Thạc Sĩ Nghiên cứu về thức ăn và vai trò trong chuyển hóa dinh dưỡng của loài còng perisesarma eumolpe (de m

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình, biểu đồ
    Tóm tắt
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Nghiên cứu về thức ăn của cua còng trong và ngoài nước . 5
    1.1.1 Thức ăn ưa thích của cua còng .5
    1.1.2 Vai trò trong chuyển hóa dinh dưỡng của cua còng .8
    1.1.3 Nguyên nhân lựa chọn thức ăn của cua còng 10
    1.2 Rừng ngập mặn Cần Giờ 14
    1.3 Perisesarma eumolpe (De Man, 1895) 17
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1 Địa điểm nghiên cứu. 20
    2.2 Đối tượng nghiên cứu - Perisesarma eumolpe (De Man, 1895). 21
    2.3 Bố trí thí nghiệm và thu mẫu. 21
    2.3.1 Thức ăn ưa thích của P. eumolpe 21
    2.3.1.1 Thức ăn ưa thích trong phòng thí nghiệm 21
    2.3.1.2 Thức ăn ưa thích ngoài thực địa 23
    2.3.2 Tốc độ tiêu thụ thức ăn của P. eumolpe .24
    2.3.3 Thời gian hoạt động của P. eumolpe . 24
    2.4 Phân tích mẫu 25
    2.4.1 Trọng lượng thức ăn được Còng tiêu thụ 25
    2.4.2 Xác định hàm lượng cacbon và nitơ .26
    2.5 Xử lý số liệu 28
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1 Thức ăn ưa thích của Perisesarma eumolpe 29
    3.1.1 Thức ăn ưa thích trong phòng thí nghiệm . 29
    3.1.1.1 Trọng lượng mất đi của mẫu đối chứng . 29
    3.1.1.2 Thức ăn ưa thích trong phòng thí nghiệm 29
    3.1.2 Thức ăn ưa thích ngoài thực địa . 45
    3.1.2.1 Trọng lượng mất đi của mẫu đối chứng 45
    3.1.2.2 Thức ăn ưa thích ngoài thực địa 48
    3.2 Vai trò trong chuyển hóa dinh dưỡng của Perisesarma eumolpe .55
    3.2.1 Tốc độ tiêu thụ thức ăn 55
    3.2.2 Thời gian hoạt động . 63
    3.2.2.1 Khu vực rừng . 63
    3.2.2.2 Khu vực gãy đổ 67
    3.3 Ảnh hưởng của một số yếu tố tới hoạt động dinh dưỡng thức ăn của P.
    eumolpe 73
    3.3.1 Giới tính 73
    3.3.2 Kích thước 75
    3.3.3 Hàm lượng cacbon và nitơ trong thức ăn 75
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHN
    4.1 Kết luận 81
    4.2 Đề nghị 82
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     Rừng ngập mặn là nơi trú ngụ của rất nhiều loài cua còng với hai họ lớn nhất
    là Ocypodidae và Grapsidae. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy vai trò to lớn
    của cua còng đối với cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái này. Chúng tham gia
    vào dòng chảy năng lượng và dinh dưỡng của rừng ngập mặn thông qua việc sống
    vùi hay đào hang và tiêu thụ rác lá (Malley 1978). Hơn thế nữa, phân cua hay chất
    thải từ cua được cho là mắt xích quan trọng trong chuỗi thực phNm cho những loài
    ăn chất thải như động vật không xương sống nhỏ, hoặc tiếp tục được chuyển hóa bởi
    những vi sinh vật khác, tạo sản phNm thứ cấp trong rừng ngập mặn (Lee 1997). Khả
    năng tiêu thụ cây mầm của cua còng cũng làm ảnh hưởng tới cấu trúc rừng ngập
    mặn (Smith 1988, Sousa và Mitchell 1999). Theo Robertson et al. (1992), ấu trùng
    của cua còng là nguồn thức ăn chủ yếu của của các loài cá chưa thành thục, bản thân
    cua còng cũng là mồi cho nhiều loài động vật ăn thịt khác như loài cua Plover hay là
    nguồn lợi kinh tế cho con người khai thác. Xáo trộn sinh học gây ra bởi hoạt động
    đào hang của cua làm thay đổi bề mặt địa hình, phân bố các hạt, độ thoáng khí và do
    đó là thay đổi nồng độ của độc tố thực vật trong tầng đất (Lee 1998). Sự thay đổi đó
    có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và sức sản xuất của rừng ngập mặn.
    Trong khi một số họ cua còng có xu hướng ăn mồi (ví dụ họ Portunidae), thì
    họ Grapsidae, mà đặc biệt là họ phụ Sesarminae lại có xu hướng ăn thực vật
    (Erickson et al. 2003). Qua hoạt động tiêu thụ thức ăn của nhóm sesarmid, phần lớn
    vật chất hữu cơ được tái sử dụng trong rừng bằng cách nhai xé và tiêu hóa thành
    những mảnh nhỏ hơn, hoặc ở dạng mịn nhỏ trong chất thải của cua còng, những
    mảnh nhỏ này lại rất có giá trị đối với các loài như cá nhỏ, giáp xác, loài chân bụng,
    giun nhiều tơ và vi sinh vật (Malley 1978). Nhận định trên là kết quả khi kết hợp
    quan sát thực tế, các thí nghiệm với phân tích nội dung bao tử cua còng của nhiều
    nhà nghiên cứu để có thể đánh giá tổng quát về hoạt động dinh dưỡng của cua còng
    rừng ngập mặn (Boon et al. 2008, Nordhaus 2003, Micheli 1993).
    Please purchase PDF Split-Merge on www.verypdf.com to remove this watermark.
      Tại Việt Nam, diện tích rừng ngập mặn tính đến ngày 21/12/1999 là 156.608
    ha (Viện điều tra quy hoạch rừng, 7/2001). Trong đó có rừng ngập mặn của huyện
    Cần Giờ được ví như lá phổi xanh của thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21/ 01/ 2000,
    rừng ngập mặn Cần Giờ đã được MAB/ UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
    quyển đầu tiên của Việt Nam nằm trong mạng lưới 368 Khu dự trữ sinh quyển của
    thế giới. Sau 30 năm khôi phục, hiện nay rừng đã phủ xanh 38.664 ha, trong đó có
    hơn 20.000 ha là rừng trồng với loài thực vật chính là cây Đước Rhizophora
    apiculata Bl. (Lê Đức Tuấn 2002). Động vật trong rừng ngập mặn Cần Giờ rất
    phong phú, trong đó phải kể đến sự hiện diện của các quần xã cua còng trên sàn
    rừng. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít những nghiên cứu về vai trò sinh thái, cũng
    như hoạt động dinh dưỡng của các quần thể cua còng rừng ngập mặn tại Cần Giờ
    cũng như tại Việt Nam.
    Tháng 11/2006, cơn bão số 9 (tên quốc tế: Durian) quét qua huyện Cần Giờ
    làm gãy đổ khoảng 15 ha diện tích rừng tại tiểu khu 17. Khu vực này đã được trường
    Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh xin phép Ủy ban nhân dân
    huyện Cần Giờ giữ lại nguyên vẹn tình trạng rừng đổ do bão để phục vụ cho nghiên
    cứu khoa học về những biến đổi của rừng sau ảnh hưởng của bão. Nhận định được
    vai trò của quần thể cua còng đối với sự tái sinh rừng của khu vực này, những
    nghiên cứu về đa dạng, tập tính, sinh khối của cua còng được tiến hành để đánh
    giá tầm quan trọng của chúng. Theo ghi nhận của Trần Ngọc Diễm My (tài liệu chưa
    công bố), tại khu vực này cho thấy có sự hiện diện của nhiều loài cua còng, trong đó
    Còng Perisesarma eumolpe là loài chiếm ưu thế tại đây.
    Nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới về hoạt động dinh dưỡng của nhóm
    cua còng sesarmid cho thấy nguồn thức ăn của chúng là các loại lá cây rừng ngập
    mặn. Ngoài ra, theo kết quả phân tích thành phần thức ăn trong bao tử cua ghi nhận
    ngoài lá cây còn có các loại thức ăn khác hiện diện như gỗ, vỏ cây, mô động vật, cát,
    Please purchase PDF Split-Merge on www.verypdf.com to remove this watermark.
      sỏi (Malley 1978, Micheli 1993, Nordhaus 2003). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của
    bão Durian làm gãy đổ một diện tích rừng tại Cần Giờ, môi trường sống của các cua
    còng thuộc khu vực này cũng bị thay đổi theo. Vậy vấn đề đặt ra là liệu sự xáo trộn
    do thiên tai đó có làm thay đổi thức ăn ưa thích hay hoạt động dinh dưỡng của cua
    còng sống tại khu vực gãy đổ so với các cá thể cua còng sống trong rừng hay không?
    Để tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm trên cả hai
    môi trường rừng còn nguyên và khu vực bị gãy đổ do bão. Đó là các thí nghiệm nuôi
    Còng, cho Còng ăn các loại thức ăn được lựa chọn; thí nghiệm cho cua ăn ngoài
    thực địa; thí nghiệm quan sát thời gian hoạt động thực tế của Còng và thí nghiệm
    phân tích hàm lượng cacbon, nitơ trong các mẫu thức ăn. Tất cả các thí nghiệm trên
    được tiến hành trên những con Còng thuộc loài Perisesarma eumolpe sống trên hai
    môi trường khác nhau: một môi trường còn nguyên rừng với nguồn thức ăn vật rụng
    nhiều lá Đước rụng; và một môi trường là khu vực bị gãy đổ bởi bão với nguồn thức
    ăn vật rụng chủ yếu là vỏ và gỗ cây Đước đã mục còn sót lại sau bão.
    Mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) tìm hiểu thức ăn ưa thích của loài
    Perisesarma eumolpe tại hai khu vực gãy đổ và khu vực còn rừng trên nguồn thức
    ăn chủ yếu là vật rụng của cây rừng; (2) bước đầu tìm hiểu vai trò trong chuyển hóa
    chất dinh dưỡng của P.eumolpe trong hệ sinh thái rừng ngập mặn; và (3) tìm hiểu
    những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dinh dưỡng của còng P. eumolpe như giới
    tính, kích thước Còng, dinh dưỡng trong thức ăn.
    Với mục tiêu trên, nội dung thực hiện của nghiên cứu là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...