Luận Văn Nghiên cứu về vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ v

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 11/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:
    Nước Việt Nam là một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc bởi quả trình đồng hóa trên tất cả các phương diện của chúng, nền tư tưởng chính trị nho giáo đã trở thành khuôn mẫu chuẩn mực trong các quan hệ xã hội. Tuy hình thái kinh tế xã hội phong kiến và những tàn dư về mặt chính trị đã khép lại hơn nửa thế kỉ nhưng những quan niệm những định kiến hình thành trong giai đoạn đó vẫn còn dai dẳng cho đến ngày hôm nay. Một trong những định kiến đó chính là việc coi thường vị thế và tầm quan trọng của phụ nữ, “trai thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”, hoặc tài sản trong gia đình là thuộc về người đàn ông , người phụ nữ mặc nhiên không có quyền được sở hữu chúng cho dù chính họ làm ra, một khi người chồng chết đi, nếu muốn đi bước nữa người phụ nữ phải ra đi trắng tay, không được mang theo bất cứ tài sản nào khác. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám vị thế và sức ảnh hưởng của người phụ nữ trong xã hội đã nâng lên một tầm cao mới. Cũng từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của họ đã được xác lập và được bảo hộ bởi pháp luật. Ngày nay khi xã hội Việt Nam đã có nhiều bước chuyển biến nhất là trong nền kinh tế, từ nền kinh tế quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường , thì những vấn đề xã hội như hôn nhân và gia đình cũng ngày một phức tạp hơn. Quan niệm về hôn nhân cũng vì thế mà mở rộng hơn, một khi tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì vợ và chồng có thể li hôn để đảm bao cho cuộc sống của cả hai và của con cái. Khi li hôn xảy ra phần lớn sự thiệt thòi thuộc về người phụ nữ, kể cả về vật chất lẫn tinh thần, chính vì vậy đặt ra một vấn đề là làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.

    NỘI DUNG:
    1.Thực trạng của vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn.
    1.1.Thực trạng xã hội:

    Xã hội phát triển , những vấn đề về tài sản và sở hữu tài sản cũng phát triển hết sức đa dạng với tính chất ngày càng phức tạp hơn. Quan hệ của vợ chồng về tài sản cũng không nằm ngoài qui luật đó. Đặc biệt vấn đề li hôn cũng xảy ra nhiều hơn và các vụ tranh chấp tài sản trong li hôn cũng diễn biến ngày một phức tạp hơn và mang tính chất xã hội.
    Theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa (Trường Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam chiếm 31 - 40%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Đáng chú ý là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi vợ chồng chỉ từ 23 - 30. (Theo VTC News ngày 17/1/2007). Lí do để dẫn đến việc li hôn vô cùng đa dạng, tuy nhiên hai người thường có thái độ che giấu vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân chính để hòa giải là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó vấn đề chia tài sản khi li hôn lại cũng là một vấn đề nan giải không kém, bởi khi đó tình cảm vợ chồng không còn nữa vì vậy mà lợi ích vật chất lại được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên khi giải quyết các vụ li hôn có liên quan tới tài sản thường thì người phụ nữ sẽ là người bị thiệt thòi hơn. Khá nhiều trường hợp người vợ ở nhà, người chồng là người chủ yếu tạo ra thu nhập chính cho gia đình, vì vậy khi li hôn căn cứ vào công sức đóng góp, đương nhiên người chồng sẽ được nhiều hơn. Cũng có những trường hợp người chồng giao tài sản riêng cho một người khác đứng tên hoặc nhờ một người nào đó tạo hợp đồng tặng cho giả tạo những tài sản riêng của mình, khi đó mặc dù tài sản tạo ra trong thời kì hôn nhân nhưng trên pháp lí đó chỉ của riêng người chồng. Hoặc người vợ có đi làm, nhưng thu nhập lại dùng cho việc chi tiêu trong gia đình dẫn đến những tài sản lớn thì do chồng đứng tên và trên thực tế thì nó được mua bởi tiền của anh ta, khi đó tài sản sẽ khó mà chia đôi theo nguyên tắc chia tài sản Đây chỉ là một số trường hợp tổng kết lại trên thực tế, mang tính chất tổng quát nhưng chúng ta đã thấy phần thiệt thòi về tài sản hầu hết là rơi vào người phụ nữ, người vợ khi li hôn.



    *****





    KẾT LUẬN:

    Trên đây là một số nghiên cứu của cá nhân về vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ trong việc chia tài sản của vợ và chồng khi li hôn, trong đó có nêu ra thực trạng nguyên nhân và một số giải pháp. Vấn đề này không mới nhưng đòi hỏi cần có cái nhìn tổng quát chân thực và khách quan. Khi nền kinh tế thị trường đã có những bước phát triển vượt bậc thì những quan điểm định kiến cũng cần có sự thay đổi cho tiến bộ, các ngành luật có điều chỉnh về hôn nhân gia đình cũng cần kịp thời sửa đổi bổ sung để phù hợp hơn, tuy nhiên phải đặt sự thay đổi đó dưới góc đọ bảo đảm sự công bằng bình đẳng và tuân theo truyền thống đạo nghĩa dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...