Thạc Sĩ Nghiên cứu xác định đường cong chuẩn cho phép xác định pha định lượng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu xác định đường cong chuẩn cho phép xác định pha định lượng
    Mục lục

    Lời nói đầu
    Chương I: Tổng quan chung về phân tích pha định lượng
    I. tình hình nghiên cứu và ứng dụng phân tích pha định lượng

    1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
    2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

    II. Sự cần thiết của đề tài
    III. Mục tiêu của đề tài

    Chương II: kỹ thuật phân tích pha định lượng bằng nhiễu xạ tia rơnghen
    I. Cơ sở lý thuyết

    1. Sự xuất hiện của tia X
    2. Bản chất của tia X
    3. Sự tương tác của X với vật chất

    II. nguyên lý cấu tạo phổ kế Rơnghen

    1. Nguyên lý
    2. Cấu tạo

    III. Cơ sở chung của phương pháp

    1. Phương pháp so sánh trực tiếp cường độ của các pha
    2. Phương pháp mẫu chuẩn trong
    3. Phương pháp mẫu chuẩn ngoài
    4. Phương pháp cặp vạch tương đương

    Chương III: Thực nghiệm xây dựng đường cong chuẩn cho phép xác định pha định lượng
    I. Phương pháp nghiên cứu
    II. thiết bị nghiên cứu

    1. Máy phân tích cấu trúc bằng nhiễu xạ tia Rơnghen
    2. Cân phân tích
    3. Máy trộn mẫu

    III. Quy trình xây dựng đường cong chuẩn

    1. Chuẩn bị mẫu
    2. Quét phổ
    3. Quy trình xây dựng đường cong chuẩn
    4. Cách thực hiện phép phân tích định lượng
    5. Quy trình xây dựng đường cong chuẩn cho phân tích định lượng một số pha cụ thể

    5.1. Quy trình xây dựng đường cong chuẩn cho phân tích định lượng pha Cellulose trong bông
    5.2. Quy trình xây dựng đường cong chuẩn cho phân tích định lượng pha ZnO trong lớp phủ Zn

    IV. Nhận xét

    Chương IV: Kết luận chung
    I. Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu
    II. Kiến nghị

    Tài liệu tham khảo

    Lời nói đầu
    Phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen đã trở thành một trong những phương pháp phổ cập ở nước ta để nghiên cứu cấu trúc kim loại, bán dẫn, các khoáng vật, bông, vật liệu xây dựng và nhiều đối tượng khác. Hiện nay, một số cơ sở trong nước đã được trang bị các thiết bị phục vụ cho phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen nhập từ nhiều nước khác nhau. Nhiều trường học và cơ quan nghiên cứu đã xây dựng các phòng thí nghiệm phân tích cấu trúc. Môn học “Phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen” đã được đưa vào chương trình đào tạo đại học của nhiều ngành.
    Những năm cuối thế kỷ 20, cũng như các môn khoa học khác, phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen đang phát triển với tốc độ như vũ bão trên một bình diện rộng khắp, với một mức độ sâu sắc và trên phạm vi quốc tế. Hàng năm, nhiều nước trên thế giới cũng đã tổ chức các hội nghị quốc gia về lĩnh vực phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen.
    Gần đây ở nước ta, phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen đã nhận được sự quan tâm của cán bộ khoa học kỹ thuật có liên quan ở các ngành khác nhau nhưng số lượng còn ít, chưa bao quát được nhiều mặt phong phú của nó và nhất là việc ứng dụng cụ thể trong tính toán, phân tích còn chưa được quan tâm đúng mức.
    Hiện nay, Phòng Thí nghiệm Vật liệu Tính năng Kỹ thuật cao thuộc Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ đã được trang bị một máy phân tích cấu trúc bằng tia Rơnghen D8 Advance của hãng Bruker – CHLB Đức cho việc nghiên cứu, tính toán và phân tích cấu trúc của vật liệu. Đây là một trong những thiết bị tiên tiến và hiện đại nhất của hãng sản xuất với nhiều tính năng như: phân tích cấu trúc pha tinh thể định tính, định lượng, mô phỏng cấu trúc mạng tinh thể, nghiên cứu sự chuyển biến cấu trúc pha theo nhiệt độ
    Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa khả năng làm việc của thiết bị và đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ có kỹ năng cao trong công tác thí nghiệm khoa học, Bộ Công thương đã xem xét và hỗ trợ giao đề tài: “Nghiên cứu xây dựng đường cong chuẩn cho phép xác định pha định lượng” cho Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ. Trên cơ sở đó chúng tôi đã thực hiện đề tài này.
    Trong quá trình thực hiện, chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Vụ Khoa học, Công nghệ - Bộ Công Thương, Hãng Bruker – CHLB Đức, Trường đại học Bách khoa Hà nội cùng tất cả các chuyên gia, đồng nghiệp trong và ngoài Viện đã nhiệt tình giúp đỡ đề tài hoàn thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...