Luận Văn Nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh thối mang trên cá tầm Nga A .gueldenstaedtii nuôi tại xã Namk, huyện Lă

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2
    2.1.ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ TẦM NGA 2
    2.1.1. Hệ thống phân loại 2
    2.1.2. Đặc điểm hình thái 2
    2.1.3. Đặc điểm phân bố và môi trường sống 3
    2.1.3.1. Đặc điểm phân bố 3
    2.1.3.2. Môi trường sống 3
    2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng 5
    2.1.6 Đặc điểm sinh sản 6
    2.2 TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7
    2.2.1.Tình hình nuôi cá Tầm trên thế giới 7
    2.2.2 Tình hình nuôi cá Tầm ở Việt Nam 9
    2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH CÁ TẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 10
    2.3.1 Trên thế giới 10
    2.3.2. Tại Việt Nam 12
    PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1. Đối tượng nghiên cứu 15
    3.2. Thời gian nghiên cứu 15
    3.3. Địa điểm nghiên cứu 15
    3.4. Nội dung nghiên cứu 15
    3.5. Vật liệu nghiên cứu 15
    3.6.1. Phương pháp thu thập số liệu 15
    3.6.2. Phương pháp thu thập số liệu 16
    3.6.3. Phương pháp định danh vi khuẩn 16
    3.6.3.1. Phương pháp thu mẫu 16
    3.6.3.2. Phương pháp nuôi cấy phân lập, định danh 16
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
    4.1. Kỹ thuật nuôi cá tầm trong lồng bè 23
    4.1.1 Chọn địa điểm đặt lồng nuôi 23
    4.1.2 Thiết kế và xây dựng lồng nuôi 23
    4.1.3 Chọn giống và thả giống 24
    4.1.3.1 Con giống 24
    4.1.3.2 Vận chuyển giống 25
    4.1.3.3 Thả giống 25
    4.1.4 Thời vụ thả nuôi 25
    4.1.5 Chăm sóc và quản lý 25
    4.1.6 Một số bệnh thường gặp và phương pháp phòng bệnh 27
    4.1.6.1 Một số bệnh thường gặp 27
    4.1.6.2. Phương pháp phòng bệnh 31
    4.1.7 Thu hoạch 31
    4.2 Kết quả phân lập định danh vi khuẩn gây bệnh thối mang trên cá tầm Nga 32
    4.2.1.Kết quả quan sát dấu hiệu bệnh lý 32
    4.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn 33
    4.2.3. Kết quả nhuộm Gram 34
    4.2.4. Kết quả thử phản ứng sinh hóa trên chủng vi khuẩn phân lập được 34
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
    5.1. Kết luận 37
    5.2 Kiến nghị 37
    MỤC LỤC 40


    PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thủy sản đã có những bước tiến nhảy vọt. Diện tích nuôi trồng và đối tượng nuôi ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức nuôi phong phú.
    Việc di nhập một số loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế cho phép sử dụng nguồn lợi nước lạnh Việt Nam có hiệu quả hơn. Cá tầm được coi là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế phù hợp nuôi trong điều kiện nước lạnh và kỹ thuật ngày một hoàn thiện. Hiện nay đã có nhiều cơ sở nuôi cá tầm tại Việt Nam mang lại nguồn thu nhập lớn. Năm 2012 công ty cá tầm Việt đã có 6 công ty thành viên chuyên nuôi cá tầm trên các mặt hồ thủy điện từ Tây Nguyên ra miền Trung, miền Bắc như: Cty TNHH Cá Tầm Việt Nam- Đà Lạt, Cty cổ phần Tầm Long Đami tại Bình Thuận .[18]
    Nghề nuôi cá Tầm phát triển đã tăng thêm nguồn thu nhập cũng như làm giàu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thay thế một lượng lớn cá Tầm nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, sử dụng nguồn nước lạnh cho nuôi trồng thủy sản, khuyến khích phát triển du lịch địa phương và các nghành nghề khác (chế biến, vận tải ), triển vọng xuất khẩu sang các nước khác không có điều kiện nuôi như nước ta.[2]
    Tuy nhiên nghề nuôi cá Tầm ở Việt Nam vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định như: Chưa tiến hành sản xuất giống nhân tạo được mà phải nhập trứng về cho ấp rất tốn kém, không chủ động được con giống, tình hình dịch bệnh xảy ra tương đối phức tạp, chưa kiểm soát được.[18] Trên cá tầm xuất hiện nhiều mầm bệnh như: bệnh hoại tử cơ, bệnh thối mang, bệnh hoại tử gan, hội chứng lỡ loét .làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn và nguyện vọng của bản thân, tôi tiến hành chọn đề tài: “Nghiên cứu vi khuẩn gây bệnh thối mang trên cá tầm Nga A .gueldenstaedtii nuôi tại xã Namk, huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk”.
    Nhằm mục đích tìm hiểu:
    - Kỹ thuật nuôi bè cá tầm thương phẩm tại công ty.
    - Nghiên cứu, phân lập vi khuẩn gây bệnh thối mang trên cá Tầm Nga
    - Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
     

    Các file đính kèm:

    • 9.doc
      Kích thước:
      3.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...