Luận Văn Nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lư do chọn đề tài.
    Trong cộng đồng cư dân Trung Quốc, người Kinh là một dân tộc thiểu số, tập trung phần lớn ở Kinh Đảo, Giang B́nh, Đông Hưng, Quảng Tây. Vạn Vĩ nằm trong khu vực Kinh Đảo, là nơi người Kinh tập trung sinh sống từ khi đến đảo. Trải qua 5 thế kỉ định cư, ở Vạn Vĩ vẫn tồn tại khung cảnh làng quê, ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam trong ḷng một đất nước khác. Người Kinh ở Vạn Vĩ đă định h́nh một kho tàng văn hoá vừa dung hoà các yếu tố văn hoá Hán vừa mang đậm nét văn hoá truyền thống của người Kinh.
    Tín ngưỡng là biểu hiện sắc thái căn hóa tộc người, là tấm gương phản ánh đời sống thực của họ. Hệ thống tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ đă phản ánh sinh động đời sống xă hội và đời sống tinh thần của con người nơi đây. Toàn bộ tư liệu thu thập trong luận văn này sẽ phác họa tương đối đầy đủ toàn diện về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ.
    Nghiên cứu về tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ giúp chúng ta làm rơ và nhận diện những đặc điểm văn hoá của một dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Trung Quốc. Đồng thời chúng ta có thể thấy được sự giao lưu văn hoá trong tín ngưỡng giữa người Kinh và với các dân tộc khác.
    Ngày nay, cùng với quá tŕnh giao lưu và hội nhập, không chỉ người Kinh mà các tộc người thiểu số khác ở Vạn Vĩ đều chịu tác động từ bên ngoài. Quá tŕnh ấy đă mang lại những thành tựu to lớn về kinh tế, xă hội và văn hóa song cũng chính điều đó cũng làm nảy sinh những nguy cơ và thách thức mới. Đặc biệt là sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống của người Kinh. V́ vậy nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong tín ngưỡng của người Kinh nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị ấy là việc làm cần thiết.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
    Từ trước đến nay, nghiên cứu về tín ngưỡng tôn giáo của người Kinh với vai tṛ là chủ thể ở Việt Nam đă thu hút rất nhiều của các học giả trong và ngoài nước. Nhưng khai thác về tín ngưỡng của người Kinh với vai tṛ là một dân tộc thiểu số ở một đất nước đông dân như Trung Quốc th́ chưa được giới học giả quan tâm nhiều.
    Cuốn “Các dân tộc trên thế giới” do tác giả Tolxtov (chủ biên): đă giới thiệu một cách chung nhất về người Kinh ở Trung Quốc. Văn hóa nói chung và hệ thống tín ngưỡng nói riêng cũng chưa được tŕnh bày hệ thống, cụ thể.
    Tác phẩm “Kinh tộc” của Hán Minh: là công tŕnh viết về người Kinh ở khu vực Kinh Đảo, đă dựng nên bức tranh sinh động đời sống của cư dân người Kinh ở Kinh Đảo. Hoạt động kinh tế và những tập quán trong nghề đánh cá ở biển khơi chiếm một thời lượng đáng kể. Tuy nhiên, đây chỉ là tác phẩm rất tổng quan về người Kinh, những thông tin chỉ cập nhật đến 1949.
    Tác phẩm “Tôn giáo dân gian Trung Quốc” của nhiều tác giả là các nhà nghiên cứu Trung Quốc: đề cập đến các loại h́nh tôn giáo dân gian của 56 dân tộc ở Trung Quốc. Trong tác phẩm này, các h́nh thức tín ngưỡng trong gia đ́nh và cộng đồng của người Kinh cũng được các tác giả nghiên cứu một cách khái lược.
    Tác phẩm “Trung Quốc Nam phương dân tộc sử” của tác giả Vương Văn Quang: vấn đề được đề cập nhiều nhất là nguồn gốc của Kinh tộc c̣n các lĩnh vực khác chỉ được tŕnh bày một cách ngắn gọn. Phạm vi thời gian của tác phẩm c̣n giới hạn, chưa bao gồm cả giai đoạn hiện tại.
    Bài viết “Khái quát về người Kinh (Việt) ở Trung Quốc” của Nguyễn Duy Bính : đă dưa ra cái nh́n khái quát về người Kinh ở khu vực Kinh Đảo trên các phương diện: Lịch sử h́nh thành, tộc danh, địa bàn cư trú, vai tṛ của người Kinh trong lịch sử Trung Quốc. Tác giả cũng tŕnh bày khái lược về các loại h́nh kinh tế, các dạng thức văn hóa, phong tục tập quán của người Kinh.
    Tác phẩm “Đương đời Trung Quốc đích Kinh tộc” của Ngô Măn Ngọc, Tiễn Thiếu Hoa: đă đề cập toàn diện về lịch sử nguồn gốc, khu vực cư trú, kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, tiết khánh tập tục, hôn nhân, gia đ́nh , giáo dục, khoa học kĩ thuật của người Kinh ở Quảng Tây. Trong đó tín ngưỡng của người Kinh ở khu vực này cũng chỉ được giới thiệu một cách khái quát
    Tác phẩm “Nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Làng Vạn Vĩ, Giang B́nh, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc” của Nguyễn Thị Phương Châm: nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về nghi lễ hôn nhân của người Kinh ở Vạn Vĩ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đă đề cập tới văn hoá vật thể và phi vật thể để giúp chúng ta có cái nh́n khái quát về Vạn Vĩ.
    Có thể thấy, các phẩm, tác giả nêu trên đă có cái nh́n tổng quan về người Kinh ở Trung Quốc dưới nhiều góc độ khác nhau: nguồn gốc, kinh tế, văn hoá, chính sách dân tộc, hôn nhân Và như vậy chưa có tác phẩm nào nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng của người Kinh ở Trung Quốc. Tuy nhiên đây là những nguồn tư liệu rất quư để chúng tôi tham khảo trong quá tŕnh hoàn thành đề tài về tín ngưỡng của người Kinh ở vạn Vĩ từ thế kỉ 20 đến nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Đối tượng nghiên cứu: Là các loại h́nh tín ngưỡng cụ thể đă từng tồn tại, đang tồn tại và giữ vị trí quan trọng đặc biệt trong đời sống văn hoá tinh thần của của người Kinh ở Giang B́nh, Đông Hưng, Quảng Tây Trung Quốc.
    + Phạm vi nghiên cứu:
    - Phạm vi không gian: là làng Vạn Vĩ, Giang B́nh, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc.
    - Phạm vi thời gian: từ thế kỉ XX đến nay. Khi nghiên cứu tín ngưỡng của người Kinh ở vạn Vĩ trong thời gian này, chúng tôi có đề cập đến tín ngưỡng của giai đoạn trước thế kỷ XX để đảm bảo tính liên tục và hệ thống của đề tài.
    - Phạm vi nội dung: Nội dung nghiên cứu là hệ thống tín ngưỡng truyền thống trong cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ và sự giao lưu của nó với các dân tộc khác.
    4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    + Phương pháp luận: sử dụng phương pháp biện chứng, phương pháp logic và phương pháp lịch sử là chủ yếu.
    + Phương pháp cụ thể: điền dă, xă hội học, phương pháp liên ngành, thống kê, các biện pháp kỹ thuật như chụp ảnh, ghi âm
    + Nguồn tư liệu
    - Nguồn tư liệu bậc 1: Tài liệu khảo cổ, tài liệu hiện vật
    - Các nguồn tư liệu khác như sách báo, tạp chí chuyên ngành, các trang website
    5. Đóng góp của luận văn
    Luận văn sẽ đi sâu t́m hiểu tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ, Giang B́nh, Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc từ thế kỉ 20 đến nay. Đây có thể được coi là công tŕnh đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống, mang tính khái quát về tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh nơi đây.
    Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các loại h́nh tín ngưỡng của cộng đồng người Kinh ở Vạn Vĩ giúp người đọc thấy được những nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của một dân tộc thiểu số Trung Quốc có nguồn gốc từ Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn với những tư liệu mới về hệ thống tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ có ư nghĩa thực tiễn và lí luận sâu sắc trong việc t́m hiểu nguồn gốc tộc người, lịch sử h́nh thành, ổn định và phát triển của người Kinh trong cộng đồng các dân tộc ở Trung Quốc.
    Nội dung luận án c̣n góp phần bảo tồn, phát huy hơn truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Kinh ở Quảng Tây, làm tăng thêm t́nh đoàn kết giữa cộng đồng người Kinh ở Quảng Tây và các dân tộc ở Việt Nam đồng thời củng cố quan hệ ngoại giao Việt - Trung.
    6. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn chia làm 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về người Kinh ở Vạn Vĩ
    Chương 2: Tín ngưỡng
    Chương 3: Giao lưu văn hoá trong tín ngưỡng của người Kinh ở Vạn Vĩ với các dân tộc khác.


    Chương 1
    KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI KINH Ở VẠN VĨ

    1.1 Lịch sử h́nh thành
    Người Kinh ở Kinh Đảo nói chung và Vạn Vĩ nói riêng đă đến nơi này định cư từ rất lâu. Từ những bước chân khai phá buổi đầu tiên cho đến nay, người Kinh ở Vạn Vĩ đă trải qua một chặng đường lịch sử đầy biến động.
    Những tư liệu thành văn cho biết nguồn gốc và sự hiện diện của người Kinh rất ít. Hương ước, gia phả các ḍng họ lớn trong làng là một trong những tư liệu thành văn quan trọng của người Việt ở đây.
    Nghiên cứu về buổi đầu tiên định cư của người Kinh ở Vạn Vĩ nói riêng và Kinh Đảo nói chung, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng đă có sự đồng nhất về mốc thời gian người Kinh đến Kinh Đảo là từ thế kỷ XVI.
    Một trong những nguyên nhân lư giải về việc di dân của người Việt ở Đồ Sơn Việt Nam đó là bởi sự biến động của chế độ phong kiến Đại Việt vào thế kỷ XVI.
    Sau một thời gian dài lập nghiệp trên vùng đất mới, người Kinh đă thích nghi với cuộc sống ở vùng đất mới nhưng vẫn phải đứng trước những khó khăn, thử thách. Họ trở thành tá điền và bị bóc lột nặng nề dưới triều Minh, Thanh.
     
Đang tải...