Chuyên Đề Nghiên cứu về thực trạng sống thử của sinh viên ở quận Thủ Đức, TPHCM

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1/ Lý do chọn đề tài

    Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. Người ta gọi đó là “sống thử”. Hiện tượng “sống thử” hay còn gọi là sống chung trước hôn nhân hay “góp gạo thổi cơm chung”, một xu hướng du nhập từ phương tây, đã và đang trở thành một thứ “mốt” trong lối sống của giới trẻ hiện nay, không chỉ trong giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TPHCM, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân: Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”.
    Một nghiên cứu công bố năm 2002 của Bộ Y tế và ĐH Y Thái Bình kết luận: “Quan niệm về vấn đề quan hệ tình dục trong thanh thiếu niên không còn quá khắt khe như trước. Việc chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân khá dễ dàng là một thực tế. Giới trẻ VN đang chạy theo những lối sống mới. Người lao động trẻ và SV đại học đang thích thử nghiệm tình dục”. (“Thực trạng sức khỏe vị thành niên qua các nghiên cứu từ 1995-2001, 2002”.).
    Theo dòng thời gian, có thể thấy, hiện nay, thực trạng sống thử của sinh viên ở các trường đại học đã trở nên phổ biến. Sống thử đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều bạn sinh viên. Xung quanh vấn đề này cũng tồn tại nhiều ý kiến trái chiều.
    Theo bạn Đ.T.T (K46 Báo chí, ĐH KHXH & NV) nói: “Trong khi tất cả còn ở phía trước, TT còn bao vướng bận với sự nghiệp bản thân, cống hiến cho xã hội, một số bạn trẻ đã vội loay hoay tìm cái vỏ ốc bình yên cho mình. Tình yêu đẹp, và họ tự nhận là đã suy nghĩ chín chắn, họ quyết định sống chung. Liệu cả hai bạn có thể hết lòng phấn đấu cho sự nghiệp của bản thân trong khi lẽ đương nhiên là phải đối mặt với cơm áo gạo tiền?”.
    Còn bạn Đ.T.H. (K8 E khoa Anh, ĐH Mở) thì tỏ ý cảm thông: “Họ thiếu thốn tình cảm khi xa nhà mà khả năng lại chưa kham nổi một gia đình, còn nhiều mục tiêu trước mắt nên họ không lấy nhau được. Cho nên họ sống thử”. Hoặc như: “Có thể là vì tình yêu của họ chứ!”. Hoặc như: “Muốn thử xem liệu cả hai có hợp nhau trước khi đi đến hôn nhân”. Còn đây là một ý kiến tỏ vẻ lo ngại thay cho các bạn trẻ: “Họ nông nổi quá, chưa lường hết được những hậu quả xấu có thể xảy ra” .
    Bản thân chúng em đang là sinh viên năm 2 trường Đại Học Sài Gòn, cũng sống xa gia đình, có nhiều điều kiện thuận lợi để sống thử, chúng em nhận thức được tính thời sự và cấp thiết của vấn đề trên và để tìm hiểu rõ thêm về lý luận đã được học, chúng em chọn đề tài “Thực trạng sống thử của sinh viên tại quận Thủ Đức, TPHCM” để làm đề tài nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...