Thạc Sĩ Nghiên cứu xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng và phá

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng và phát triển của cây vừng (Sesamum indicum L.) trong vụ Hè Thu 2008
    Định dạng file word

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực mang tính chiến lược quan trọng và ngày càng được quan tâm trong mỗi quốc gia. Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn sản xuất là vô cùng quan trọng. Ngày nay, nghiên cứu khoa học người ta chú ý nhiều đến tính ứng dụng và tính thực tế của đề tài, để từ đó áp dụng vào điều kiện sản xuất và nhân rộng trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống.
    Trong y học: Nghiên cứu khoa học đã tạo ra các loại thuốc để chữa các loại bệnh hiểm nghèo, trong chẩn đoán bệnh (Như ung thư, các bệnh về tim mạch, .)
    Trong công nghiệp: Ứng dụng thành tựu khoa học để giảm bớt chi phí đầu vào, sản xuất theo dây chuyền tự động hóa, giảm nhân công lạo động.
    Trong điều tra về các vấn đề xã hội như điều tra về sự gia tăng dân số, điều tra về mức sống của người dân, điều tra về tập tục canh tác, điều tra về khả năng thực thi các dự án phát triển nông thôn.
    Trong sinh học, Nông - Lâm - Ngư nghiệp: Nghiên cứu khoa học đã góp phần bảo tồn và duy trì nguồn gen quý hiếm, trong nhân giống vô tính như nuôi cấy mô tế bào, tạo ra nhiều giống mới năng suất cao chất lượng tốt, nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật.
    Một công trình nghiên cứu khoa học thường dựa vào một mẫu (sample). Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trước khi tiến hành nghiên cứu là cần bao nhiêu mẫu hay bao nhiêu đối tượng cho nghiên cứu. “Đối tượng” ở đây chính là đơn vị căn bản của một nghiên cứu, đó là số cây trồng, số mẫu ruộng, số tình nguyện viên, số bệnh nhân, số thiết bị Ước tính số lượng đối tượng cần thiết cho một công trình nghiên cứu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, vì nó có thể là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của nghiên cứu. Nếu số lượng đối tượng không đủ thì rút ra kết luận từ công trình nghiên cứu không có độ chính xác cao, thậm chí không rút ra được kết luận gì. Ngược lại, nếu số lượng đối tượng quá nhiều hơn số cần thiết thì tài nguyên, tiền bạc và thời gian sẽ bị hao phí.
    Hiện nay, trong công tác thống kê phương pháp điều tra chọn mẫu đang được áp dụng khá phổ biến và đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý, hoạch định chính sách. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc đặt ra là: Mẫu có tính đại diện đến đâu. Thường câu hỏi này sau khi kết thúc điều tra mới được công bố, thậm chí nhiều cuộc điều tra do ngành thống kê tiến hành cũng không đánh giá phạm vi sai số. Do vậy, một vấn đề đặt ra là bằng cách nào để trả lời hay nói một cách khác chúng ta khẳng định với các đơn vị tiến hành điều tra chọn mẫu rằng “mẫu được chọn có khả năng đáp ứng được yêu cầu đặt ra”. (Phạm Sơn – Viện khoa học thống kê).
    Để bổ sung vào việc xác định dung lượng mẫu thích hợp cho nghiên cứu những đặc điểm nông sinh học của các loại cây trồng, cũng như trong điều tra chọn mẫu trong lĩnh vực nghiên cứu của ngành nông nghiệp. Nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí, đưa ra kết quả nhanh chóng , chính xác chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng và phát triển của cây vừng (Sesamum indicum L.) trong vụ Hè Thu 2008”.
    2. Mục đích – Yêu cầu.
    2.1 Mục đích
    Xác định được dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng nông sinh học, sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống vừng. Từ đó làm cơ sở cho việc lấy mẫu trong những nghiên cứu tiếp theo ở cây vừng. Đồng thời, làm cơ sở cho những nghiên cứu trên lĩnh vực khoa học nông nghiệp của những đối tượng nghiên cứu khác nhau.
    2.2 Yêu cầu
    - Xác định được một số đặc điểm nông sinh học liên quan đến quá trình sinh trưởng và phát triển của 3 giống vừng.
    - Xác định được một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 3 giống vừng.
    - Xác định dung lượng mẫu thích hợp cho các tính trạng nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 3 giống vừng.
    3. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là 3 giống vừng thu thập tại địa phương (Nghệ An) gồm: 2 giống vừng đen (giống vừng đen quả 4 cạnh, giống vừng đen quả 8 cạnh), giống vừng trắng (V6).
    Nội dung nghiên cứu:
    + Xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số tính trạng về sinh trưởng và sinh trưởng và phát triển của một số giống vừng (Sesanum indicum L.).
    + Xác định dung lượng mẫu thích hợp cho một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống vừng (Sesanum indicum L.) trong vụ Hè Thu 2008.
    4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    a. Ý nghĩa khoa học.
    - Dung lượng mẫu là một trong những yếu tố đảm bảo tính chính xác, tính khách quan của các số số liệu thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học Nông nghiệp nói chung và nghiên cứu về cây Vừng nói riêng.
    - Những nghiên cứu theo hướng này sẽ giúp cho các nhà khoa học nông nghiệp tiết kiệm được chi phí cũng như công sức và thời gian để đánh giá các tính trạng quan tâm ở cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng. Ngoài ra, nó sẽ đảm bảo nguyên tắc “vừa đủ” trong nghiên cứu khoa học thực nghiệm.
    b. Ý nghĩa thực tiễn.
    Trong thống kê nói chung và thống kê sinh học nói riêng. Các nhà khoa học vẫn quan niệm: Dung lượng mẫu n = 30 là phù hợp cho tất cả các đối tượng. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy. Tùy thuộc vào từng loại cây trồng cụ thể, các sinh vật cụ thể, các tính trạng cụ thể và thời điểm lấy mẫu cụ thể mà có các dung lượng mẫu khác nhau. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng nhằm tìm ra dung lượng mẫu tối ưu trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học, sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 3 giống vừng trong thí nghiệm.

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1. Nguồn gốc, tình hình sản xuất, phân loại, đặc điểm sinh học, sinh lý và giá trị của cây vừng
    1.1. Nguồn gốc
    Cây vừng (Sesamum indicum. L) có nơi gọi là Mè theo tiếng Trung Quốc gọi là Chi Ma.
    Nguồn gốc có từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng Ethiopia là nguyên sản của giống vừng trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vùng Afghan – Persian mới là nguyên sản của các giống vừng trồng. Vừng là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng Tiểu Á (Babylon) và được di chuyển về phía tây – vào Châu Âu và phía nam vào Châu Á, dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước Nam Á. Trung Quốc và Ấn Độ cũng được xem như là trung tâm phân bố của cây vừng.
    Ở Nam Mỹ, vừng được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Châu Âu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1942 (Do Chritophecoloms Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem vừng đi bán.
    1.2. Tình hình sản xuất
    * Trên thế giới.
    Trước chiến tranh thế giới thứ hai, diện tích trồng vừng từ 5 triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 triệu tấn. Trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mêhico 200.000 ha.
    Các quốc gia có diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megeria.
    Sản lượng vừng toàn thế giới năm 1986 khoảng 2,4 triệu tấn, trong đó Châu Á chiếm khoảng 65% về sản lượng. (FAO, 1987).
    Hiện nay, tuy với diện tích không nhiều vừng đã được trồng khắp các châu lục trên thế giới.
    Sản lượng vừng hàng năm khoảng 2 triệu tấn.
    Các vùng trồng chính:
    - Châu Á: Sản xuất 55 - 60% sản lượng trên thế giới.
    - Châu Mỹ: 18 - 20%
    - Châu Phi: 18 - 20%
    Ngoài ra, Châu Âu và Châu Đại Dương cũng có trồng rải rác nhưng không đáng kể.
    + Ấn Độ: Đứng đầu thế giới với sản lượng khoảng 400 000 tấn/năm.
    + Trung Quốc nước sản xuất lớn thứ 2: 320 000 – 350 000 tấn.
    + Sudan (châu Phi): 150 – 200 ngàn tấn.
    + Mexico (châu Mỹ): 150 – 180 ngàn tấn.
    Các nước có sản lượng tương đối lớn khác là: Burma, Pakistan, Thái Lan, Nigieria, Tanazania, Uganda, Colombia, Venezuela.
    Năng suất vừng nói chung còn thấp, năng suất bình quân thế giới chỉ khoảng 300 – 400 kg/ha.
    * Ở Việt Nam
    Nước ta, vừng được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng vừng hiện nay tăng lên đến 16.000 ha). Ở Việt Nam, vừng được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng diện tích không được mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai không thích hợp cho cây trồng phát triển.
    Hiện nay, diện tích trồng vừng không được mở rộng do tình hình xuất khẩu không ổn định và giá cả biến động.
    * Ở Nghệ An
    Được xem là một vùng trồng vừng trong điểm của Việt Nam. Riêng vụ hè thu năm 2002 diện tích các loại vừng trên toàn tỉnh là 9.957 ha, với 3 giống vừng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...