Tiến Sĩ Nghiên cứu xác định các tiểu vùng và các biện pháp kỹ thuật trồng cây cao su tại tỉnh Lai Châu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình x
    MỞ ĐẦU 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục đích, yêu cầu 2
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    4 Những đóng góp mới của luận án 3
    5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    1.1 Tổng quan về cây cao su và yêu cầu sinh thái 5
    1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ và quá trình di nhập 5
    1.1.2 Đặc điểm thực vật học 7
    1.1.3 Yêu cầu sinh thái 7
    1.2 Vai trò của cây cao su đối với phát triển đất nước 13
    1.2.1 Về giá trị kinh tế 13
    1.2.2 Về xã hội 15
    1.2.3 Về môi trường 15
    1.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 16
    1.3.1 Đánh giá về vùng trồng cao su 16
    1.3.2 Cải tiến và chọn tạo giống cao su tại một số nước 19
    1.3.3 Kỹ thuật canh tác và khai thác mủ 24
    1.4 Tình hình nghiên cứu trong nước 32
    1.4.1 Đánh giá về vùng trồng cao su 32
    1.4.2 Cải tiến và chọn tạo giống cao su tại Việt Nam 38
    1.4.3 Kỹ thuật canh tác và khai thác mủ 42
    1.4.4 Tình hình phát triển cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc và một số
    nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác 46
    1.5 Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu 51

    CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53
    2.1 Vật liệu nghiên cứu 53
    2.1.1 Giống 53
    2.1.2 Phân bón và vật tư khác phục vụ nông nghiệp 53
    2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 53
    2.2.1 Thời gian nghiên cứu 53
    2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 53
    2.3 Nội dung nghiên cứu 54
    2.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định tiểu vùng có khả năng
    phát triển cao su tại Lai Châu. 54
    2.3.2 Lựa chọn dòng/giống cao su trồng ở Lai Châu 54
    2.3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cao su tại Lai Châu 54
    2.4 Phương pháp nghiên cứu 54
    2.4.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định tiểu vùng có khả năng
    phát triển cao su tại Lai Châu 54
    2.4.2 Lựa chọn dòng/giống cao su trồng ở Lai Châu 61
    2.4.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cao su ở Lai Châu 62
    2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 66
    2.5.1 Đối với cây cao su 66
    2.5.2 Đối với cây lúa cạn, ngô, đậu tương, lạc trồng xen trong nương
    cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản 68
    2.6 Phương pháp xử lý số liệu 69

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 70
    3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định các tiểu vùng có khả năng
    phát triển cao su tại Lai Châu 70
    3.1.1 Khái quát chung về điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội tỉnh Lai Châu 70
    3.1.2 Nghiên cứu xác định tiểu vùng có khả năng phát triển cao su tại
    tỉnh Lai Châu 86
    3.2 Lựa chọn giống cao su trồng ở Lai Châu 120
    3.2.1 Lựa chọn giống trên vườn sơ tuyển 120
    3.2.2 Đánh giá khả năng chịu lạnh của các giống 123
    3.2.3 Xây dựng mô hình thử nghiệm giống cao su cho một số tiểu vùng 129
    3.3 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cao su tại Lai Châu 135
    3.3.1 Nghiên cứu xác định thời vụ và loại stump giống trồng mới 135
    3.3.2 Thí nghiệm nghiên cứu bón lót phân chuồng và phân hữu cơ vi
    sinh phù hợp cho cao su 137
    3.3.3 Nghiên cứu trồng xen cây lúa cạn, ngô, đậu tương, lạc trong thời
    kỳ cao su kiến thiết cơ bản 140
    3.3.4 Ảnh hưởng của khối lượng tàn dư thực vật tủ gốc đến tỷ lệ thiệt
    hại và khả năng phục hồi của cao su 141
    3.3.5 Nghiên cứu biện pháp phục hồi vườn cao su sau rét 142
    LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 144
    I Kết luận 144
    II Đề nghị 145




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Cao su là cây trồng đa mục đích, có giá trị kinh tế cao hiện đang được phát triển với quy mô lớn tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mủ cao su là nguyên liệu rất cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp hiện nay, bên cạnh mủ cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng không kém phần quan trọng như gỗ và dầu hạt . Ngoài ra, cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là vùng trung du miền núi. Kinh doanh cao su sẽ tạo được công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận dân cư. Trồng cao su còn có tác dụng góp phần vào việc phân bổ dân cư hợp lý, tạo công ăn việc làm cho dân cư nông thôn, đặc biệt là vùng trung du và miền núi, vùng định cư của đồng bào các dân tộc ít người.
    Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, nằm phía Tây Bắc của Tổ quốc, có diện tích 9.068,78 km2 song diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp chỉ chiếm 9,83 % tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là ruộng bậc thang, nương rẫy sản xuất một vụ, năng suất cây trồng thấp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Trong những năm qua tỉnh đã triển khai thực hiện một số dự án thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: trồng trẩu, trồng cà phê, cây ten, cây tre măng . song kết quả thu được chưa như mong đợi.
    Sau khi chia tách tái lập năm 2004, tỉnh Lai Châu tổ chức nhiều đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm trồng cây cao su tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; tổng kết mô hình trồng thử nghiệm cây cao su tại 2 huyện Phong Thổ, Than Uyên và xin ý kiến các Bộ, Ngành Trung ương, đặc biệt là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tỉnh Lai Châu chủ trương phát triển cao su trên quy mô lớn, theo hướng tập trung hàng hóa thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, bố trí, sắp xếp lại dân cư; nâng cao hiệu quả sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực tại địa phương; xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và từng bước thay đổi tập quán canh tác cho bà con nông dân; đồng thời góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến.
    Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về cây cao su tại các tỉnh Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng còn rất hạn chế. Đặc biệt là việc xác định sự thích hợp về điều kiện tự nhiên tại một số tiểu vùng sinh thái, kỹ thuật canh tác (làm đất, trồng, thời vụ, kỹ thuật trồng mới, bón phân chăm sóc, bảo vệ thực vật .) và giống đối với phát triển cao su bền vững trong vùng.
    Từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định các tiểu vùng và các biện pháp kỹ thuật trồng cây cao su tại tỉnh Lai Châu”. Đề tài có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết, góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng gắn với việc bố trí, sắp xếp lại dân cư, đặc biệt đối với vùng tái định cư các công trình thủy điện lớn trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

    2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    2.1. Mục đích
    Nghiên cứu xác định các tiểu vùng và một số biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm phát triển cao su bền vững tại tỉnh Lai Châu.
    2.2. Yêu cầu - Đánh giá ảnh hưởng của khí hậu, đất đai đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su trên một số tiểu vùng sinh thái của tỉnh Lai Châu.
    - Xác định được 2 - 3 giống cao su có khả năng thích nghi tốt tại một số tiểu vùng sinh thái tỉnh Lai Châu.
    - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản thích hợp trong điều kiện cụ thể của tỉnh.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đánh giá sự thích nghi của cây cao su trên vùng đất mới ngoài các vùng trồng cao su truyền thống.
    - Thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu, đất đai với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cao su ở một số tiểu vùng sinh thái tỉnh Lai Châu để đánh giá tính thích ứng của một số giống chủ lực làm cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững cây cao su trong tỉnh và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
    - Cung cấp nguồn tư liệu liên quan đến sinh trưởng, phát triển của một số giống cao su mới phục vụ cho công tác chọn giống và xây dựng quy trình thâm canh phù hợp trong điều kiện tỉnh Lai Châu nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Góp phần định hướng và quy hoạch có cơ sở khoa học vùng trồng cây cao su hợp lý trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các tỉnh vùng Tây Bắc có điều kiện sinh thái tương tự;
    - Khuyến cáo cho sản xuất những giống cao su triển vọng, sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu ở một số tiểu vùng sinh thái tỉnh Lai Châu;
    - Xây dựng được một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản phù hợp với điều kiện canh tác của tỉnh; Góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên đất đai, khí hậu tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân trong vùng trồng cao su.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...