Thạc Sĩ Nghiên cứu vùng cửa sông Mê Kông và các quá trình tương tác giứa chúng và vùng nước trồi Nam Trung B

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT .iv
    DANH MỤC BẢNG .v
    DANH MỤC HÌNH vii
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP . .13
    1.1. NGUỒN TÀI LIỆU .13
    1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    1.2.1. Khảo sát thực địa .13
    1.2.2. Phương pháp thu mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 15
    1.2.3. Phương pháp viễn thám và GIS 18
    1.2.4. Phương pháp xử lý thống kê và mô hình hoá .20
    1.2.5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và GIS 49

    CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG SINH
    THÁI TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔN
    G .50
    2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .50
    2.1.1. Đặc điểm địa chất, địa hình .50
    2.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn sông ngòi châu thổ sông Mê Kông 55
    2.1.3. Đặc điểm khí tượng-thủy văn biển 59
    2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC ĐẶC TRƯNG MÔI TRƯỜNG, SINH
    THÁI TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔNG 67
    2.2.1. Đặc điểm phân bố nhiệt độ, độ mặn 67
    2.2.2. Đặc điểm phân bố các muối dinh dưỡng 72
    2.2.3. Đặc điểm phân bố Oxy hoà tan (DO), năng suất sơ cấp (NSSC),
    chlorophyll-a (Chl-a), vật chất lơ lửng (VCLL) 77
    2.2.4. Đặc điểm phân bố sinh vật phù du 82
    2.2.5. Đặc điểm phân bố các đặc trưng môi trường sinh thái qua phân
    tích tư liệu ảnh viễn thám 87

    CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHỐI NƯỚC VÀ FRONT TẠI VÙNG BIỂN VEN BỜ CỬA SÔNG MÊ KÔNG. .91
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC KHỐI NƯỚC .91
    3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC ĐỚI FRONT 97
    3.2.1. Khái niệm và phân loại các front thuỷ văn .97
    3.2.2. Đặc điểm front tại vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông .98
    3.2.3. Đặc điểm front tại vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông qua phân
    tích ảnh viễn thám 101
    3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÁC ĐỚI FRONT 105
    3.3.1. Đặc điểm sinh thái và nguồn lợi sinh học trong tại các vùng nước
    cửa sông Mê Kông .105
    3.3.2. Đặc điểm môi trường sinh thái tại các vùng nước ven bờ cửa sông
    Mê Kông 110

    CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG LỰC. .115
    4.1. ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG LỰC
    TẠI VÙNG BIỂN CỬA SÔNG MÊ KÔNG .115
    4.1.1. Đặc điểm phân bố dòng chảy, sóng do gió mùa .115
    4.1.2. Tác động của gió mùa, thuỷ triều và nước sông lên hoàn lưu vùng
    biển ven bờ cửa sông Mê Kông .118
    4.1.3. Tương tác của các quá trình nhiệt động lực 125
    4.2. ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC THUỶ ĐỘNG LỰC
    GIỮA NƯỚC SÔNG MÊ KÔNG VÀ VÙNG NƯỚC TRỒI NAM
    TRUNG BỘ 127
    4.2.1. Những đặc trưng cơ bản của khối nước trồi Nam Trung bộ và
    khối nước vùng cửa sông Mê Kông .127
    4.2.2. Các quá trình tương tác trong thời kỳ mùa đông 130
    4.2.3. Các quá trình tương tác trong thời kỳ mùa hè .134
    4.3. Tác động của các quá trình tương tác thuỷ động lực đến điều kiện môi
    trường sinh thái 144

    CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG CƠ SỞ KHOA HỌC KỸ THUẬT CHO VIỆC
    ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÙNG NGHIÊN CỨU
    146
    5.1. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, MTST và nguồn lợi vùng
    nghiên cứu 146
    5.1.1. Điều kiện tự nhiên, MTST .146
    5.1.2. Nguồn lợi thuỷ sản 148
    5.2. Cơ sở KHKT cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi thuỷ sản phục vụ
    phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền vững 150
    5.2.1. Cơ sở KHKT cho dự báo nguồn lợi 150
    5.2.2. Dự báo nguồn lợi thuỷ sản 155
    5.3. Đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản 158
    5.3.1. Đánh giá các thách thức và định hướng chung 158
    5.3.2. Đề xuất giải pháp 159
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 163
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .16

    MỞ ĐẦU
    Vùng biển ven bờ cửa sông Mê Kông (từ Vũng Tàu đến Cà Mau) là nơi tập
    trung các cửa sông của hệ thống sông Mê Kông và sông Đồng Nai, trong đó vai trò
    của hệ thống sông Mê Kông là chủ đạo. Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên
    Tây Tạng chảy qua các địa phận của Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan,
    Campuchia và Việt Nam, là sông dài thứ 3 ở Châu Á (tổng chiều dài ≈ 4.200 km,
    phần chảy qua Việt Nam có độ dài ≈ 230 km), diện tích lưu vực ≈ 790.000 km2. Tại
    Phnôm Pênh lưu lượng cực đại là 39.000 m3/s (tháng 10), cực tiểu là 1.700 m3/s
    (tháng 5), lưu lượng trung bình là 11.000 m3/s (Nguồn: Uỷ ban sông Mê Kông).
    Đến Việt Nam sông Mê Kông được chia thành 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu đổ
    ra Biển Đông tại các cửa như: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cung Hầu, Cổ Chiên,
    Định An, Tranh Đề. Lượng nước trung bình (cả 2 nhánh) đổ ra Biển Đông ≈ 400 tỷ
    m3/năm (số liệu 2000-2007) với tổng lượng phù sa ≈ 160 triệu tấn/năm (Milliman,
    1983). Điều kiện môi trường sinh thái (MTST) của dải ven biển bị tác động mạnh
    bởi khối nước và lượng phù sa của sông Mê Kông. Do vậy, sự lan truyền và tương
    tác của khối nước sông Mê Kông với vùng nước ven bờ, đặc biệt là vùng nước trồi
    Nam Trung bộ (NTB) có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn.
    Năm 2003, Bộ KH&CN Việt Nam và Quỹ phát triển DFG (CHLB Đức) đã
    ký thoả thuận hợp tác về nghiên cứu biển với những nội dung chính sau:
    Đánh gía tác động của những biến động ngắn và dài hạn trong mối tương tác
    khí quyển - đại dương - lục địa đến các quá trình thủy động lực học và năng
    suất sinh học vùng nước trồi NTB. Tìm hiểu và làm rõ về hậu qủa của những
    biến đổi môi trường tòan cầu ở Đông Nam Á nhằm tìm ra các điều chỉnh mô
    hình tính toán và các tác động đến môi trường, hệ sinh thái biển tại khu vực
    nghiên cứu.
    Làm sáng tỏ các đặc trưng của hiện tượng nước trồi khu vực NTB và tương
    tác của nó với các khu vực lân cận.
    Hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu biển nhằm tăng cừơng tiềm lực nghiên
    cứu, khả năng hội nhập của ngành NCB Việt Nam.
    Triển khai Nghị định thư trên, từ 2003 đến 2006 hai bên đã tiến hành Nhiệm vụ:
    ”Nghiên cứu hiện tượng nước trồi và các quá trình có liên quan trong khu vực thềm
    lục địa Nam Việt Nam”. Nhiệm vụ đã tiến hành điều tra, nghiên cứu trên qui mô lớn
    (với sự tham gia của tàu SONNE) tại vùng biển từ Vũng Tàu đến Phú Yên ra đến độ
    sâu ≈ 3000m với 09 chuyến khảo sát. Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị
    khoa học và thực tiễn to lớn, góp phần làm sáng tỏ cơ chế cũng như các quá trình có
    liên quan đến vùng nước trồi Nam Việt Nam.
    Nhiệm vụ giai đoạn 2009-2010 : ” Nghiên cứu vùng cửa sông Mê Kông và các
    qúa trình tương tác giứa chúng và vùng nước trồi NTB” là tiếp tục triển khai nội
    dung hợp tác của Nghị định thư nhằm giải quyết các mục tiêu sau:
    1. Đánh giá được sự tương tác giữa nước sông Mê Kông và vùng nước trồi
    NTB;
    2. Xác định được các kiểu cấu trúc, biến động và đặc điểm sinh thái của
    các đới Front;
    3. Bổ sung cơ sở khoa học cho việc đánh giá, dự báo nguồn lợi vùng
    nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế ven biển theo hướng phát triển bền
    vững;
    4. Góp phần phát triển tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng triển khai, tăng
    cường khả năng hội nhập, hợp tác quốc tế của Viện Hải Dương học.
    Vì thời gian phê duyệt nhiệm vụ không đồng thời giữa Việt Nam và CHLB
    Đức, nên giai đoạn 2007-2008 phía Đức và giai đoạn 2009-2010 phía Việt Nam chủ
    trì các nội dung nghiên cứu. Để giải quyết được các mục tiêu đề ra, phạm vi nghiên
    cứu của nhiệm vụ như sau:
    - Sông Đồng Nai với hai phân lưu chính là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu đổ
    vào vịnh Gành Rái với tổng lượng nước ≈ 32,8 tỷ m3/năm, tổng lượng phù sa ≈ 3,36
    triệu tấn/năm (Vũ Tự Lập, 2007). Như vậy, tổng lượng nước và phù sa của sông
    Đồng Nai là khá nhỏ (< 1/10) khi so với hệ thống sông Mê Kông nên nhiệm vụ chỉ
    tập trung nghiên cứu tác động của khối nước sông Mê Kông.
    - Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2008 đã bổ sung một số lượng quan
    trọng các số liệu về thuỷ động lực nhất là nhiệt độ, độ mặn, đây là nguồn tài liệu
    tham khảo quan trọng trong báo cáo này.
    - Phạm vi nghiên cứu chung của đề tài là vùng biển ven bờ từ Bình Thuận đến
    Cà Mau và ra đến độ sâu ≈ 100 m. Phía lục địa chỉ giới hạn vùng ven bờ, không bao
    gồm khu vực bên trong cửa sông: Vĩ độ: 8oN ư 11,3oN; Kinh độ: 104,7oE ư 109oE
    (hình 1). Tuy nhiên, tùy từng nội dung mà phạm vi nghiên cứu có sự thay đổi để
    phù hợp với điều kiện thực tế và nguồn số liệu thu thập như:
    Mô hình hóa hoàn lưu qui mô lớn: toàn bộ Biển Đông.
    Nghiên cứu đặc trưng các khối nước: dải ven biển từ Bình Thuận –
    Cà Mau (ra đến độ sâu 200m).
    Mô hình hóa các quá trình thủy thạch động lực, MTST vùng ven bờ:
    dải ven biển từ Bình Thuận – Cà Mau.
    Khảo sát thực địa: vùng biển ven bờ từ Vũng Tàu đến Cà Mau.
    Các chuyên đề nghiên cứu: dải ven biển từ Vũng Tàu – Cà Mau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...