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng, môi trường. [72,354]. Hoặc theo các nhà
    địa lý tự nhiên “cảnh quan là tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ của một cấp bất
    kỳ, đồng nghĩa với tổng thể tự nhiên - lãnh thổ, địa tổng thể tự nhiên hay địa
    hệ tự nhiên”[20,48]. Trong luận án, thuật ngữ “cảnh quan” được sử dụng theo
    cách hiểu thứ 2 nói trên: cảnh quan là một không gian địa lý bao gồm tất cả

    các đặc điểm về chức năng – cấu trúc và hình thái chứ không đơn thuần chỉ là hình thức như cách hiểu thứ nhất.
    + Cảnh quan đô thị
    Những tác động của con người và việc bổ xung thêm các thành phần
    nhân tạo làm biến đổi cảnh quan tự nhiên thuần tuý, tạo thành các cảnh quan
    nhân tạo, trong đó cảnh quan đô thị là loại cảnh quan bị nhân tạo hoá cao
    nhất. Như vậy, ngoài các YTTN, cảnh quan đô thị còn bao gồm các yếu tố
    nhân tạo là các công trình XD và hoạt động của con người. Tuy nhiên, dù có
    bị biến đổi ít hoặc nhiều do có sự tham gia của các thành phần nhân tạo và tác
    động của con người nhưng CQĐT cũng vẫn "là một tổng thể tự nhiên và phát
    triển theo những quy luật tự nhiên" [32,184]. Đây chính là điểm phân biệt
    khái niệm “cảnh quan đô thị” với “không gian đô thị”: tuy cùng biểu hiện của
    một không gian địa lý nhất định nhưng khái niệm cảnh quan đô thị lại nhìn
    nhận về không gian địa lý đó ở góc độ cấu trúc của tự nhiên và sự biến đổi của
    nó do tác động nhân tạo.
    + Cảnh quan đô thị truyền thống
    Tiến trình lịch sử Việt nam thường được phân thành các thời kỳ cổ,
    trung, cận và hiện đại. Theo quan niệm chung của các nhà nghiên cứu thì văn
    hoá nói chung và kiến trúc nói riêng trong giai đoạn cổ - trung đại được gọi là
    văn hoá và kiến trúc truyền thống [60],[85], [48], [73], [34]. Như vậy khái
    niệm “cảnh quan đô thị truyền thống” sử dụng trong Luận án là để chỉ cảnh
    quan đô thị được hình thành trong xây dựng đô thị giai đoạn cổ trung đại.
    Tức từ mốc 1858 (Thực dân Pháp xâm lược và đô hộ) trở về trước.
    + Giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống
    Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau mà cùng một sự - vật có những
    giá trị khác nhau. “Theo mục đích có giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật
    chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần). Theo ý nghĩa có giá
    trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức . [60,11]. Thuật ngữ “giá trị



    Doãn Quốc Khoa
    của cảnh quan đô thị truyền thống” trong luận án là giá trị về khía cạnh sử
    dụng: những đặc điểm của cảnh quan đô thị truyền thống có thể sử dụng
    để kế thừa trong điều kiện QHXD đô thị hiện nay.
    3- Mục đích của luận án:
    Kế thừa một số giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống trong quy
    hoạch xây dựng đô thị Việt Nam, góp phần thực hiện phát triển đô thị bền
    vững và bản sắc.
    4- Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
    4.1- Đối tượng nghiên cứu:
    Cảnh quan đô thị truyền thống
    4.2- Giới hạn nghiên cứu của luận án:
    + Cảnh quan đô thị bao gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Luận án nghiên
    cứu về yếu tố tự nhiên và tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố là địa hình, khí hậu
    và mặt nước
    + Luận án không nghiên cứu cảnh quan ĐT ở khía cạnh hạ tầng kỹ thuật và
    môi trường cũng như các vấn đề quản lý xây dựng mà tập trung vào khía
    cạnh tổ chức không gian đô thị (kiến trúc quy hoạch)
    + Là hệ quả của hoạt động quy hoạch xây dựng đô thị, đặc điểm cảnh quan
    ĐT thể hiện ở 2 khía cạnh: vật chất và tinh thần. Luận án nghiên cứu đặc
    điểm cảnh quan ĐT ở khía cạnh tinh thần, cụ thể là nội dung nhận thức về
    YTTN và nguyên tắc, giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị. Như
    vậy, “giá trị của cảnh quan đô thị truyền thống” cũng giới hạn ở các đặc điểm
    về nhận thức và nguyên tắc, giải pháp khai thác YTTN trong TCKG đô thị
    truyền thống mà đến nay vẫn tương đồng và có thể vận dụng trong QHXD đô
    thị.
    + Về quy mô, Luận án tập trung nghiên cứu về nhận thức và giải pháp khai
    thác YTTN trong TCKG ở quy mô tổng thể đô thị (như quy định hiện nay là ở
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...