Tiến Sĩ Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây Lạc tân phụ (Astilbe

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. THỰC VẬT HỌC 3
    1.1.1. Phân loại thực vật, phân bố của chi Astilbe Buch.-Ham. ex D.
    Don và cây Lạc tân phụ trên thế giới
    1.1.1.1. Về phân loại thực vật 3
    1.1.1.2. Phân bố 12
    1.1.2. Nghiên cứu phân loại, phân bố của chi Astilbe và cây Lạc tân
    phụ ở Việt Nam
    1.1.2.1. Phân loại thực vật 14
    1.1.2.2. Phân bố 15
    1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 15
    1.2.1. Thành phần hóa học một số loài thuộc chi Astilbe 15
    1.2.1.1. Các sterol 15
    1.2.1.2. Triterpenoid 16
    1.2.1.3. Các dẫn xuất của acid benzoic 22
    1.2.1.4. Flavonoid 24
    1.2.1.5. Các hợp chất khác 30
    1.2.2. Thành phần hóa học của cây Lạc tân phụ 31
    1.3. TÁC DỤNG SINH HỌC VÀ CÔNG DỤNG 32
    1.3.1. Tác dụng sinh học, công dụng của một số loài thuộc chi 32
    14 Astilbe
    1.3.1.1. Tác dụng sinh học 33
    1.3.1.2. Công dụng 37
    1.3.2. Tác dụng sinh học, công dụng của cây Lạc tân phụ 38
    1.3.2.1. Tác dụng sinh học 38
    1.3.2.2. Công dụng 39
    CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 41
    2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 41
    2.1.2. Động vật, tế bào thí nghiệm 41
    2.1.3. Thuốc th , hóa chất, dung môi 41
    2.1.4. Máy móc, thiết bị 42
    2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 43
    2.2.1. Nghiên cứu thực địa 43
    2.2.2. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.3.1. Nghiên cứu về thực vật học 43
    2.3.1.1. Mẫu tiêu bản thực vật 44
    2.3.1.2. Xác định tên khoa học 44
    2.3.1.3. Nghiên cứu giải phẫu 44
    2.3.2. Nghiên cứu về hoá học 44
    2.3.2.1. Ph ng pháp định t nh 45
    2.3.2.2. Ph ng pháp chi t xuất phân lập các hợp chất 45
    2.3.2.3. Ph ng pháp xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 45
    2.3.3. Nghiên cứu tác dụng sinh học 45
    2.3.3.1. Mẫu nghiên cứu 45
    41 2.3.3.2. Xác định độc t nh cấp 46
    2.3.3.3. Đánh giá tác dụng chống oxy hóa 46
    2.3.3.4. Xác định hoạt t nh ức ch hoạt động enzym xanthin oxidase 47
    2.3.3.5. Đánh giá tác dụng chống viêm 48
    2.3.3.6. Đánh giá tác dụng giảm đau 51
    2.3.4.7. Thử tác dụng làm tăng c ờng hấp thu glucose 53
    2.3.4. Phương pháp x lý số liệu thống kê 54
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
    3.1. THỰC VẬT HỌC 55
    3.1.1. Xác định tên khoa học của cây Lạc tân phụ 55
    3.1.2. Đ c điểm hình thái thực vật 56
    3.1.3. Đ c điểm giải phẫu 58
    3.1.3.1. Cấu tạo giải phẫu lá chét 58
    3.1.3.2. Cấu tạo giải phẫu thân kh sinh 59
    3.1.3.3. Cấu tạo giải phẫu thân rễ 60
    3.1.3.4. Cấu tạo giải phẫu rễ 60
    3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 60
    3.2.1. Định tính các nhóm chất hữu cơ 60
    3.2.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất 62
    3.2.2.1. Chi t xuất và phân lập các hợp chất t ph n trên m t đất cây Lạc tân phụ
    3.2.2.2. Chi t xuất và phân lập các hợp chất t ph n d i m t đất cây Lạc tân phụ
    3.2.3. Xác định cấu tr c hóa học các hợp chất phân lập từ cây Lạc tân phụ
    3.2.3.1. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập t ph n trên m t đất
    66 3.2.3.2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập t
    ph n d i m t đất
    3.3. TÁC DỤNG SINH HỌC 102
    3.3.1. Độc tính cấp của CDMĐLTP 102
    3.3.2. Tác dụng chống oxy hóa của CDMĐLTP 103
    3.3.3. Hoạt tính ức chế hoạt động XO 103
    3.3.4. Tác dụng chống viêm của CDMĐLTP 104
    3.3.4.1. Tác dụng chống viêm cấp của CDMĐLTP trên mô hình gây
    phù bàn chân chuột bằng carrageenan
    3.3.4.2. Tác dụng chống viêm mạn của CDMĐLTP trên mô hình gây
    u hạt thực nghiệm bằng bông
    3.3.5. Tác dụng giảm đau của CDMĐLTP 106
    3.3.5.1. Tác dụng giảm đau trung ng của CDMĐLTP trên mô hình mâm nóng
    3.3.5.2. Tác dụng giảm đau ngoại vi của CDMĐLTP trên mô hình
    gây đau qu n bằng acid acetic
    3.3.6. Tác dụng làm tăng cường hấp thu glucose của các oleanan
    triterpenoid phân lập được từ CDMĐLTP
    3.3.6.1. Tác dụng độc t bào của các oleanan triterpenoid 108
    3.3.6.2. Tác dụng làm tăng c ờng hấp thu glucose của các oleanan
    triterpenoid
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 112
    4.1. VỀ THỰC VẬT HỌC 112
    4.2. VỀ HÓA HỌC 115
    4.3. VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC 122
    4.3.1. Về độc tính cấp 122
    4.3.2. Về tác dụng chống oxy hóa 123
    109 4.3.3. Về hoạt tính ức chế hoạt động XO 125
    4.3.4. Về tác dụng chống viêm 126
    4.3.5. Về tác dụng giảm đau 129
    4.3.6. Về tác dụng làm tăng cường hấp thu glucose của các oleanan triterpenoid
    4.3.7. Hạn chế trong nghiên cứu tác dụng sinh học 135
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    KẾT LUẬN 137
    Về thực vật học 137
    Về hóa học 137
    Về tác dụng sinh học 138
    KIẾN NGHỊ 139
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    CÁC CÔNG TR NH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cây Lạc tân phụ có tên khoa học là Astilbe rivularis Buch.-Ham. ex D.
    Don, thuộc họ Thường sơn hay Cỏ tai hổ (Saxifragaceae) [1],[9],[129]. Cây này
    phân bố ở Ấn Độ, Pakistan, Bhutan, Nepal, Thái Lan, Lào, Indonesia, Myanmar,
    nam Trung Quốc và Việt Nam [1],[9],[72],[89],[129],[144]. Theo kinh nghiệm
    dân gian của một số dân tộc ở châu Á (Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc): thân rễ, rễ
    của cây Lạc tân phụ được sử dụng làm thuốc chữa các chứng bệnh phong tê thấp



    nhức mỏi, chứng ngã sưng đau. Ngoài ra còn dùng chữa viêm dạ dày mạn tính,
    nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, lị, tiêu chảy, sa tử cung, chảy máu, vô sinh, thuốc
    bổ trong trường hợp cơ thể suy nhược, rối loạn kinh
    nguyệt, [5],[34],[43],[51],[72],[89],[126],[142]. Toàn cây chữa viêm khớp,
    trúng gió, đau lưng, bong gân, sưng cơ [63],[68],[71-72], lá dùng làm sạch máu
    [70].
    Ở Việt Nam, chi Astilbe mới biết có một loài duy nhất là A. rivularis, mọc
    hoang dại ở Lào Cai và một vài tỉnh Tây Bắc [1],[9],[18]. Người dân tộc vùng
    cao ở các tỉnh Lào Cai (Sa Pa) và Lai Châu cũng dùng rễ, thân rễ cây thuốc này
    để chữa các chứng bệnh đau nhức xương khớp, chứng ngã sưng đau, .
    Mặc dù vậy cho đến nay, ở nước ta chưa có công trình nào đi sâu nghiên
    cứu về dược học, cũng như về thành phần hóa học của cây Lạc tân phụ. Mặt
    khác, việc sử dụng cây thuốc này theo kinh nghiệm dân gian để chữa các chứng
    bệnh trên cũng chưa được nghiên cứu chứng minh.
    Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài:
    “Nghiên cứu về thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học
    của cây Lạc tân phụ (Astilbe rivularis Buch.-Ham. ex D. Don, họ
    Saxifragaceae)” làm luận án tiến sĩ Dược học, chuyên ngành Dược học cổ
    truyền, với 3 mục tiêu sau:
    1. Về thực vật học: Xác định tên khoa học, các đặc điểm hình thái quan trọng, khẳng định “tính đúng” của đối tượng nghiên cứu (Astilbe rivularis).
    2. Về thành phần hóa học: Định tính, phân lập và xác định cấu trúc một số
    hợp chất từ phần trên mặt đất và dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
    3. Về tác dụng sinh học: Xác định độc tính cấp và một số tác dụng sinh
    học của cao chiết và một số hợp chất phân lập được từ phần dưới mặt đất của
    cây Lạc tân phụ.
    Để đạt 3 mục tiêu trên, Đề tài được tiến hành các nội dung sau:
     Về thực vật
    - Mô tả đặc điểm thực vật, phân tích hoa, quả, hạt và xác định tên khoa
    học của mẫu nghiên cứu.
    - Xác định đặc điểm giải phẫu lá, thân, thân rễ, rễ của cây Lạc tân phụ.
     Về hóa học
    - Định tính các nhóm chất hóa học có trong phần trên mặt đất và dưới mặt
    đất của cây Lạc tân phụ.
    - Chiết xuất, phân lập và nhận dạng cấu trúc một số hợp chất phân lập
    được từ phần trên mặt đất và dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
     Về tác dụng sinh học
    - Xác định độc tính cấp cao chiết phần dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
    - Đánh giá tác dụng chống oxy hóa: khả năng dọn gốc tự do DPPH và dọn
    gốc tự do superoxyd (O
    2
    -
    ) của cao chiết phần dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
    - Xác định hoạt tính ức chế hoạt động enzym xanthin oxidase của cao
    chiết phần dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
    - Đánh giá tác dụng chống viêm cấp, viêm mạn; tác dụng giảm đau của
    cao chiết phần dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
    - Thử tác dụng làm tăng cường hấp thu glucose của một số hợp chất phân
    lập được từ phần dưới mặt đất của cây Lạc tân phụ.
     
Đang tải...