Luận Văn Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì và cacdimi trong nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh, qu

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì và cacdimi trong nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Chúng ta có thể nhịn ăn hơn một tháng nhưng không thể nhịn khát hơn một
    ngày. Đơn giản, nước là nguồn tài nguyên vô cùng cần thiết cho sự sống. Chúng giữ
    vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đi khắp các bộ
    phận trong cơ thể. Có thể nói “Nước là khoáng sản quý hơn tất cả các loại khoáng
    sản”.
    Đất nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    nên nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn
    trong khi nguồn nước có hạn. Tình trạng ô nhiễm nước, suy thái, cạn kiệt nguồn
    nước đang diễn ra phổ biến và nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống của người dân.
    Trong đó, ô nước bởi kim loại nặng là một trong những vấn đề cấp bách đang được
    nhà nước và xã hội quan tâm. Ngộ độc kim loại nặng sẽ dẫn đến nhiều bệnh hiểm
    nghèo như phù phổi, suy thận, ung thư
    Để góp thêm thông tin về hàm lượng kim loại nặng trong nước thải công
    nghiệp chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì
    và cacdimi trong nước thải khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu,
    thành phố Đà Nẵng bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử”
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Kết quả của đề tài nhằm góp phần xây dựng một phương pháp thích hợp cho
    việc xác định tổng hàm lượng chì và cadimi trong nước thải công nghiệp phù hợp
    với điều kiện của phòng thí nghiệm ở Việt Nam.
    Trên cơ sở đó đánh giá về mức độ ô nhiễm bởi kim loại nặng trong khu vực
    khảo sát. Đồng thời, phục vụ cho vấn đề đánh giá mức độ an toàn về hàm lượng chì
    và cadimi tại những địa điểm lấy mẫu.



    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN
    1.1. Tổng quan về nước
    1.1.1. Giới thiệu về nước [9]
    Nước là chiếc nôi của sự sống. Diện tích nước trên Trái đất là rất lớn. Khoảng
    4 - 5 tỷ năm về trước, khi Trái đất vừa mới ra đời, bề mặt của nó không hề có giọt
    nước nào, không có cả một sự sống. Về sau Trái đất nguội dần đi, hơi nước trong
    khí quyển mới đọng lại thành nước, mưa xuống chảy vào chỗ trũng, lâu ngày tích
    lại, dần trở thành hồ và biển nguyên thủy. Những chất sống đầu tiên nảy mầm trong
    biển, đó là biển nguyên thủy. Nước bao gồm có biển, hồ, sông, đầm, nước ngầm,
    lạch suối (dưới dạng chất lỏng) và băng hà (dưới dạng chất rắn). Theo ước tính của
    các nhà khoa học, tổng lượng nước trên bề mặt Trái đất vào khoảng 1,4 tỷ km
    3
    ,
    trong đó biển chiếm 97,3%, nước dưới dạng băng hà ở trên mặt đất chiếm 2,7%.
    Nước trong khí quyển so với 2 loại trên quá nhỏ không đáng kể. Dưới ánh nắng Mặt
    trời, nước không ngừng vận động tuần hoàn. Nước ở trên mặt đất bốc hơi thành hơi
    nước trong khí quyển, hơi nước trong khí quyển với một điều kiện thích hợp nào đó
    ngưng đọng lại thành nước mưa rơi xuống mặt đất và biển. Nước trên mặt đất hội tụ
    lại thành suối, thành sông chảy ra hồ, ra biển hoặc thấm xuống đất, qua các khe nứt
    của các nham thạch trở thành nước ngầm, hoặc trực tiếp bốc hơi trở lại khí quyển.
    Trong quá trình tuần hoàn nước, khí quyển là công cụ vận chuyển chủ yếu của
    nước. Nhờ có tuần hoàn nước trên Trái đất với quy mô lớn, không ngừng không
    nghỉ nên mới làm cho mặt đất biến đổi thường xuyên, vạn vật sinh sôi nảy nở.
    1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước [2,9]
    1.1.2.1. Khái niệm
    Ô nhiễm nước là sự thay đổi về tính chất và thành phần của nước, có hại cho
    cuộc sống sinh hoạt bình thường của con người và sinh vật bởi sự có mặt của một
    hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật. Hiến chương Châu
    Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm nước: “Là sự biến đổi nói chung do con người
    đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho
    nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và
    các loài hoang dại”.
    1.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
    Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là do tự nhiên như mưa, tuyết tan, gió bão,
    lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả
    xác chết của chúng. Hay do nguồn gốc nhân tạo như từ việc xả nước thải sinh hoạt,
    công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc trừ sâu diệt cỏ và phân bón nôn g nghiệp .
    vào môi trường nước (hình 1.1).
    Căn cứ vào các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
    Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
    nhân vật lý.
    Theo vị trí không gian, người ta phân biệt: ô nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô
    nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.
    Hình 1.1. Nước thải công nghiệp chưa xử lí đổ trực tiếp ra sông
    1.2. Giới thiệu về chì [2, 5, 7]
    1.2.1. Tính chất vật lý
    Chì là nguyên tố thuộc nhóm ІV trong bảng hệ thống tuần hoàn. Chì có hai
    trạng thái oxy hóa bền chính là +2 và +4 và có 4 đồng vị bền là
    204
    Pb,
    206
    Pb,
    208
    Pb.
    Trong môi trường nó tồn tại chủ yếu ở dạng ion trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
    Chì là ki m loại màu xám thẫm, rất mềm, dễ lát mỏng, có cấu trúc kiểu
    lập phương tâm diện, số thứ tự là 82 trong bảng hệ thống tuần hoà (hình 1.2).


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] Lê Huy Bá (2000), Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
    Minh
    [2] Nguyễn Thị Hoài Giang (2010), “Xác định đồng thời hàm lượng chì và cadimi
    trong nước bề mặt và nước ngầm tại một số địa điểm trên địa bàn TP. Đà Nẵng bằng
    phương pháp Von - Ampe hòa tan xung vi phân”, TP. Đà Nẵng.
    [3]. Phạm Thị Hà (2008), Các phương pháp phân tích quang học, TP. Đà Nẵng
    [4] Nguyễn Thị Hân (2010), “ Xác định hàm lượng chì và cadimi trong một số loại
    rau xanh tại huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên bằng phương pháp phổ hấp thụ
    nguyên tử”, Luận văn Thạc Sĩ, Đại Học Thái Nguyên.
    [5] Lê Văn Khoa, Phương pháp phân tích đất nước, phân bón, cây trồng. NXB Giáo
    dục - Hà Nội, 2000
    [6] Phạm Thị Cẩm Lai, “Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì và cadimi
    trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp
    von-ampe hoà tan xung vi phân”, TP. Đà Nẵng (2009)
    [7] Phạm Luận, Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại Học Quốc Gia Hà
    Nội, 2006.
    [8] Lê Thị Mùi (2007), Hóa học phân tích định lượng, TP. Đà Nẵng
    [9] TCVN 4556-88 (1989), Nước thải, phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo
    quản mẫu.
    [10] QCVN 24:2009/BTNMT, “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép
    của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận”.
    [11] Trần Văn Quang, Quản lý tổng hợp nguồn nước , TP. Đà Nẵng
    [12] http://www.scribd.com/doc/19310922/Hoa-Hoc-Suc-Khoe-Va-Moi-Truong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...