Thạc Sĩ Nghiên cứu xác định Ciproflxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Ra đời từ những năm 1970, là phương pháp có độ nhạy cao, định lượng được nồng độ các chất trong khoảng từ 10-7 – 10-8 M phương pháp điện hóa hòa tan xác định được rất nhiều các kim loại và đặc biệt có thể xác định cùng lúc nhiều chất mà không phải tiến hành tách hay che. Trong các phương pháp điện hóa hòa tan, phương pháp von-ampe hòa tan có độ nhạy cao, kĩ thuật phân tích không quá phức tạp, máy móc thiết bị phổ biến trong các phòng thí nghiệm lại không quá đắt tiền, có độ lặp và độ chính xác cao. Một trong những ứng dụng chính của phương pháp này là: phân tích môi trường, phân tích lâm sàng, phân tích thực phẩm. Đặc biệt là hướng ứng dụng mới trong phân tích dược phẩm, thuốc sinh học bằng phương pháp von-ampe hòa tan hấp phụ. Do số lượng lớn các hợp chất hữu cơ gồm các chất sinh học, dược học đều có tính chất hoạt động bề mặt tốt nên đây là điều kiện thuận lợi để hấp phụ làm giàu chúng lên bề mặt các điện cực. Giới hạn phát hiện rất thấp từ 10-6 đến 10-10 M. Quá trình này ứng dụng rất thành công trong việc định lượng lại các loại thuốc, dược phẩm từ đó mở rộng vào việc xác định các mẫu sinh học của người, quá trình xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm.
    Tính đến những năm 70 người ta đã xác định rất nhiều các loại dược phẩm khác nhau chứa nhóm sunfonamide và nitro, các loại này thuộc hơn 10 nhóm khác nhau đã được thống kê [24]. Từ năm 1998 cho đến nay rất nhiều các loại dược phẩm đã phân tích được bằng phương pháp điện hóa như các loại vitamin, thuốc kháng sinh, mocphin, các họ thuốc  - lactam, quinolone
    Tuy quá trình ứng dụng phân tích điện hóa vào phân tích thuốc và mẫu sinh học đã được làm nhiều trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn còn tương đối mới mẻ, chưa có nhiều công trình về lĩnh vực này, trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc xác định một chất trong thuốc kháng sinh và định lượng trên một số mẫu thuốc thật. Có nhiều loại kháng sinh đặc biệt các chất thuộc họ  - lactam1, cefa . khá phổ biến song trong luận văn này chúng tôi chọn chất nghiên cứu là Ciprofloxacin (CIP) thuộc họ quinolone. Do có cơ chế tác động đặc biệt, Ciprofloxacin không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase của vi khuẩn. Vì vậy, Ciprofloxacin có hiệu lực cao chống lại những vi khuẩn kháng các loại kháng sinh như aminoglycoside, penicillin, cephalosporin, tetracycline và các kháng sinh khác. Nó được nhiều người dùng như một loại thuốc đầu tay, do đó việc định lượng lại các loại thuốc chứa hợp chất này của các cơ sở sản xuất khá đa dạng hiện nay là điều rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn cũng như tính kinh tế cho người tiêu dùng và sản xuất. Trên cơ sở xác định CIP trên mẫu thuốc bằng phương pháp điện hóa từ đó có thể mở rộng xác định CIP trong các mẫu huyết tương, nước tiểu, máu của người dùng thuốc.
    Chính vì những lí do đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
    Nghiên cứu xác định Ciproflxacin (CIP) trong một số dược phẩm bằng phương pháp điện hóa.
    Trong đề tài này, tôi sử dụng phương pháp vol – ampe hòa tan hấp phụ trên điện cực giọt thủy ngân treo, kĩ thuật quét sóng vuông để xác định CIP trong nền đệm axetat ở pH=4.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 6

    1.1 Khái quát về họ quinolone 6
    1.2 Tính chất Ciprofloxacin. 8
    1.2.1 Đặc điểm và tính chất vật lí của CIP 8
    1.2.2 Tính chất dược học 8
    1.2.2.1 Dược lực 9
    1.2.2.2 Dược động lực 9
    1.2.3 Vai trò và ứng dụng của CIP 10
    1.2.4 Sự tương tác của CIP với các loại thuốc 13
    1.3 Một số phương pháp xác định họ quinolone. 14
    1.3.1 Phương pháp điện hóa 15
    1.3.2 Phương pháp trắc quang 19
    1.3.3 Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) 20
    1.4 Ứng dụng của phương pháp điện hóa trong định lượng dược phẩm. 21
    1.5 Xác định CIP bằng phương pháp điện hóa 23
    1.5.1 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực rắn 23
    1.5.2 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực giọt thủy ngân 24
    1.5.3 Xác định ciprofloxacin bằng điện cực chọn lọc ion 24
    1.6 Xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 25
    THỰC NGHIỆM 27
    Hóa chất, dụng cụ, thiết bị. 27
    CHƯƠNG 2 – KHẢO SÁT CÁC ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH CIP 30
    2.1 Khảo sát sự xuất hiện peak của CIP 30
    2.1.1 Sự xuất hiện peak của CIP 30
    2.1.2 Khảo sát các kĩ thuật quét 31
    2.2 Khảo sát thành phần nền 34
    2.2.1 Khảo sát pH 35
    2.2.2 Khảo sát các loại đệm ở pH = 3.8 – 4,0 39
    2.2.3 Khảo sát nồng độ của đệm axetat ỏ pH = 3,8 44
    2.3 Khảo sát các thông số máy 46
    2.3.1 Khảo sát thế hấp phụ 46
    2.3.2 Khảo sát thời gian hấp phụ 47
    2.3.3 Khảo sát thời gian cân bằng 49
    2.3.4 Khảo sát tốc độ khuấy 51
    2.3.5 Khảo sát biên độ xung 52
    2.3.6 Khảo sát tần số 54
    2.3.7 Khảo sát thời gian sục khí 55
    2.3.8 Khảo sát bước thế 56
    2.4 Lập đường chuẩn xác định CIP 58
    2.5 Khảo sát độ lặp lại. 62
    CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH CIP TRONG MẪU VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Xác định CIP trên mẫu thuốc bằng phương pháp điện hóa 64
    3.1.1 Phá mẫu và chuẩn bị mẫu đo 64
    3.1.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM 65
    3.1.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 69
    3.1.4 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 71
    3.2 Lập đường chuẩn xác định CIP bằng phương pháp trắc quang 74
    3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc bằng phương pháp trắc quang 77
    3.3.1 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn SPM 78
    3.3.2 Xác định CIP trong mẫu thuốc rắn Ind 81
    3.3.3 Xác định CIP trong mẫu thuốc nhỏ mắt ED 84
    3.4 Kiểm chứng các kết quả xác định CIP bằng hai phương pháp. 87
    3.5 Hướng phát triển của đề tài 88
    KẾT LUẬN 89
    Tài liệu tham khảo 90
     
Đang tải...