Luận Văn Nghiên cứu vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt có khả năng sử dụng dầu thô phân lập từ giếng khoan dầu khí

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt có khả năng sử dụng dầu thô phân lập từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    MỤC LỤC . ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Thành phần, tính chất của dầu thô Việt Nam - Vũng Tàu . 3
    1.1.1. Thành phần nguyên tố của dầu thô . 3
    1.1.2. Tính chất vật lý của dầu thô . 4
    1.1.3. Thành phần hóa học của dầu thô 4
    1.2. Khu hệ vi sinh vật trong các giếng khoan dầu khí 6
    1.3. Vi khuẩn khử sunphat 8
    1.3. 1. Môi trường sống 8
    1.3.2. Phân loại vi khuẩn khử sunphat 9
    1.3.3. Quá trình trao đổi chất và năng lượng 11
    1.3.4. Khả năng sử dụng dầu thô là nguồn cơ chất . 14
    1.3.5. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sinh trưởng của vi khuẩn khử sunphat . 16
    1.4. Vai trò của vi khuẩn khử sunphat trong thực tiễn cuộc sống 18
    1.4.1 Ảnh hưởng đến sinh thái và môi trường 18
    1.4.2. Ảnh hưởng đến kinh tế và con người . 19
    Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
    2.1. Vật liệu 22
    2.1.1. Nguyên liệu . 22
    2.1. 2. Môi trường nuôi cấy 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 23
    2.2.1. Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thô của vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 23
    iii
    2.2.2. Đánh giá hàm lượng dầu tổng số bị sử dụng bởi vi khuẩn khử sunphat ưa
    nhiệt 24
    2.2.3. Phân lập đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt có khả năng sử dụng
    dầu thô 24
    2.2.4. Nghiên cứu hình thái tế bào, nhuộm Gram và khả năng hình thành bào tử
    của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 25
    2.2.5. Nghiên cứu khả năng chuyển hóa cơ chất của các đơn chủng vi khuẩn khử
    sunphat ưa nhiệt . 26
    2.2.6. Nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thô của các đơn chủng vi khuẩn khử
    sunphat ưa nhiệt . 26
    2.2.7. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl đến quá trình sinh trưởng
    của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 27
    2.2.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình sinh trưởng của các đơn
    chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 27
    2.2.9. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng của các đơn
    chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt có khả năng sử dụng dầu thô . 28
    Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 29
    3.1. Khả năng sử dụng dầu thô của vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt lấy từ giếng
    khoan dầu khí Vũng Tàu 29
    3.2. Đánh giá hàm lượng dầu tổng số bị sử dụng bởi vi khuẩn khử sunphat ưa
    nhiệt 31
    3.3. Đặc điểm hình thái của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt có khả
    năng sử dụng dầu thô . 32
    3.3.1 Đặc điểm hình thái khuẩn lạc 33
    3.3.2. Đặc điểm nhuộm Gram 34
    3.3.3. Khả năng tạo bào tử 34
    3.3.4. Đặc điểm hình thái tế bào . 35
    3.4. Khả năng chuyển hóa cơ chất của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 39
    3.5. Khả năng sử dụng dầu thô của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 40
    iv
    3.6. Ảnh hưởng của nồng độ NaCl đến quá trình sinh trưởng của các đơn chủng
    vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 44
    3.7. Ảnh hưởng của pH đến quá trình sinh trưởng của đơn chủng vi khuẩn khử
    sunphat ưa nhiệt . 48
    3.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình sinh trưởng của các đơn chủng vi
    khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 52
    3.9. Đặc điểm phân loại 53
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
    PHỤ LỤC .
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 1.1. Các cơ chất vi khuẩn khử sunphat sử dụng trong quá trình sinh trưởng 13
    Bảng 3.1. Khả năng sử dụng dầu thô của vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt phân lập
    từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu 29
    Bảng 3.2. Hàm lượng dầu tổng số bị sử dụng bởi vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 32
    Bảng 3.3. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat
    ưa nhiệt 33
    Bảng 3.4. Kết quả nhuộm Gram của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt . 34
    Bảng 3.5. Khả năng chuyển hóa cơ chất lactat và axetat của đơn chủng vi khuẩn
    khử sunphat ưa nhiệt . 40
    Bảng 3.6. Hàm lượng H2
    S tạo thành các của đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa
    nhiệt trên môi trường có hàm lượng dầu thô khác nhau . 41
    Bảng 3.7. Hàm lượng H2
    S tạo thành của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa
    nhiệt trên môi trường có nồng độ muối khác nhau . 45
    Bảng 3.8. Hàm lượng H2
    S tạo thành của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa
    nhiệt trên môi trường tại các pH khác nhau 49
    Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của các đơn chủng vi khuẩn
    khử sunphat ưa nhiệt . 52
    Bảng 3.10. Đặc điểm phân loại của các đơn chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt
    có khả năng sử dụng dầu thô . 53
    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Trang
    Hình 3.1. Ảnh đơn chủng 110G6_KL2 sinh trưởng trở lại trong môi trường dầu
    thô sau khi sốc nhiệt 35
    Hình 3.2. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 70G3_KL1 được
    quan sát dưới kính hiển vi điện tử . 36
    Hình 3.3. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 110G6_KL2 được
    quan sát dưới kính hiển vi điện tử . 36
    Hình 3.4. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt ĐHG7 được quan
    sát dưới kính hiển vi điện tử . 37
    Hình 3.5. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt 802G8_KL1 được
    quan sát dưới kính hiển vi điện tử . 37
    Hình 3.6. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt Đ914_KL2 được
    quan sát dưới kính hiển vi điện tử . 38
    Hình 3.7. Ảnh tế bào chủng vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt Đ1008G10_KL1
    được quan sát dưới kính hiển vi điện tử 38
    Hình 3.8. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 70G3_KL1 trên môi trường có
    hàm lượng dầu thô khác nhau 42
    Hình 3.9. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 110G6_KL2 trên môi trường có
    hàm lượng dầu thô khác nhau . 42
    Hình 3.10. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng ĐHG7 trên môi trường có hàm
    lượng dầu thô khác nhau . 43
    Hình 3.11. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng Đ914_KL2 trên môi trường có
    hàm lượng dầu thô khác nhau . 43
    Hình 3.12. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 70G3_KL1 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 5% với các nồng độ NaCl khác nhau . 46
    Hình 3.13. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 110G6_KL2 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 0,5% với các nồng độ NaCl khác nhau 46
    vii
    Hình 3.14. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng ĐHG7 ở 55
    o
    C trên môi trường
    dầu thô 0,5% với các nồng độ NaCl khác nhau 47
    Hình 3.15. Hàm lượng H
    2
    S tạo thành của chủng Đ914_KL2 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 0,5% với các nồng độ NaCl khác nhau 47
    Hình 3.16. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 70G3_KL1 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 5%, NaCl 1% với các pH môi trường khác nhau . 50
    Hình 3.17. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng 110G6_KL2 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 0,5%, NaCl 3% với các pH môi trường khác nhau 50
    Hình 3.18. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng ĐHG7 ở 55
    o
    C trên môi trường
    dầu thô 0,5%, NaCl 1% với các pH môi trường khác nhau . 51
    Hình 3.19. Hàm lượng H2
    S tạo thành của chủng Đ914_KL2 ở 55
    o
    C trên môi
    trường dầu thô 0,5%, NaCl 1% với các pH môi trường khác nhau 51
    1
    MỞ ĐẦU
    Vi khuẩn khử sunphat là nhóm vi khuẩn rất đa dạng có khả năng sử dụng
    sunphat làm chất nhận điện tử cuối cùng. Chúng là những vi khuẩn kị khí bắt buộc
    phân bố khá rộng trên Trái đất. Chúng có trong đất, trong các vùng trầm tích, bùn lắng
    ở các đáy ao tù, cống rãnh, sông hồ, biển, trong các vùng có điều kiện sống khắc
    nghiệt như áp suất cao, nhiệt độ cao, độ mặn cao, hay môi trường quá kiềm, quá axit
    và đặc biệt tồn tại với một số lượng lớn trong các mỏ dầu. Sự đa dạng cao của vi
    khuẩn khử sunphat được tìm thấy ở các trầm tích biển, nơi có nồng độ sunphat cao
    (28mM) [Cord-Ruwisch và cs, 1987].
    Người ta biết đến loại vi khuẩn này sau khi Bejierink phân lập đầu tiên năm
    1895. Từ đó đến nay vi khuẩn khử sunphat được các nhà khoa học thế giới đặc biệt
    quan tâm vì vai trò quan trọng của chúng trong chu trình địa hóa của carbon, lưu
    huỳnh và quá trình hình thành dầu mỏ, cũng như những ứng dụng của nó trong việc
    loại bỏ kim loại nặng. Tuy nhiên, vi khuẩn khử sunphat cũng gây ra những rắc rối
    không nhỏ cho ngành công nghiệp và nông nghiệp, đặc biêt là ngành công nghiệp dầu
    khí. Kể từ khi bắt đầu sản xuất thương mại dầu khí khoảng 140 năm trước, các kỹ sư
    dầu khí và các nhà khoa học đã nhanh chóng nhận ra vi khuẩn khử sunphat là tác nhân
    sản sinh khí H
    2
    S trong các giếng khoan, là nguyên nhân hàng đầu làm giảm giá trị
    thương mại của dầu thô. Sự có mặt của H
    2
    S không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe công
    nhân tại các giàn khoan, gây ăn mòn kim loại trong điều kiện kị khí mà còn làm giảm
    hiệu quả tách nước khỏi dầu, đồng thời gây nên mùi hôi khó chịu làm giảm chất lượng
    các sản phầm dầu mỏ. Hơn nữa, cặn FeS sinh ra khi khí H
    2
    S kết hợp với ion sắt có
    trong các thiết bị khai thác, vận chuyển và lưu trữ các sản phẩm dầu mỏ sẽ gây tắc các
    thiết bị khoan và bơm ép nước [Gibson, 1990; Lại Thúy Hiền và Lê Phi Nga, 1992;
    Rabus và cs, 1996; Lại Thúy Hiền và cs, 2003]. Với những thiệt hại to lớn mà chúng
    gây ra cho ngành công nghiệp dầu khí, vi khuẩn khử sunphat luôn là đối tượng nghiên
    cứu hàng đầu của các nhà khoa học trong lĩnh vực vi sinh vật dầu mỏ.
    2
    Ở nước ta, những nghiên cứu về vi sinh vật dầu mỏ, đặc biệt là vi khuẩn khử
    sunphat luôn được quan tâm nghiên cứu song song với những bước phát triển của
    ngành công nghiệp dầu khí nước nhà. Các nghiên cứu khu hệ vi sinh vật nói chung và
    vi khuẩn khử sunphat ưa nhiệt nói riêng ở các giếng khoan dầu khí đã đạt được những
    thành tựu nhất định [Lại Thúy Hiền và Đặng Phương Nga, 1998; Lại Thúy Hiền và cs,
    1991; 2003]. Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây, các nhà khoa học trên thế giới lần
    lượt chứng minh khả năng sử dụng dầu thô trong điều kiện kị khí của vi khuẩn khử
    sunphat, hơn thế nữa, điều này lại rất phổ biến trong giếng khoan trên thế giới
    [Aeckersberg và cs, 1991; Rueter và cs, 1994; So và Young, 1999; Harms và cs, 1999;
    Ehrenreich và cs, 2000; Kniemeyer và cs, 2003; Rios-Hernandez và cs, 2003; Cravo-Laureau và cs, 2004; Nakagawa và cs, 2008]. Như vậy, một lần nữa cho thấy tiềm ẩn
    mối nguy mà nhóm vi khuẩn này gây ra cho ngành công nghiệp dầu khí. Tại Việt
    Nam, các nghiên cứu về vi sinh vật sử dụng hydrocarbon dầu mỏ mới chỉ tiến hành
    trên các đối tượng vi sinh vật hiếu khí [Lại Thúy Hiền và cs, 1996; 1997; 1999]. Do
    đó, một câu hỏi đặt ra là các vi khuẩn khử sunphat trong các giếng khoan dầu khí Việt
    Nam cũng có khả năng sử dụng dầu thô làm nguồn cơ chất cho sự phát triển hay
    không? Vì vậy, chúng tôi đã đề xuất và tiến hành đề tài “Nghiên cứu vi khuẩn khử
    sunphat ưa nhiệt có khả năng sử dụng dầu thô phân lập từ giếng khoan dầu khí
    Vũng Tàu”. Đây là đề tài đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu khả năng sử dụng dầu thô
    của vi khuẩn khử sunphat. Hi vọng đề tài sẽ góp phần giải quyết khó khăn do vi khuẩn
    khử sunsphat gây ra cho nền công nghiệp dầu khí nước nhà.
    3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Thành phần, tính chất của dầu thô Việt Nam - Vũng Tàu
    Dầu thô là một hỗn hợp phức tạp, trong đó có hàng trăm các cấu tử khác nhau.
    Mỗi loại dầu được đặc trưng bởi thành phần riêng, song về bản chất, chúng đều có các
    hydrocarbon là thành phần chính (chiếm 60 - 90% trọng lượng dầu), còn lại là các hợp
    chất không hydrocarbon như: hợp chất chứa oxy (axit, keton, rượu), hợp chất chứa
    nitơ (furol, indol, carbazol), hợp chất chứa lưu huỳnh, hợp chất cao phân tử (hắc ín,
    bitum) và các nguyên tố vi lượng. Dầu thô lấy từ những vùng dầu khác nhau có thành
    phần hóa học khác nhau. Khi khảo sát thành phần của nhiều loại dầu mỏ, người ta thấy
    không có loại dầu nào giống loại dầu nào, có bao nhiêu mỏ dầu thì có bấy nhiêu loại
    dầu mỏ. Ngay trong một giếng khoan, dầu lấy từ những tầng chứa khác nhau cũng
    khác nhau [Đinh Thị Ngọ, 2001].
    1.1.1. Thành phần nguyên tố của dầu thô
    Các nguyên tố chính tạo nên dầu mỏ là carbon và hydro. Hàm lượng carbon và
    hydro trong dầu mỏ rất khác nhau, hàm lượng carbon có từ 83,5 - 87%, hàm lượng
    hydro có từ 11,5 - 14. Hàm lượng nitơ trong dầu mỏ thấp, từ 0,001 - 0,3%. hàm lượng
    oxy từ 0,1 - 0,3%. Hàm lượng lưu huỳnh thay đổi trong khoảng rộng. Ngoài ra trong
    dầu mỏ còn chứa một số kim loại nặng, hàm lượng rất nhỏ như: vanadi, niken, sắt,
    magie, crom [Đinh Thị Ngọ, 2001]
    Dầu thô Việt Nam thuộc loại dầu Parafinic có đặc điểm: nhẹ, sạch, chứa rất ít
    các độc tố, rất ít lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng và là loại dầu chứa nhiều hydrocarbon
    parafin, đặc biệt chứa nhiều hydrocarbon n- parafin C10 - C40. Theo tiêu chuẩn phân
    loại của Liên Xô cũ thì dầu thô mỏ Bạch Hổ và mỏ Đại Hùng xếp loại 1/3, còn theo
    tiêu chuẩn xếp loại của Viện khoáng sản Mỹ thì dầu thô mỏ Bạch Hổ xếp loại 2/9 và
    dầu thô mỏ Đại Hùng xếp loại 5/9 [ Đinh Thị Ngọ, 2001].


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Lại Thúy Hiền (1997). Giáo trình cao học vi sinh vật dầu mỏ. Viện sinh thái và tài
    nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
    2. Lại Thúy Hiền, Vũ Phương Anh và Tạ Duy Hiến (1997). Khả năng sử dụng
    hydrocacbon mạch dài của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ mỏ dầu Bạch Hổ.
    Tạp chí sinh học 18(2): 74-79.
    3. Lại Thúy Hiền, Vũ Phương Anh và Tống Kim Thuần (1999). Khả năng sử dụng
    hydrocacbon mạch dài của Candida tropicalis và Rhodotorula glutinis phân lập từ
    mỏ dầu Bạch Hổ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 37(2): 36-42.
    4. Lại Thúy Hiền, Hoàng Hải và Nguyễn Đình Quyến (1996). Đặc điểm phân loại và
    khả năng sử dụng hydrocacbon của một số chủng Pseudomonas phân lập từ dầu
    mỏ và sản phẩm dầu mỏ. Kỷ yếu Viện Công nghệ Sinh học: 145-153.
    5. Lại Thuý Hiền, Nguyễn Thị Thu Huyền, Đỗ Thu Phương, Vũ Phương Anh, Kiều
    Hữu Ảnh (2003). Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của một số chủng vi khuẩn khử
    sunphat ưa nhiệt phân lập được từ giếng khoan dầu khí Vũng Tàu. Tạp chí Khoa
    học và Công nghệ 41(4): 1-7.
    6. Lại Thuý Hiền, Đặng Phương Nga (1998). Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của
    một số chủng vi khuẩn khử sunphat phân lập từ mỏ dầu Bạch Hổ. Tạp chí sinh học
    20(4): 37-42.
    7. Lại Thuý Hiền, Lê Phi Nga (1992). Nghiên cứu khả năng gây ăn mòn kim loại của
    vi khuẩn Desulfovibrio vulgaris. Tạp chí sinh học 14(4): 26-29.
    8. Lại Thúy Hiền, Đỗ Thu Phương, Vũ Phương Anh, Đặng Phương Nga, Hoàng Hải,
    Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Lê Gia Hy và Trần Đình Mấn (2005). Nghiên
    cứu và ứng dụng vi sinh vật dầu mỏ. Hội nghị Khoa học kỷ niệm 30 năm Viện
    Khoa học và Công nghệ Việt Nam: 57-66.
    9. Lại Thúy Hiền, Đỗ Thu Phương, Phạm Thị Hằng, Vương Thị Nga, Nguyễn Văn
    Long, Kiều Quỳnh Hoa, Lê Như Tiêu, Nguyễn Thị Phúc và Nguyễn Văn An
    58
    (2001). Khả năng tạo khí H2
    S của vi khuẩn khử sunphat siêu nhiệt và chịu áp, phân
    lập từ giếng khoan dầu khí mỏ Bạch Hổ, Vũng Tàu. Hội nghị Khoa học – Kỹ thuật
    dầu khí kỉ niệm 20 năm thành lập Vietsovpetro và khai thác tấn dầu thứ 100 triệu:
    116-117.
    10. Lại Thuý Hiền, Đỗ Thu Phương, Lê Phi Nga, Đặng Phương Nga, Phạm Thu Thuỷ,
    Hoàng Hải, Phạm Thị Hằng (2000). Khu hệ vi sinh vật trong khu vực dầu khí Vũng
    Tàu và hướng ứng dụng các vi sinh vật hữu ích. Hội nghị Sinh học Quốc gia: 77-83.
    11. Đặng Phương Nga, Kiều Quỳnh Hoa, Phạm Thị Hằng, Lại Thuý Hiền (2007). Khả
    năng khử kim loại nặng của một số chủng vi khuẩn khử sunphat phân lập từ nước
    thải làng nghề Vân Chàng, Nam Định. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong
    Khoa học sự sống: 891-894.
    12. Đinh Thị Ngọ (2001). Hóa học dầu mỏ và khí. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà
    Nội: 25-48.
    13. Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Dương Nhựt Long (2009). Chương 3
    trong Giáo trình nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ.
    14. Rheiheimer G. (1985). Vi sinh vật học của các nguồn nước. Nhà xuất bản khoa học
    kỹ thuật.
    15. Trần Mạnh Trí (1996). Dầu và dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
    Hà Nội: 34-41.
    16. Phạm Văn Ty và Vũ Nguyên Thành (2007). Công nghệ vi sinh và môi trường (tập
    5) trong Công nghệ sinh học. Nhà xuất bản giáo dục: 157-158.
    Tài liệu tiếng Anh
    17. Aeckersberg, F., Bak, F. and Widdel, F. (1991). Anaerobic oxydation of saturated
    hydrocarbons to CO
    2
    by a new type of sulfate-reducing bacterium. Arch.
    Microbiol. 156: 5-14.
    18. Ahn, Y.B., Chae, J-C., Zylstra, G.J. and Häggblom, M.M. (2009). Degradation of
    Phenol via Phenylphosphate and Carboxylation to 4-Hydroxybenzoate by a Newly
    59
    Isolated Strain of the Sulfate-Reducing Bacterium Desulfobacterium anilini. Appl.
    Environ. Microbiol. 75 (13): 4248-4253.
    19. Aitken, C.M., Jones, D.M. and Larter, S.R. (2004). Anaerobic hydrocarbon
    biodegradation in deep subsurface oil reservoirs. Nature. 431: 291-294.
    20. Beller, H.R., Grbic-Galic, D. and Reinhard, M. (1992). Microbial degradation of
    toluene under sulfate-reducing conditions and the influence of iron on the process.
    Appl. Environ. Microbiol. 58: 786-793.
    21. Canganella, F., Gambacorta, A., Kato, C., Horikoshi, K. (2000). Effects of
    micronutrients on growth and starch hydrolysis of Thermococcus guaymasensis
    and Thermococcus aggregans. Microbiol. Res. 154: 307-312.
    22. Castro, H.F., Williams, N.H. and Orgam, A. (2000). Phylogeny of sulfate-reducing
    bacteria. FEMS Microbiol. Eco. 31: 1-9.
    23. Cord-Ruwisch, R., Kleinitz, W. and Widdel, F. (1987). Sulfate-reducing bacteria
    and their activities in oil production. J. Petro. Tech: 97-106.
    24. Cravo-Laureau, C., Matheron, R., Cayol, J.L., Joulian, C. and Hirschler-Réa, A.
    (2004). Desulfatibacillum aliphaticivorans gen. nov., sp. nov., an n-alkane- and n-alkene-degrading, sulfate-reducing bacterium. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 54: 77-83.
    25. Cypionka, H. (2000). Oxygen respiration by Desulfovibrio species. Ann. Rev Microbial.
    54: 827 -848.
    26. Dang, P.N., Dang, T.C.H., Lai, T.H. and Sta-Lotter, H. (1996). Desulfovibrio
    vietnamensis sp. nov., a halophilic sulfate-reducing bacterium from Vietnamese oil
    field. Anae. Taxo. Syst. 2: 385-392.
    27. Devereux, R., Delaney, M., Widdel, F. and Stahl, D.A. (1989). Natural
    relationships among sulfate-reducing bacteria. J. Bacteriol. 171 (12): 6689-6695.
    28. Ehrenreich, P., Behrends, A., Harder, J. and Widdel, F. (2000). Anaerobic
    oxydation of alkanes by newly isolated denitrifying bacteria. Arch. Microbiol. 173:
    58-64.
    60
    29. Fadeau, M.L., Ollivier, B., Patel, B.K.C., Magot, M., Thomas, P., Rimbault, A.,
    Rocchiccioli, F. and Garcia, L.J. (1997). Thermotoga hypogea sp. nov., a
    xylanolytic, thermophilic bacterium from an oil-producing well. Int. J. Syst.
    Bacteriol. 47(4): 1013-1019.
    30. Gibson, G.R. (1990) Physiology and ecology of the sulphate-reducing bacteria. J.
    Appl. Bacteriol. 69: 769-797.
    31. Hansen, T.A. (1994). Metabolism of sulfate-reducing prokaryotes. Anotonie van
    Leeuwenhoek. 66: 165-185.
    32. Harms, G., Zengler, K., Rabus, R., Aeckersberg, F., Minz, D., Rossello-Mora, R.
    and Widdel, F. (1999). Anaerobic Oxydation of o-Xylene, m-Xylene, and
    Homologous Alkylbenzenes by New Types of Sulfate-Reducing Bacteria. Appl.
    Environ. Microbiol. 65 (3): 999-1004.
    33. Irene, A.D, Duncan, K.E., Choi, O.K. and Suflita, J.M. (2006). Desulfoglaeba
    alkanexedens gen. nov., sp. nov., an n-alkane-degrading, sulfate-reducing
    bacterium. Int. J. Syst. Evol. Microbiol. 56: 2737-2742.
    34. Kniemeyer, O., Fischer, T., Wilkes, H., Glöckner, O.F. and Widdel F. (2003).
    Anaerobic Degradation of Ethylbenzene by a New Type of Marine Sulfate-Reducing Bacterium. Appl. Environ. Microbiol. 69 (2): 760-768.
    35. Kuznhexov, C.I. and Ivanov, M.V. (1963). Vezenhie v geologitreskuju
    microbiologju. M. Izd- vo AN SSSR.
    36. Labes, A. and Schonheit, P. (2001). Sugar utilization in the hyperthermophilic, sulfate-reducing archaeo n Archaeoglobus fulgidus strain 7324: starch degradation to acetate and
    CO2
    via a modified Embden-Meyerhof pathway and acetyl-CoA synthetase (ADP-forming). Arch. Microbiol. 176: 329-338.
    37. Lai Thuy Hien, Pham Thi Hang, Do Thi Thoa, Nguyen Kim Giao (2004).
    Morphology of sulfate-reducing bacteria in differences condition. The 5th Vietnam-Japan conference and exchange for electron microscopy in biology and medicine:
    64 - 69.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...