Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên môn tì

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-01 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Hồng Liên
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Trọng Đức; ThS. Đinh Ngọc Bích Khuyên.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDPT là giúp HS hình thành và rèn luyện những năng lực cần thiết để trở thành một người công dân, người lao động có khả năng đưa ra những quyết định, lựa chọn trong một xã hội hết sức đa dạng; có thể kiểm soát và làm chủ bản thân; có khả năng thu nhận và xử lí thông tin trong một thế giới đang bùng nổ về CNTT và truyền thông. Tích hợp là một xu thế trong phát triển chương trình GDPT của nhiều nước trên thế giới nhằm nâng cao năng lực của người học và làm tăng tính hiệu quả của hoạt động GD.

    Ở Việt Nam, một số vấn đề về tích hợp đã và đang được nghiên cứu, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc thể hiện quan điểm tích hợp trong SGK và SGV. Do đó, việc nghiên cứu về quan điểm tích hợp được thể hiện trong chương trình, SGK và SGV môn Tìm hiểu Xã hội (Social Studies) cấp tiểu học của Singapore góp phần giúp các nhà GD có thêm những kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng và biên soạn SGK cũng như SGV cho các bộ môn thuộc lĩnh vực KHXH theo định hướng tích hợp. Từ đó, chúng tôi chọn vấn đề “Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore” để nghiên cứu.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Tìm hiểu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, SGK, SGV môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore, từ đó đề xuất một số kiến nghị cho việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK và SGV các môn thuộc lĩnh vực KHXH theo định hướng tích hợp ở cấp tiểu học Việt Nam sau năm 2015.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu vấn đề lí luận về tích hợp, việc cụ thể hóa quan điểm tích hợp trong chương trình môn Tìm hiểu xã hội ở cấp tiểu học của Singapore; việc cụ thể hóa quan điểm tích hợp trong chương trình và SGK, SGV môn Tìm hiểu xã hội cấp tiểu học của Singapore.

    Nghiên cứu các chủ đề tích hợp: lựa chọn nội dung, cách trình bày, mối quan hệ giữa các chủ đề, các bài học; việc thể hiện định hướng PPDH và ĐGKQHT của HS thông qua cách trình bày nội dung các bài học trong SGK; các chiến lược, PPDH được đề cập đến trong SGV nhằm truyền tải quan điểm tích hợp trong chương trình và SGK; thực trạng tích hợp trong chương trình, SGK một số môn thuộc lĩnh vực KHXH cấp tiểu học ở Việt Nam.

    Bước đầu đề xuất một số định hướng cho việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK, SGV các môn KHXH cấp tiểu học ở Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Các chủ đề tích hợp thể hiện trong chương trình, SGK và phương pháp, hướng dẫn dạy học thể hiện trong SGV môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: nghiên cứu lí luận, hồi cứu và chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Tổng quan một số vấn đề lí luận về tích hợp
    1.1. Khái niệm tích hợp và tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông
    1.2. Các hình thức và mức độ thực hiện tích hợp môn học
    1.3. Các thành tố của một chương trình tích hợp
    1.4. Ý nghĩa của việc thực hiện chương trình tích hợp

    Chương 2: Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội (Social Studies) cấp tiểu học của Singapore
    2.1. Một vài nét về hệ thống giáo dục và cấp tiểu học của Singapore
    2.2. Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong chương trình môn Tìm hiểu Xã hội (Social Studies) cấp tiểu học của Singapore
    2.3. Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong sách giáo khoa môn Tìm hiểu Xã hội ở cấp tiểu học của Singapore
    2.4. Nghiên cứu việc thể hiện quan điểm tích hợp trong SGV môn Tìm hiểu Xã hội ở cấp tiểu học của Singapore

    Chương 3: Nghiên cứu thực trạng tích hợp trong một số môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội ở cấp tiểu học của Việt Nam
    3.1. Tích hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội
    3.2. Tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng quan, phân tích, xác định những đặc trưng thành tố của chương trình tích hợp gồm: (i) Mục tiêu thể hiện những kĩ năng và quy trình cốt lõi cần hình thành cho HS; (ii) Nội dung là sự kết hợp của nhiều đối tượng/ môn học, được bố trí thành các chủ đề và có sự liên hệ giữa các khái niệm; (iii) PPDH cần đa dạng và khuyến khích sự tham gia của HS; (iv) Đánh giá kết quả học tập cần nhấn mạnh vào đánh giá sự tiến bộ của HS; (v) Tài liệu dạy học: giảng dạy chương trình tích hợp cần có các nguồn tài liệu bên ngoài, không chỉ có trong SGK.

    Nhóm nghiên cứu đã phân tích những đặc điểm, việc thể hiện quan điểm tích hợp trong các thành tố của chương trình thông qua sách giáo khoa/sách giáo viên môn Tìm hiểu Xã hội cấp tiểu học của Singapore; đồng thời nghiên cứu thực trạng tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội, môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học của Việt Nam; từ đó đề xuất các khuyến nghị.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Chương trình môn Tìm hiểu xã hội của Singapore đã thể hiện quan điểm tích hợp xuyên môn. Nội dung của các lĩnh vực được lựa chọn đưa vào chương trình không lệ thuộc chặt chẽ vào logic của các khoa học Lịch sử hay Địa lí mà những kiến thức gần gũi với HS, nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu môn học.

    Chương trình Tìm hiểu Xã hội đã chỉ ra được những kĩ năng cốt lõi cần hình thành cho HS thông qua môn học, đưa ra được những định hướng về PPDH và ĐGKQHT của HS. Trong việc lựa chọn nội dung, định hướng PPDH trong chương trình, SGK và SGV đều hướng tới việc lấy người học và việc học làm trung tâm của mọi hoạt động. SGV là tài liệu quan trọng và có ý nghĩa tập trung vào những ý tưởng cơ bản, các khái niệm và giá trị trong từng bài học, các chiến lược giảng dạy và đánh giá cụ thể.

    Việc biên soạn SGK phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tiểu học với hình thức đẹp, nhiều hình vẽ hấp dẫn, kênh chữ ít và mang tính định hướng nội dung bài học. Sự kết nối giữa chương trình, SGK, SGV đó là sự thống nhất từ mục tiêu đến việc tổ chức nội dung, định hướng phương pháp hình thành kĩ năng cốt lõi cho HS, hình thức đánh giá HS và sử dụng các nguồn tài liệu bên ngoài, nhằm mục đích hướng đến phần mục tiêu kiến thức mà học sinh cần đạt được theo chương trình đã đề ra.

    Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị cho việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên các môn khoa học xã hội theo định hướng tích hợp cấp tiểu học sau ở Việt Nam năm 2015 như sau: 1/Xây dựng chương trình tích hợp cần đảm bảo các yếu tố đã nêu của một chương trình tích hợp; 2/Cần đưa ra được những khái niệm xuyên suốt môn học từ lớp dưới lên lớp trên, làm nền tảng cho việc xác định nội dung học tập; 3/Việc lựa chọn nội dung thuộc lĩnh vực KHXH để đưa vào chương trình tích hợp cần chú ý hơn đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi hơn với cuộc sống của HS; 4/ Biên soạn SGK cần chú ý đến đối tượng HS, sự phù hợp với thị hiếu của trẻ em và tạo điều kiện tốt cho đổi mới phương pháp dạy học hướng vào phát huy tính tích cực của HS; 5/Biên soạn SGV không chỉ chú ý đến cập nhật những quan điểm về xây dựng chương trình môn học nhằm giúp GV hiểu và thực hiện chương trình tốt hơn mà còn cung cấp cho GV các phương tiện, phương pháp cũng như cách thức để họ lựa chọn, thiết kế và thực hiện các bài giảng tốt hơn.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...