Luận Văn Nghiên cứu về triết học Heghen

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu về triết học Heghen
    1. Lý do chọn đề tài:
    Lịch sử phát triển triết học đã trải qua những giai đoạn phát triển thăng trầm. Triết học ra đời khi năng lực tư duy trừu tượng của con người đạt đến trình độ nhất định và phát triển ở đỉnh cao cho tới thời kỳ trung cổ là triết học cổ điển Đức. Các nhà triết học Đức đầu thế kỷ XIX đã cống hiến cho nhân loại những tư tưởng biện chứng xuất sắc đặc biệt là triết học Heghen. Có thể nói Heghen là nhà triết học kinh điển nhất của triết học Đức cổ điển, học thuyết triết học của ông là tiền đề vững chắc và góp phần không nhỏ cho việc hình thành triết học Mác - Lênin đặc biệt là với phép biện chứng của mình, Heghen đã tạo được chỗ đứng vĩ đại trong sự phát triển triết học.
    2. Mục đích và nhiệm vụ
    Nghiên cứu về triết học Heghen để ta hiểu sâu về triết học Mác - Lênin, bể biết về tiền đề mà Mác và Ăng ghen đã dựa vào triết học Heghen như thế nào, có nghĩa là tìm hiểu xem Heghen có đóng góp gì cho triết học của nhân loại. Với mục đích đó ta cần phải chịu khó đọc, nghiên cứu tài liệu có liên quan về Heghen, xem xét và nghiên cứu cẩn thận đề hiểu sâu sắc về triết học Heghen, để nắm được hệ thống các tư tưởng cốt lõi của tư tưởng Heghen.
    3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
    Dựa vào những ấn bản của các nhà xuất bản tin cậy về triết học, trong đó có triết học Heghen, dựa vào tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà kinh điển viết về Heghen và những suy xét của bản thân ta đã có cơ sở lý luận của đề tài.
    Không có triết học Heghen liệu có phép biện chứng duy vật hay không? Điều đó cho ta thấy một vấn đề rằng Heghen có công lao rất lớn trong sự phát triển triết học. Bằng khoa học thực tiễn ta có thể khẳng định điều đó.
    4. Ý nghĩa của phương pháp luận.
    Qua nghiên cứu triết học Heghen chúng ta thấy ông đã khái quát một cáhc sâu sắc và có hệ thống về những vấn đề cơ bản của phép biện chứng, tư tưởng biện chứng của ông là tư tưởng tiến bộ, cách mạng ẩn sau cái vỏ thần bí. Song hệ thống triết học của ông lại là duy tâm bảo thủ, siêu hình và đi ngược lại sự phát triển của tiến bộ, khoa học, cách mạng. Mặt cách mạng của học thuyết Heghen đã đè bẹp bởi sự trưởng thành quá khổ của mặt bảo thủ của nó.
    Nghiên cứu triết học Heghen, trước hết phải vượt qua nó, biết được hạn chế và tích cực của nó, không nên "phủ định sạch trơn".
    5. Nội dung.
    Heghen trong sự phát triển triết học cổ điển Đức là một đại biểu kiệt xuất nhất, bộ óc bách khoa toàn thư của thời đại mình - Gioocvinhem Phơriđơvích Heghen.
    A. Nghiên cứu về triết học của Heghen, trước hết ta nghiên cứu về các quan điểm mở đầu làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống Heghen.
    Thứ nhất, ông xác định mục đích của mình là nghiên cứu tư duy, nhận thức, nghĩa là nghiên cứu tư duy của con người. Tư duy của con người là hoạt động chủ quan của con người song nó lại đóng vai trò khách quan nghĩa là không phụ thuộc vào con người, đó là "ý niệm tuyệt đối" - "tinh thần của thế giới". Ý niệm tuyệt đối làm cơ sở cho mọi sự tồn tại, nó là bước phát triển cao nhất của tư duy, là khởi nguyên của mọi sự vật và hiện tượng, là đấng tối cao tạo ra giới tự nhiên và con người, là "thượng đế".
    "Tinh thần tuyệt đối" là sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức, chủ thể và khách thể. Nhưng không phải sự thống nhất, đồng nhất trần trụi mà chứa đựng yếu tốt khác biệt, thống nhất trong hoạt động, vận động tương tác lẫn nhau. Tư duy là tư duy chính mình, biến mình thành khách thể đồng thời trở thành cái chủ quan và cái khách quan. Tư duy phản ánh thực tiễn, phản ánh khách thể, khi phản ánh đúng, nó hợp lý. Cái hợp lý, cái thần thánh, cái thực tiễn, cái tất yếu trùng hợp nhau. "Mọi hiện thực đều hợp lý, mọi hợp lý đều là hiện thực".
    Qua quá trình nhận thức thế giới, con người xây dựng nên những khái niệm. Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy, nhưng Heghen đã tuyệt đối hoá khái niệm, coi đó là "sự bắt đầu của mọi sự sống", và là hình thức vô hạn sáng tạo, bao hàm bên trong sự hoàn bị của mọi nội dung và đồng thời đóng vai trò nguồn gốc của chính nội dung.
    Vậy là Heghen đã đảo lộn quan hệ tồn tại (nguồn gốc của nội dung) và tư duy (khái niệm), coi tư duy là cái có trước tồn tại, nhờ đó mà sự vật hiện hữu. Sự vật có thể mất đi nhưng ý niệm thì vẫn còn mãi.
    - Về nguồn gốc của tinh thần: Heghen nêu ra cấu trúc gồm 3 phần: ý thức, tự ý thức và lý tình.
    Ý thức trải qua: cảm giác, tri giác và giác tính. Cảm giác cho ta hình ảnh từng bộ phận mờ nhạt. Tri giác tổng hợp các cảm giác cho ta sự vật, tri giác đem đến cho ta cái riêng, cái đơn nhất, nhưng trong đó đã chứa đựng cái chung, cái phổ biến. Nhưng sự vật luôn vận động, biến đổi và mâu thuẫn, giác tính không bao quát được nó, ý thức trở thành đối tượng để ta nhận thức, ý thức trở thành tự nhận thức, ý thức xem xét mình như một sản phẩm của lao động xã hội. Lao động đã giải phóng con người khỏi ách nô lệ, đạt đến tự do. Mục đích của "tự ý thức" là đạt đến tự do, chỉ đạt được tự do bằng sự giải phóng bên trong.
     
Đang tải...