Tiến Sĩ Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong nông nghiệp, có nhiều mối nguy làm ảnh hưởng xấu đến năng suất và
    chất lượng nông sản như sâu bệnh, cỏ dại, chuột, mối mọt, nấm Dược liệu là một
    loại sản phẩm nông nghiệp đặc biệt, do đó cũng có nguy cơ mắc phải các dịch bệnh
    nói trên. Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) đóng vai trò quan trọng để phòng và
    loại trừ các loại dịch bệnh cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và dược liệu nói
    riêng. Hiện nay, khi trồng hầu hết các loại dược liệu cần phải sử dụng HCBVTV nhằm
    tăng năng suất và chất lượng dược liệu.
    Khi được sử dụng, HCBVTV có thể tồn dư trong sản phẩm. Nếu HCBVTV
    được dùng đúng theo quy định, mức tồn dư này là an toàn cho người sử dụng. Theo
    quy định, mỗi loại HCBVTV đều có giá trị giới hạn dư lượng tối đa (MRL). Tuy
    nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách các loại HCBVTV dẫn đến tồn
    dư HCBVTV trong sản phẩm tăng lên vượt quá MRL. Khi đó, HCBVTV sẽ gây ra các
    tác dụng không mong muốn cho người sử dụng.
    Việc xác định mức dư lượng HCBVTV trong dược liệu và các sản phẩm từ
    dược liệu có ý nghĩa quan trọng để sàng lọc, loại bỏ các sản phẩm không đáp ứng được
    sự an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, có hàng nghìn HCBVTV được cho phép sử
    dụng trong nông nghiệp. Để có thể phân tích hết các HCBVTV, cần phải áp dụng rất
    nhiều kỹ thuật chiết và phân tích khác nhau, dẫn đến rất mất thời gian và tốn kém kinh
    phí. Do đó, việc xây dựng được các phương pháp có thể xác định đồng thời nhiều
    HCBVTV thuộc nhiều nhóm khác nhau là nhu cầu cần thiết. Trên thế giới, các phương
    pháp xác định HCBVTV đã được phát triển từ rất lâu và đã trải qua nhiều thành tựu
    Hầu hết các phương pháp cố gắng hướng đến một phương pháp phân tích đồng thời
    nhiều HCBVTV trong cùng một lần phân tích. Các phương pháp này được gọi là
    phương pháp đa dư lượng (MMM). Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã ban hành
    và thay đổi khá nhiều phương pháp đa dư lượng. Trước đây, chiết lỏng lỏng kết hợp
    với làm sạch bằng sắc ký cột là phương pháp kinh điển trong phân tích dư lượng
    HCBVTV.
    Năm 2003, Anastassiades và cộng sự lần đầu tiên giới thiệu một phương pháp
    chiết và làm sạch nhanh, dễ dàng mà sau này được gọi là QuEChERS (viết tắt của
    Quick, Easy, Cheap, Efficient, Rugged, Safe) kết hợp với sắc ký khí khối phổ và sắc
    ký lỏng khối phổ để phân tích HCBVTV trên rau quả [32]. Phương pháp QuEChERS
    đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và được nhiều nước chấp nhận làm phương

    pháp chuẩn để áp dụng phân tích HCBVTV trong rau quả. Sau đó, QuEChERS đã
    được nhiều tác giả nghiên cứu và mở rộng áp dụng trên nhiều chỉ tiêu của nhiều đối
    tượng khác nhau, trong đó phân tích HCBVTV trong dược liệu là một hướng rất mới



    và có triển vọng.
    Hiện nay, theo quy định của Dược điển các nước, phương pháp chiết truyền
    thống với kỹ thuật chiết bằng dung môi sau đó làm sạch bằng SPE hoặc GPC vẫn là
    phương pháp được sử dụng để chiết HCBVTV trong dược liệu. Phương pháp này có
    một số hạn chế như khả năng ứng dụng hạn chế trên một nhóm HCBVTV nhất định,
    sử dụng lượng dung môi hữu cơ rất lớn và trải qua rất nhiều bước nên chi phí rất tốn
    kém.
    Với những thực tế như vậy, đề tài “Nghiên cứu xác định dư lượng hóa chất bảo
    vệ thực vật trong một số dược liệu và sản phẩm từ dược liệu bằng sắc ký khối phổ”
    được thực hiện với các mục tiêu như sau:
    1. Xác định các HCBVTV thường được dùng tại một số vùng trồng dược liệu ở
    phía Bắc.
    2. Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích đa dư lượng HCBVTV trong
    dược liệu và một số sản phẩm từ dược liệu.
    3. Sơ bộ đánh giá dư lượng HCBVTV trong một số dược liệu và sản phẩm từ
    dược liệu.
     
Đang tải...