Nghiên cứu việc sử dụng quy thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ở một số trường đại học trên đ

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THÔNG TIN CHUNG

    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đỗ Thu Hà
    Đơn vị công tác: Trung tâm nghiên cứu giáo dục Đại học và Nghề nghiệp, Viện KHGD Việt Nam.
    Thư điện tử: [email protected] Điện thoại: 04389423390
    Thư ký đề tài: ThS. Đỗ Thu Hà Thành viên: ThS. Trần Thị Ninh Giang; ThS. Hoàng Thị Minh Anh; ThS. Đào Thanh Hải.
    Thời gian thực hiện: Từ 7/2009 đến 9/2010

    Mục tiêu nghiên cứu

    Xác định được thực trạng sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị về việc sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên.

    Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài;

    - Nghiên cứu xác định thực trạng việc sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên ở một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội;

    - Đề xuất một số khuyến nghị về việc sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên.

    Phương pháp nghiên cứu

    Hồi cứu tư liệu, so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp, điều tra khảo sát, xử lí thống kê

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    1/ Về lí luận

    Quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên đại học là lượng thời gian sinh viên không bắt buộc phải có mặt ở lớp học hoặc phòng thí nghiệm, xưởng thực hành để thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường được tự do lựa chọn các hình thức thể hiện để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.

    Những hoạt động của sinh viên trong thời gian ngoài giờ lên lớp:

    Hoạt động tự học: bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ học tập mà giảng viên giao cho hay thực hiện các nhiệm vụ mà bản thân sinh viên đề ra. Song song với những hình thức mang tính cá nhân, đơn lẻ, hoạt động tự học còn thể hiện dưới các buổi tọa đàm, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ giao lưu giữa các khoa, các trường để trao đổi kinh nghiệm, tự học theo kinh nghiệm; tự học theo nhóm tại nơi ở hoặc trên thư viện

    Hoạt động chính trị xã hội: là những hoạt động tập thể vừa có mục đích phục vụ cộng đồng, vừa có mục đích phục vụ xã hội, cộng đồng, vừa có mục địch giáo dục.Theo qui chế của Bộ giáo dục và Đào tạo, hoạt động chính trị - xã hội là một trong năm nhiệm vụ của sinh viên.

    Hoạt động văn hóa, văn nghệ: là các hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho sinh viên diễn ra khá đa dạng, phong phú. Những hình thức hoạt động văn hóa văn nghệ của sinh viên khá ưa chuộng hơn cả là các hội diễn văn nghệ, các cuộc thi nhằm tôn vinh vẻ đẹp tài năng của sinh viên, các hoạt động tham gia du lịch, tìm hiểu thực tế Những hoạt động này vừa làm phong phú them đời sống tinh thần của sinh viên vừa giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống.

    Hoạt động thể dục thể thao: là các hoạt động diễn ra dưới nhiều hình thức như các môn thể thao luyện tập: bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua Thời gian dành cho hoạt động thể thao ngoài giờ lên lớp của sinh viên cũng xuất phát từ nhu cầu cá nhân.

    Hoạt động vui chơi, giải trí: là hoạt động thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng, mệt mỏi giúp sinh viên giữ được trạng thái cân bằng trong sinh hoạt và học tập giảm stress, có được sự thư thái, sảng khoái về tinh thần. Hoạt động vui chơi giải trí có thể diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc với nhiều hình thức khác nhau. Theo xu thế hiện nay, một số hình thức giải trí rất được sinh viên ưa chuộng là chơi Game, xem phim, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè (trực tiếp hoặc gián tiếp)

    Hoạt động tạo thu nhập: là những việc làm do sinh viên thực hiện để có thêm tiền trang trải cho sinh hoạt. Đây là một nhu cầu lớn đối với sinh viên hiện nay.Công việc làm thêm của sinh viên rất đa dạng nhưng còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ.

    Những yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên gồm yếu tố chủ quan và khách quan. Về yếu tố chủ quan: Nhận thức của sinh viên về vai trò của các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tính kế hoạch và sự nỗ lực thực hiện kế hoạch, khả năng tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên. Về những yếu tố khách quan: Điều kiện cơ sở vật chất, môi trường đáp ứng yêu cầu hoạt động sinh hoạt của sinh viên trong thời gian ngoài giờ lên lớp, mục tiêu đào tạo các trường đại học, những quy định của nhà trường về việc đánh giá kết quả làm việc ngoài giờ của sinh viên.

    2/ Về thực tiễn

    Thực trạng sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên vào những hoạt động cụ thể:

    Thực trạng sinh viên sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp vào hoạt động tự học: Nhìn chung sinh viên nhận thức đúng đắn về hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp và dành một thời gian đáng kể cho hoạt động này. Bên cạnh một bộ phân sinh viên rất nỗ lực rất nhiều cho tự học thì vẫn còn một bộ phận sinh viên không nhỏ dành rất ít cho hoạt động tự học. Có sự khác biệt rõ giữa những sinh viên các trường, ở các nơi cư trú, ở giới tính trong việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp có sinh viên.

    Thực trạng sinh viên sử dụng thời gian (TG) vào hoạt động chính trị xã hội: Kết quả khảo sát cho thấy thời gian tham gia hoạt động chính trị xã hội của sinh viên năm thứ 3 nhiều hơn so với sinh viên (SV) năm thứ hai; có sự khác biệt trong việc sử dụng thời gian cho hoạt động chính trị xã hội giữa các nhóm sinh viên ở nơi cư trú khác nhau. Nguyên nhân của thực trạng SV dành ít thời gian cho hoạt động chính trị xã hội trước hết là do tâm lí e ngại, cách tổ chức các hoạt động chính trị xã hội còn nghèo nàn .

    Thực trạng SV sử dụng TG vào hoạt động vui chơi giải trí: kết quả khảo sát cho thấy, mỗi tuần sinh viên dành 11,8 giờ cho hoạt động này. Song lượng thời gian dành cho vui chơi, giải trí giữa các nhóm sinh viên có sự chênh lệch đáng kể. Khác biệt giữa sinh viên giữa các trường, giữa SV năm thứ 2 và thứ 3, khác biệt giữa SV ở những nơi cư trú khác nhau.

    Thực trạng SV sử dụng TG vào hoạt động văn hóa, văn nghệ: Kết quả khảo sát cho thấy trung bình mỗi sinh viên sử dụng 2,23 giờ/tuần cho hoạt động văn nghệ. TG ngoài giờ lên lớp của sinh viên có sự khác nhau theo giới tính SV; theo từng trường đại học. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do SV chưa ý thức được một cách sâu sắc tác dụng của hoạt động văn hóa, văn nghệ. Hình thức tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chưa đa dạng, phong phú, ít hấp dẫn; kinh phí cho các hoạt động còn eo hẹp.

    Thực trạng SV sử dụng thời gian vào hoạt động tạo thu nhập: Kết quả khảo sát cho thấy, trung bình mỗi tuần SV sử dụng 3,1 giờ cho hoạt động tạo thu nhập.Việc đầu tư cho hoạt động tạo thu nhập cũng có cũng có sự khác nhau đáng kể giữa các nhóm SV, giữa các trường, giữa hai giới tính; giữa những sinh viên cư trú ở những nơi khác nhau. Mối quan hệ giữa việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp với kết quả học tập của sinh viên: Kết quả khảo sát cho thấy việc sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ lên lớp với kết quả học tập của sinh viên có mối quan hệ với nhau. Trong đó tác động rõ nhất đối với việc học là việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp vào hoạt động tự học

    Việc đầu tư thời gian cho hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp là một trong những điều kiện quan trọng để sinh viên tiến hành hoạt động học tập trên lớp đạt kết quả tốt. Song không có ý nghĩa là cứ đầu tư vào thời gian thì kết quả học tập tốt mà vấn đề còn ở cách học, phương pháp học

    Việc sử dụng thời gian cho các hoạt động ngoài giờ lên lớp có những mối liên hệ nhất định đến kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó không ngang bằng nhau. Xem xét mức độ tác động của việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của sinh viên tới kết quả học tập chỉ mạng tính chất tương đối bởi thực tế kết quả học tập còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Mặc dù vậy việc đầu tư thời gian hợp lí vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những vấn đề cần được sinh viên quan tâm bởi việc quản lý và chi tiêu thời gian nói chung của mỗi cá nhân đã và đang là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết trong thời đại ngày nay.

    3/ Một số khuyến nghị

    Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo:

    - Bộ giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục xem xét, nghiên cứu, ban hành các văn bản hướng dẫn việc tổ chức, triển khai và quản lí kế hoạch thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp của sinh viên; có những chế độ ưu đãi, những qui định cụ thể khuyến khích sinh viên tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là những hoạt động tích cực trong việc rèn luyện và phát triển nhân cách của sinh viên;

    - Bộ chỉ đạo các trường Đại học tổ chức xây dựng nội quy, qui định để hướng dẫn sinh viên, xây dựng, quản lí việc sử dụng thời gian ngoài giờ;

    Đối với Nhà trường và các tổ chức đoàn thể:

    - Nhà trường cần hướng dẫn sinh viên năm thứ nhất lập kế hoạch sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ; Nhà trường và các tổ chức đoàn thể cần có sự phối hợp để đưa ra một kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp dài hạn.

    Đối với gia đình:

    - Gia đình cần chú ý quan tâm tới việc sử dụng thời gian ngoài giờ lên lớp của con em mình qua những kênh thông tin khác nhau; Có sự trao đổi định kỳ giữa gia đình và Nhà trường.
    Đối với sinh viên:

    - Sinh viên cần nhận thức tầm quan trọng của việc quản lý, sử dụng thwoif gian lên lớp.Tinh thần và thái độ nghiêm túc tự giác của sinh viên là những yếu tố có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sử dụng thời gian; Sinh viên cần có kế hoạch cơ bản, lâu dài bên cạnh những kế hoạch chi tiết. Sử dụng thời gian lên lớp vào các hoạt động một cách hợp lí.

    TỪ KHÓA: 1/ Thời gian ngoài giờ lên lớp; 2/ sinh viên đại học; 3/ giáo dục Đại học
     
    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...