Chuyên Đề Nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm về cơ cấu xã hội. Cho đến hiện nay, vấn đề cơ cấu xã hội được nhiều bộ môn khoa học xã hội nhân văn khác nhau nghiên cứu như: Triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử và xã hội học. Mỗi bộ môn khoa học khác nhau vì những mục đích nghiên cứu khác nhau nên tiếp cận cơ cấu xã hội dưới những góc độ khác nhau.
    Trong nghiên cứu xã hội học, cơ cấu xã hội là một khái niệm cơ bản, then chốt, làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự vận động, phát triển của các quá trình, hiện tượng xã hội của một hệ thống xã hội. Tuy nhiên cho đến hiện nay, quan niệm về cơ cấu xã hội trong xã hội học vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chẳng hạn như: - Jo Jep Fischer, xã hội học Mỹ cho rằng: Cơ cấu xã hội của một xã hội là sự sắp đặt các thành phần xã hội hoặc các đơn vị xã hội. - Đôbơrianôp, nhà xã hội học Bun ga ri lại cho rằng: Cơ cấu xã hội là lát cắt ngang để chỉ cho ta thấy các bộ phận của hệ thống xã hội và sự tác động qua lại giữa các bộ phận đó. - Ô xi Pôv, nhà xã hội học Nga cho rằng: Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Trong đó các cộng đồng xã hội như dân tộc, giai cấp, nhóm nghề nghiệp là những thành tố cơ bản. Về phần mình mỗi thành tố lại có cơ cấu riêng, phức tạp với những tầng lớp bên trong và những mối liên hệ giữa chúng. - Quan niệm của Rôbortsons, nhà xã hội học Mỹ lại cho rằng: Cơ cấu xã hội là mô hình của các mối quan hệ của các thành phần cơ bản trong một hệ thống xã hội, những thành phần này tạo ra bộ khung cho tất cả các xã hội.Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm và thiết chế xã hội. - Quan niệm của giáo sư Vũ Khiêu cho rằng: Cơ cấu xã hội là tổng thể những bộ phận, những thành tố tạo nên một xã hội nhất định. Cơ cấu xã hội và quan hệ xã hội gắn bó mật thiết với nhau, những không thể quy cơ cấu xã hội vào quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là hình thức vận động của cơ cấu xã hội. Từ những quan niệm trên đây, chúng ta có thể đi đến một quan niệm chung về cơ cấu xã hội như sau: Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định, biểu hiện như là sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản nhất của hệ thống xã hội. Những thành phần này tạo ra bộ khung cho xã hội., những thành tố cơ bản nhất của cơ cấu xã hội là nhóm xã hội với vai trò, vị thế của nó và các thiết chế xã hội. Như vậy theo quan niệm trên, cơ cấu xã hội có những đặc trưng cơ bản sau: - Cơ cấu xã hội là kết cấu và hình thức tổ chức bên trong của một hệ thống xã hội nhất định. Nghiên cứu cơ cấu xã hội cho ta biết được xã hội được cấu thành từ những bộ phận nào; cách thức tổ chức xã hội ra sao, mối liên hệ giữa các bộ phận, các thành tố thế nào; xã hội được cấu thành như thế nào, sắp xếp ra sao. - Cơ cấu xã hội là sự thống nhất tương đối bền vững của các nhân tố, các mối liên hệ, các thành phần cơ bản của một hệ thống xã hội nhất định. Thành phần xã hội và liên hệ xã hội là 2 mặt cơ bản của cơ cấu xã hội, hai mặt này gắn bó chặt chẽ vói nhau tạo thành cơ cấu xã hội. Muốn hiểu cơ cấu xã hội phải hiểu các thành phần xã hội và mối liên hệ của chúng. - Cơ cấu xã hội là “bộ khung” để xem xét xã hội cho phép chúng ta hiểu được một xã hội cụ thể nào đó được cấu thành từ những nhóm xã hội nào. Việc coi nhóm xã hội là thành tố cơ bản, là đơn vị phân tích để hiểu được cơ cấu xã hội, là nét đặc trưng của tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội. Cũng thông qua sự phân tích này mà chúng ta biết được vị thế, vai trò của từng cá nhân, từng nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội. Cũng thông qua sự phân tích này cho ta biết về các thiết chế xã hội bảo đảm cho hoạt động, hành vi của cá nhân phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội mà các thiết chế xã hội đặt ra .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...