Thạc Sĩ NGhiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Trước hết cho cá nhân tôi bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô
    giáo trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội nói chung, ban chủ nhiệm và các
    thầy cô giáo khoa Kinh tế và PTNT nói riêng đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
    trong quá trình học tập tại trường.
    Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Mác, người
    đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
    Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới UBND huyện Thuận Thành và
    toàn thể cán bộ trong phòng Nông nghiệp và PTNT huỵên Thuận Thành đã
    tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
    Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những
    người than đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học và thực
    hiện đề tài.
    Do thời gian nghiên cứu hạn chế và bản thân còn ít kinh nghiệm nên
    không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự động viên, đóng góp ý
    kiến của thầy cô, gia đình, bạn bè.
    Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
    Sinh viên
    Dương Thị Thu
    iiTÓM TẮT KHOÁ LUẬN
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    Ngày nay cùng với quá trình CNH – HĐH đất nước là quá trình chuyển
    đổi đất nông nghiệp sang mục đích xây dựng KCN diễn ra mạnh mẽ.
    Thuận Thành là một trong những huyện nằm trong vùng quy hoạch xây
    dựng KCN của tỉnh Bắc Ninh để phục vụ cho mục tiêu CNH – HĐH. Chính
    vì vậy, số hộ nông dân bị thu hồi đất của huyện Thuận Thành chiếm tỷ lệ khá
    cao, người dân bị thu hồi đất đang gặp nhiều khó khăn trong việc bắt đầu cuộc
    sống mới, xuất hiện nhiều vấn đề nan giải, bất cập.
    Xuất phát từ nhu cầu cấp bách về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn
    định cuộc sống sau khi mất đất của những hộ nông dân trên địa bàn, chúng tôi
    tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ
    nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại
    huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”.
    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:
    Về sơ sở lý luận: vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp; khái
    niệm về đền bù đất nông nghiệp, mục đích của tiền đền bù và các yếu tố ảnh
    hưởng tới việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ.
    Về cơ sở thực tiễn: kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân ở
    một số nước trong khu vực và một số địa phương trong nước; tình hình thu
    hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao động ở Việt Nam hiện
    nay; chủ trương biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi
    chuyển đổi đất nông nghiệp.
    iiiPHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU
    Trong phần này, đề tài của chúng tôi tiến hành tìm hiểu:
    Về địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
    Thuận Thành.
    Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm nghiên cứu,
    phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập tài liệu, phương
    pháp xử lý thông tin, phương pháp phân tích số liệu và hệ thống các chỉ tiêu
    nghiên cứu.
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    - Hầu hết các nông hộ đều không có định hướng và dự tính trước kế
    hoạch sử dụng tiền đền bù cũng như việc chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất
    đất sản xuất nông nghiệp.
    - Số tiền chi tiêu không đúng mục đích của tiền đền bù chiếm tỷ lệ cao
    trong tổng số tiền đền bù mà hộ nhận được. Khi nhận được tiền đền bù, những
    khoản chi tiêu đầu tiên của hộ thường là chi cho việc giải quyết những khó
    khăn hiện tại và cải thiện mức sống của gia đình. Sau khi đã tạm thỏa mãn với
    những nhu cầu đó, hộ mới tính đến việc đầu tư cho phát triển sản xuất kinh
    doanh nhưng đến lúc này thì số tiền còn lại để đầu tư cho sản xuất kinh doanh
    không còn đáng kể nữa, thậm chí nhiều hộ đã chi tiêu hết. Chính thực tế này
    đã đẩy hộ vào muôn ngàn khó khăn sau khi mất đất sản xuất.
    - Tại các xã có cơ cấu các ngành kinh tế khác nhau thì nông hộ cũng có
    xu hướng sử dụng tiền đền bù là khác nhau. Trong đó, nông hộ tại các xã có
    ngành dịch vụ và công nghiệp phát triển thì số tiền sử dụng đúng mục đích
    của hộ cao hơn nhiều so với các xã nông nghiệp.
    - Tại các hộ mất nhiều đất nông nghiệp thì tỷ lệ số tiền sử dụng đúng
    mục đích của hộ chiếm cao hơn so với hộ mất ít. Vì sau khi giải quyết những
    khó khăn hiện tại và cải thiện mức sống gia đình, các nông hộ bị mất nhiều
    ivđất vẫn còn một khoản tiền tương đối lớn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh,
    trong khi đó các hộ mất ít đất đã chi tiêu hết hoặc còn nhưng không đủ đầu tư
    cho sản xuất kinh doanh. Mặt khác, những hộ bị mất nhiều đất nông nghiệp bị
    áp lực lớn hơn bởi vấn đề việc làm trong tương lai. Chính vì vậy, việc xem
    xét để nâng mức giá đền bù là rất cần thiết.
    - Việc sử dụng tiền đền bù của hộ ngoài chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu các
    ngành kinh tế của địa phương và tâm lý tiêu dùng của hộ, còn chịu ảnh hưởng
    lớn bởi trình độ và giới tính của chủ hộ, thu nhập của hộ trước khi nhận tiền
    đền bù Những hộ mà chủ hộ có trình độ thấp (dưới cấp III) sử dụng số tiền
    đền bù không đúng mục đích chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều những hộ mà chủ hộ
    có trình độ cấp III và trên cấp III. Những hộ có thu nhập trước khi nhận tiền
    đền bù cao hơn thì số tiền sử dụng đúng mục đích cũng cao hơn những hộ có
    thu nhập thấp.
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Qua nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của hộ nông
    dân. Chúng tôi đưa ra một số kết luận sau :
    - Trước và sau khi nhận tiền đền bù đa số các hộ chưa có dự tính kế
    hoạch hoặc có dự tính nhưng không rõ ràng việc sẽ sử dụng số tiền đó ra sao.
    - Khi nhận được tiền đền bù, đa số các hộ sử dụng vào chi tiêu những
    việc khác nhau, trong đó có khoản chi đúng mục đích, có khoản chi không
    đúng mục đích. Số hộ sử dụng tiền đền bù đúng mục đích không nhiều mà
    phần lớn các hộ sử dụng hỗn hợp.
    - Địa phương có ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển thì các hộ sử
    dụng nhiều tiền đền bù vào công nghiệp và dịch vụ nên số tiền đền bù sử
    dụng đúng mục đích cao hơn. Ngược lại tại xã thuần nông số tiền sử dụng
    đúng mục đích của hộ thấp và gần như các hộ chưa có định hướng phát triển
    theo hướng nào, mọi đầu tư của hộ chỉ mang tính chất nhỏ lẻ.
    v- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông
    hộ như tuổi, giới tính và trình độ của chủ hộ, thu nhập của hộ trước khi nhận
    tiền đền bù, trình độ của các lao động trong hộ, số tiền đền bù mà hộ nhận
    được, thực trạng phát triển kinh tế của địa phương và khả năng thu hút lao
    động tại KCN.
    - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng tiền đền bù đất nông
    nghiệp tại các địa phương, các nhóm hộ và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
    tới việc sử dụng tiền đền bù của hộ. Đề tài đã đưa ra những giải pháp mới
    nhằm giúp nông hộ sử dụng hợp lý tiền đền bù vào ổn định cuộc sống, đầu tư
    phát triển sản xuất và chuyển đổi nghề nghiệp.
    Từ đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, chính quyền
    địa phương và nông hộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền đền bù.
    viMỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN .iii
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .ix
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii
    PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.1 Mục tiêu chung .3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
    PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .4
    2.1 Một số lý luận chung .4
    2.1.1 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4
    2.1.2 Đền bù và việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ .5
    2.1.3 Cơ sở lý luận chung về khu công nghiệp 7
    2.2 Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù khi thu hồi đất 9
    2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực .9
    2.2.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao
    động ở Việt Nam hiện nay .11
    2.2.3 Kinh nghiệm về sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất
    nông nghiệp ở một số địa phương .13
    2.2.4 Chủ trương biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi
    chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH, đô thị hóa ở
    Việt Nam .16
    PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ .19
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .20
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
    3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
    3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .38
    3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu .39
    3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 40
    3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 40
    vii3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40
    PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
    4.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp .42
    4.1.1 Các chính sách áp dụng tại huyện Thuận Thành về thu hồi đất nông
    nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân .42
    4.1.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp
    tại huyện Thuận Thành 48
    4.1.3 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu 50
    4.1.4 Thực trạng thu hồi đất của các hộ điều tra .56
    4.2 Tình hình sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của hộ nông dân .61
    4.2.1 Cách thức sử dụng tiền đền bù của hộ 61
    4.2.2 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra .64
    4.2.3 Mức phân bổ tiền đền bù tại các hộ điều tra phân theo nhóm 67
    4.2.4 Mức phân bổ tiền đền bù của các hộ tại các xã nghiên cứu .71
    4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 74
    4.3.1 Trình độ, giới tính và tuổi của chủ hộ 74
    4.3.2 Thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền bù 75
    4.3.3 Trình độ của các lao động trong hộ 76
    4.3.4 Số tiền đền bù mà hộ nhận được 76
    4.3.5 Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương 77
    4.3.6 Khả năng thu hút lao động tại KCN 77
    4.4 Nhận xét chung về việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 78
    4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ
    .79
    4.5.1 Quan điểm sử dụng hợp lý tiền đền bù 79
    4.5.2 Căn cứ để đưa ra giải pháp 80
    4.5.3 Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ .81
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .84
    5.1 Kết luận .84
    5.2 Kiến nghị: 85
    viiiDANH MỤC CÁC BẢNG
    LỜI CAM ĐOAN .i
    LỜI CẢM ƠN .ii
    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN .iii
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG .ix
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.1 Mục tiêu chung .3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
    2.1 Một số lý luận chung .4
    2.1.1 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 4
    2.1.2 Đền bù và việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ .5
    2.1.2.1 Khái niệm đền bù đất nông nghiệp 5
    2.1.2.2 Mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng tới
    việc sử dụng tiền đền bù của hộ: .6
    2.1.3 Cơ sở lý luận chung về khu công nghiệp 7
    2.1.3.1 Khái niệm về khu công nghiệp 7
    2.1.3.2 Sự hình thành các khu công nghiệp .8
    2.2 Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù khi thu hồi đất 9
    2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực .9
    2.2.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc .9
    2.2.1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản 10
    2.2.2 Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, vấn đề việc làm và sử dụng lao động
    ở Việt Nam hiện nay 11
    2.2.3 Kinh nghiệm về sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi đất
    nông nghiệp ở một số địa phương .13
    2.2.3.1 Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân ở tỉnh Hưng
    Yên 13
    2.2.3.2 Kinh nghiệm sử dụng tiền đền bù của các hộ nông dân ở tỉnh Vĩnh
    Phúc .15
    2.2.4 Chủ trương biện pháp giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi
    chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ quá trình CNH – HĐH, đô thị hóa ở Việt
    Nam .16
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 19
    3.1.1.1 Vị trí địa lý 19
    ix3.1.1.2 Khí hậu 19
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .20
    3.1.2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai .20
    Bảng 3.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Thuận Thành qua 3
    năm (2007-2009) .27
    3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 28
    Bảng 3.2 Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Thuận Thành qua 3
    năm (2007-2009) .30
    3.1.2.3 Giáo dục và y tế 31
    3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng .32
    3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh 34
    Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Thuận Thành qua 3 năm
    2007 - 2009 .37
    37
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
    3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
    3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu .38
    3.2.3 Phương pháp thu thập tài liệu .39
    3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 40
    3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 40
    3.2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả .40
    3.2.5.2 Phương pháp so sánh .40
    3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40
    3.2.6.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá việc thu hồi đất .40
    3.2.6.2 Nhóm chỉ tiêu về tiền đền bù .41
    3.2.6.3 Nhóm chỉ tiêu về sử dụng tiền đền bù .41
    Căn cứ vào mục đích của tiền đền bù đất nông nghiệp, chúng tôi phân ra hai
    nhóm chỉ tiêu về sử dụng tiền đền bù như sau: .41
    4.1 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp .42
    4.1.1 Các chính sách áp dụng tại huyện Thuận Thành về thu hồi đất nông
    nghiệp và đền bù cho các hộ nông dân .42
    4.1.1.1 Quy định về khung giá đền bù đất nông nghiệp 42
    4.1.1.2 Quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi .44
    4.1.1.3 Quy định về bồi thường, hỗ trợ để hộ nông dân ổn định đời sống và ổn
    định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi hộ nông dân
    bị thu hồi đất nông nghiệp .45
    4.1.2 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp tại
    huyện Thuận Thành .48
    Bảng 4.1 Tình hình thu hồi đất cho xây dựng KCN tại huyện
    Thuận Thành 49
    4.1.3 Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp ở các điểm nghiên cứu 50
    4.1.3.1 Thực trạng phát triển kinh tế .50
    xBảng 4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của các điểm nghiên cứu từ năm 2007 -
    2009 .51
    4.1.3.2 Thực trạng thu hồi đất ở các điểm nghiên cứu 52
    Bảng 4.3 Tình hình thu hồi đất của các xã nghiên cứu .54
    4.1.4 Thực trạng thu hồi đất của các hộ điều tra .56
    4.1.4.1 Một số thông tin chung về hộ điều tra .56
    Bảng 4.4 Một số thông tin chung về nhóm hộ điều tra .57
    4.1.4.2 Thực trạng thu hồi đất và số tiền được đền bù 60
    Bảng 4.5 Số lượng và giá trị đền bù đất nông nghiệp bị thu hồi của các nhóm
    hộ điều tra 61
    4.2 Tình hình sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp của hộ nông dân .61
    4.2.1 Cách thức sử dụng tiền đền bù của hộ 61
    Bảng 4.6 Cách thức sử dụng tiền đền bù của hộ .62
    4.2.2 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra .64
    Bảng 4.7 Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các nhóm hộ điều tra .65
    4.2.3 Mức phân bổ tiền đền bù tại các hộ điều tra phân theo nhóm 67
    Bảng 4.8 Thực trạng sử dụng tiền đền bù tính bình quân theo nhóm hộ điều
    tra 68
    (Tính bình quân cho một hộ điều tra) 68
    4.2.4 Mức phân bổ tiền đền bù của các hộ tại các xã nghiên cứu .71
    Bảng 4.9 Thực trạng sử dụng tiền đền bù của các hộ điều tra theo xã 72
    (Tính bình quân cho một hộ điều tra) 72
    4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 74
    4.3.1 Trình độ, giới tính và tuổi của chủ hộ 74
    4.3.2 Thu nhập của hộ trước khi nhận tiền đền bù 75
    4.3.3 Trình độ của các lao động trong hộ 76
    4.3.4 Số tiền đền bù mà hộ nhận được 76
    4.3.5 Thực trạng phát triển kinh tế của địa phương 77
    4.3.6 Khả năng thu hút lao động tại KCN 77
    4.4 Nhận xét chung về việc sử dụng tiền đền bù của nông hộ 78
    4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ.79
    4.5.1 Quan điểm sử dụng hợp lý tiền đền bù 79
    4.5.2 Căn cứ để đưa ra giải pháp 80
    4.5.3 Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tiền đền bù của nông hộ .81
    5.1 Kết luận .84
    5.2 Kiến nghị: 85
    xiDANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    1. BQ : Bình quân
    2. BQLĐ : Bình quân lao động
    3. BQLĐNN : Bình quân lao động nông nghiệp
    4. BQTNNN : Bình quân thu nhập nông nghiệp
    5. CC : Cơ cấu
    6. CNH - HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    7. CN- TTCN : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
    8. CN- XD : Công nghiệp- xây dựng
    9. DT : Diện tích
    10. ĐVT : Đơn vị tính
    11. GTSX : Giá trị sản xuất
    12. KCN, KCX, CCN : Khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
    13. LĐ : Lao động
    14. NN : Nông nghiệp
    15. SL : Số lượng
    16. SXKD : Sản xuất kinh doanh
    17. SXNN : Sản xuất nông nghiệp
    18. TM- DV : Thương mại- dịch vụ
    19. Tr.đ : Triệu đồng
    xiiPHẦN I. MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài
    Người xưa đã có câu “ Tấc đất tấc vàng” để nói về tầm quan trọng của
    đất đai vì đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con
    người và cũng là tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với
    người nông dân, đất đai càng có ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu bởi lẽ
    đất đai vừa là tư liệu lao động và vừa là đối tượng lao động. Đất đai cũng là
    thành phần quan trọng tạo ra môi trường sống, là địa bàn phân bố và cư trú
    của dân cư, và chính đất đai là điều kiện để xây dựng các cơ sở hạ tầng, kinh
    tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước. Do đó, đất đai không
    chỉ gắn liền với sản xuất nông nghiệp mà còn là điều kiện không thể thiếu để
    phát triển kinh tế đất nước.
    Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế thế giới diễn ra ngày càng mạnh
    mẽ đã có tác động tích cực đến cơ cấu kinh tế Việt Nam, nhất là trong cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp nông thôn có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là có sự thay đổi
    đáng kể trong cơ cấu đất đai, tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng và đất ở có xu
    hướng ngày càng tăng lên trong khi tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có xu
    hướng giảm xuống. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
    vì mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, một số địa phương đã và đang tiến
    hành các chương trình, dự án nhằm thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông
    thôn. Vì vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích xây dựng KCN
    đang diễn ra mạnh mẽ. Chính điều này đã ảnh hưởng đến sản xuất nông
    nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Để bảo đảm cho người dân sản xuất
    ngày càng phát triển và đời sống ngày càng nâng cao thì trước tiên vấn đề thu
    hồi và đền bù đất nông nghiệp cho nông dân là hết sức quan trọng và cần
    được tính toán đền bù hợp lý, nhằm đảm bảo cho nông dân không bị thiệt
    thòi, ổn định việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, thực tế có nhiều hộ nông dân
    sau khi nhận tiền bồi thường đã sử dụng số tiền này không hiệu quả. Nhiều hộ
    1sử dụng số tiền đền bù cho việc ăn chơi, mua sắm, xây dựng nhà cửa nên chỉ
    được 5 – 7 năm là họ tiêu hết số tiền đó và chẳng mấy chốc lại kéo họ vào
    vòng xoáy của nghèo đói. [2]
    Chính từ thực tế trên, một số vấn đề lớn đặt ra là: Số tiền mà người
    dân được đền bù để giúp họ ổn định cuộc sống và chuyển đổi nghề mới nên
    được sử dụng như thế nào?, sử dụng vào những việc cho đúng mục đích và
    có hiệu quả nhất?, và có những yếu tố nào tác động tới việc sử dụng tiền
    đền bù của hộ nông dân? .Trả lời được những câu hỏi đó sẽ góp phần đáng
    kể vào việc giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho những hộ bị mất
    đất nông nghiệp.
    Bắc Ninh là một cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, là tỉnh
    nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với
    điều kiện thuận lợi cộng với cơ chế đầu tư thông thoáng nên Bắc Ninh đang là
    nơi hấp dẫn và thu hút các dự án phát triển trong và ngoài nước. Do đó mà
    những năm gần đây, Bắc Ninh đã có rất nhiều KCN mới ra đời. Đây là điều
    kiện thúc đẩy cho Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công
    nghiệp. Thuận Thành là một trong những huyện nằm trong vùng quy hoạch
    xây dựng KCN đó của tỉnh Bắc Ninh để phục vụ cho mục tiêu CNH – HĐH.
    Chính vì vậy, số hộ nông dân bị thu hồi đất của huyện Thuận Thành chiếm tỷ
    lệ khá cao, người dân bị thu hồi đất đang gặp nhiều khó khăn trong việc bắt
    đầu cuộc sống mới, xuất hiện nhiều vấn đề nan giải, bất cập. Xuất phát từ nhu
    cầu cấp bách về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống sau khi
    mất đất của những hộ nông dân trên địa bàn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
    đề tài: “Nghiên cứu việc sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi
    đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp tại huyện Thuận Thành –
    tỉnh Bắc Ninh”.
    21.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu tình hình sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân bị thu hồi
    đất nông nghiệp do xây dựng khu công nghiệp. Từ đó, đề tài đề xuất một số
    giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiền đền bù của hộ nông dân.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiền đền bù, sử dụng tiền
    đền bù, khung pháp lý của việc thu hồi, đền bù đất đất nông nghiệp.
    - Nghiên cứu tình hình sử dụng tiền đền bù của nông hộ tại huyện
    Thuận Thành và những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu dùng tiền đền bù của
    hộ nông dân.
    - Đề xuất giải pháp nhằm giúp các hộ nông dân sử dụng hợp lý tiền đền
    bù và ổn định cuộc sống của họ sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Các hộ nông dân bị thu hồi đất cho việc xây dựng khu công nghiệp tại
    huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung:
    Đánh giá thực trạng sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân ở huyện
    Thuận Thành, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu
    quả tiền đền bù của hộ nông dân.
    - Phạm vi không gian: huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
    - Phạm vi thời gian:
    + Số liệu điều tra qua 3 năm từ 2007 – 2009
    + Thời gian nghiên cứu từ 23/12/2009 đến 10/5/2010
     
Đang tải...