Thạc Sĩ Nghiên cứu xác định môi trường thích hợp nhân PLB và tạo chồi từ PLB giống lan Phalaenopsis amabilis

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    IỚI THIỆU
    Hoa lan hiện nay đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho nhiều quốc gia, đặc biệt ở một số nước Châu Á. Thái Lan là nước đứng đầu Thế giới về sản xuất và xuất khẩu hoa lan, với sản phẩm chủ lực là lan Dendro (Dendrobium), đã cho doanh thu mỗi năm từ xuất khẩu gần 600 triệu USD. Hoa lan là cây trồng có giá trị kinh tế cao, với diện tích sản xuất chưa đầy 500ha lan hồ điệp (Phalaenopsis), hàng năm Đài Loan đã thu về 35 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm hoa này.

    Nước ta bắt đầu chú ý Thương mại hoa lan vào giữa những năm 1990. Hiện nay hoa lan đã được nhiều tỉnh, thành phố xem như là cây chiến lược Phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy tốc độ Phát triển hoa lan đang Phát triển nhanh cả về diện tích lẫn chủng loại, từ những khu vườn trồng lan nhỏ lẻ trước đây, trong vòng 10 năm (2000-2009) diện tích trồng lan đã tăng lên gần 80ha, với hàng trăm chủng loại có giá trị cao như: Hồ điệp, Dendro, Mokara, Vanda, . Tuy nhiên việc Phát triển sản xuất hoa lan trong nước còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là cây giống. Các cơ sở sản xuất cây giống trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, các nhà vườn phải nhập cây giống từ nước ngoài bằng nhiều hạn ngạch khác nhau. Điều này rất khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh và gây thụ động trong sản xuất hoa thương phẩm. Bởi vậy việc tập trung Phát triển sản xuất cây lan giống in vitro, khắc phục sự thiếu hụt cây giống trong sản xuất là cấp thiết ở nước ta hiện nay.

    Đề tài nghiên cứu môi trường nhân PLB (protocorm like body) và môi trường tạo chồi từ PLB trên giống lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis Yubidan. Mục đích xác định môi trường thích hợp sử dụng nhân PLB và tạo chồi từ PLB, để làm cơ sở thiết lập và hoàn thiện qui trình sản xuất cây giống hoa lan hồ điệp trên qui mô rộng. Tuy nhiên do thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu xác định môi trường nuôi cấy của giai đoạn nhân PLB và giai đoạn tạo chồi. Đây là hai giai đoạn quan trọng của quy trình sản xuất giống hoa lan. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây giống mà còn ảnh hưởng đến chất lượng hoa thương phẩm. Việc nhân PLB và tạo chồi lan hồ điệp chất lượng cao là tiền đề thúc đẩy Phát triển sản xuất cây lan giống trong nước, góp phần khắc phục hiện tượng thiếu hụt cây giống trong sản xuất hiện nay, từng bước nâng cao trình độ kỹ thuật nhân giống và thu nhập cho người sản xuất, hạn chế sự lây lan nguồn bệnh từ nước ngoài qua con đường nhập cây giống.

    MỤC LỤC

    GIỚI THIỆU 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. 3
    1.2 LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS) 4
    1.2.1 Nguồn gốc và phân bố. 4
    1.2.2 Phân loại thực vật. 5
    1.2.3 Sự hình thành các nhóm Phalaenopsis 6
    1.2.4 Đặc điểm thực vật. 8
    1.2.4.1 Cơ quan dinh dưỡng. 8
    1.2.4.2 Cơ quan sinh sản. 9
    1.2.4.3 Môi trường thích hợp cho cây lan hồ điệp. 11
    1.3. GIỐNG HỒ ĐIỆP Phal. amabilis Yubidan 14
    1.4 MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY MÔ THỰC VẬT 14
    1.4.1 Môi trường. 14
    1.4.2 Thành phần các chất khoáng 15
    1.4.3 Carbohydrate 19
    1.4.4 Các vitamin 20
    1.4.5 Chất điều hoà sinh trưởng thực vật 21
    1.4.6 Hexitol 24
    1.4.7 Yếu tố làm đặc môi trường (Agar) 25
    1.4.8 Amino Acid 25
    1.4.9 Các hợp chất tự nhiên 26
    1.4.10 Các chất hấp thụ phenol 27
    1.4.11 Ảnh hưởng của pH 28
    1.5 ĐIỀU KIỆN VÔ TRÙNG 28
    1.5.1 Ý nghĩa vô trùng 28
    1.5.2 Nguồn tạp nhiễm 29
    1.5.2.1 Vô trùng dụng cụ và nắp đậy môi trường 29
    1.5.2.2 Vô trùng mô cấy 31
    1.5.2.3 Vô trùng nơi thao tác cấy và tủ cấy vô trùng 33
    1.6 NHÂN GIỐNG TRUYỀN THỐNG 34
    1.6.1 Nhân giống hữu tính bằng hạt 34
    1.6.2 Nhân giống vô tính bằng cách tách chiết 35
    1.7 VI NHÂN GIỐNG PHALAENOPSIS 36
    1.7.1 Nhân giống vô tính sử dụng chồi đỉnh 37
    1.7.2. Tái sinh chồi từ phát hoa Phalaenopsis 38 1.7.3 Tạo mô sẹo 39
    1.7.4 Tái sinh PLB từ mô lá Phalaenopsis 41
    1.7.5 Tái sinh PLB Phalaenopsis từ nhiều nguồn mô 42
    1.8 PHÁT SINH PHÔI VÔ TÍNH Ở PHALAENOPSIS 44
    1.8.1 Thuật ngữ 44
    1.8.2 Phôi hữu tính ở thực vật họ lan 45
    1.8.3 Phát sinh phôi vô tính 47
    1.8.4 Nuôi cấy mô sẹo 49
    1.8.5 Quy trình nhân giống in-vitro lan hồ điệp sạch bệnh 50
    CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    2.1 VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 53
    2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    2.2.1 Pha môi trường nuôi cấy. 53
    2.2.2. Hấp khử trùng. 55
    2.2.3 Các thao tác thực hiện trong phòng cấy 55
    2.3. CÁCH BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 56
    2.3.1 Thí nghiệm1:Thí nghiệm xác định môi trường thích hợp nhân PLB của lan Hồ điệp Phalaenopsis amabilis. Yubidan.
    2.3.1.1 Cách bố trí thí nghiệm 56
    2.3.1.2 Cách thực hiện 58
    2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát 4 môi trường tạo chồi từ PLB của lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis Yubidan. 58
    2.3.2.1 Cách bố trí thí nghiệm 59
    2.3.2.2 Cách thức thực hiện 60
    2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 61
    CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 62
    3.1 Thí nghiệm 1: Thí nghiệm xác định môi trường thích hợp nhân PLB của lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis. Yubidan 3.2. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm xác định môi trường thích hợp tạo chồi từ PLB của lan hồ điệp Phalaenopsis amabilis Yubidan
    CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 70
    CHƯƠNG 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
     
Đang tải...