Luận Văn nghiên cứu về thu nhập của người lao động và biên pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động tại

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    69 trang


    PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG VỀ THU NHẬP

    I. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
    1. Khái niệm, bản chất của thu nhập :
    1.1. Các khái niệm :
    *Tổng thu nhập :
    Tổng thu nhập của người lao động là toàn bộ số tiền mà người lao động nhận được trong một kì nào đó ( tháng , quý, năm ) bao gồm tiền lương, tiền thưởng, tiền nhận từ bảo hiểm xã hội và các khoản thu nhập khác như thu nhập làm thêm, làm kinh tế phụ .
    Như vậy tổng thu nhập của người lao động được xác định bằng công thức:
    [​IMG] Tổng thu nhập của CNVC​
    [​IMG] [​IMG] Các khoản thu nhập khác

    =





    *Thu nhập cuối cùng ;được xác định là phần thu nhập còn lại sau khi lấy tổng thu nhập của người lao động nhận được trong kì trừ đi các khoản mà họ phải nộp vào phân phối lại trong kì đó như phí bảo hiểm, đảng phí, đoàn phí, các khoản ủng hộ ( nếu có).
    *Thu nhập thực tế ;được hiểu là thu nhập cuối cùng tính theo giá so sánh, hay nói cách khác đó là toàn bộ giá trị hàng hoá và các công việc dịch vụ mà người lao động đã mua được từ thu nhập cuố cùng .
    [​IMG] Giữa thu nhập thực tế và thu nhập cuối cùng cố mối quan hệ được biểu hiện như sau :
    [​IMG] Thu nhập thực tế =

    Hoặc : Thu nhập thực tế = Thu nhập cuối cùng ´ Chỉ số sức mua của đồng tiền
    1

    Chỉ số sức mua của đồng tiền

    Với :
    [​IMG] Chỉ số giá cả =


    Như vậy ta thấy điều mà người lao động quan tâm nhất đó chính là khoản thu nhập thực tế, hay gía trị hàng hoá, dịch vụ mua được từ thu nhập cuối cùng cao hay thấp nhiều hay ít và có thể đảm bảo cho cuộc sống của bản thân cũng như gia đình họ hay không?
    1.2. Bản chất của thu nhập
    Thu nhập luôn là vấn đề không chỉ riêng người lao động quan tâm mà người sử dụng lao động cũng rất chú ý, bởi nó có tác động rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Đối với người lao động thu nhập là chỉ tiêu phản ánh mức sống của họ, do đó nâng cao thu nhập luôn là mục tiêu phấn đấu của họ .

    Đối với người sử dụng lao động thu nhập của người lao động là một phần của chi phí sản xuất. Bởi vậy sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động hiện có nhằm nâng cao lợi nhuận và thu nhập cho người lao động là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp .

    Thông thường thu nhập của người lao động được phân thành 2 phần:

    Một là; thu nhập từ nơi người lao động làm việc: bao gồm

    + Thu nhập là yếu tố thuộc chi phí sản xuất; như tiền lương, tiền thưởng lấy từ quỹ tiền lương, chi phí bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội.

    + Thu nhập ngoài chi phí sản xuất; như thưởng lấy từ quỹ khen thưởng, trợ cấp thất nghiệp lấy từ quỹ dự phòng, phúc lợi .
    Hai là; thu nhập ngoài nơi người lao động làm việc như làm kinh tế gia đình, đầu tư gián tiếp, các khoản trợ cấp xã hội .
    Vậy ta có thể khẳng định rằng cùng với sự phát triển của xã hội vấn đề thu nhập luôn được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu của xã hội.
    2. Khái niệm, bản chất của các thành phần trong thu nhập
    2.1. Tiền lương
    * Khái niệm tiền lương
    Tiền lương là một phạm trù kinh tế rất quan trọng và phức tạp nó là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi họ hoàn thành một công việc nào đó.
    * Tiền lương danh nghĩa; được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc ngay trong quá trình lao động.
    * Tiền lương thực tế; được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
    Giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa có mối quan hệ được thể hiện theo công thức sau:
    [​IMG]




    b. Bản chất của tiền lương
    Tuỳ thuộc vào thời kỳ và góc độ nhìn nhận đánh giá khác nhau mà các quan điểm về tiền lương được hiểu khác nhau.
    + Theo quan điểm cũ tiền lương được hiểu như sau:
    “ Về thực chất tiền lương dưới Xã hội chủ nghĩa là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho Công nhân viên chức phù hợp với số lượng lao động và chất lượng lao động của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả lương cho Công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động nhằm tái sản xuất sức lao động”.
    Theo quan điểm này chế độ tiền lương mang nặng tính cấp phát. Tiền lương vừa được trả bằng tiền vừa được trả bằng hiện vật hoặc dịch vụ thông qua các chế độ nhà ở, y tế giáo dục và các khoản phúc lợi không mất tiền hoặc mất tiền không đáng kể.
    Chế độ tiền lương này mang nặng tính bao cấp và bình quân nên nó không khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, tính chủ động của người lao động. Do đó không gắn lợi ích với thành quả mà họ sáng tạo, điều đó làm cho tiền lương không bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động.
    +Theo quan điểm mới:
    Khi nền kinh tế có những bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì sức lao động được nhìn nhận như một hàng hoá, do vậy tiền lương không phải là cái gì khác mà nó chính là giá cả của sức lao động. Điều này làm cho giữa người lao động và người sử dụng lao động nảy sinh quan hệ mua bán và cái dùng để mua bán ở đây chính là sức lao động, mà giá cả của sức lao động là số tiền người sử dụng lao động trả cho người lao động, đây chính là tiền lương của sức lao động, hay có thể nói tiền lương chính là giá cả của sức lao động.
    Trong cơ chế thị trường ngoài quy luật phân phối theo lao động, Tiền lương còn phải tuân theo các quy luật khác như quy luật cạnh tranh, quy luật cung – cầu, tuy nhiên quy luật phân phối theo lao động vẫn là quy luật cốt yếu.
    Như vậy, ta có thể thấy tuỳ thuộc vào từng thời kỳ bản chất của tiền lương được hiểu khác nhau.
    2.2. Tiền thưởng
    Tiền thưởng là các khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Việc thực hiện chế độ tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động. Qua đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
    2.3. Bảo hiểm xã hội
    Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm về vật chất cho người lao động, thông qua các chế độ của Bảo hiểm xã hội nhằm góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ.
    Bảo hiểm xã hội là một hoạt động mang tính xã hội rất cao trên cơ sở sự tham gia đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự quản lý, bảo hộ của Nhà nước.
    Bảo hiểm xã hội là một nhu cầu của nhân dân trong xã hội. Điều đó xuất phát từ nhu cầu cần được bảo đảm an toàn trong cuộc sống và làm việc của người lao động. Nhu cầu này ngày càng trở nên thường xuyên, tự nhiên và chính đáng của con người. Nhà nước với vai trò là quản lý tài chính và tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội có trách nhiệm tổ chức hoạt động trên phạm vi toàn xã hội để thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu về bảo hiểm xã hội ngày càng đa dạng của các tầng lớp lao động trong xã hội.
    2.4. Các khoản thu nhập khác
    Trong thu nhập của người lao động ngoài các khoản mà người lao động nhận được như tiền lương, tiền thưởng và bảo hiểm xã hội họ còn có thể được nhận thêm một số khoản khác như bảo hiểm y tế, tiền bồi dưỡng độc hại nguy hiểm, trợ cấp phương tiện đi lại, trợ cấp nhà ở, dịch vụ vui chơi giải trí.
    Tuy nhiên các khoản phúc lợi dịch vụ này người lao động được hưởng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào điều kiện từng doanh nghiệp, và bản thân người lao động tham gia.
    II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THU NHẬP
    1. Chức năng
    Một là; mức thu nhập của người lao động nhận được phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động, được thể hiện thông qua việc sử dụng thu nhập để trao đổi những tư liệu sinh hoạt dịch vụ cần thiết để đảm bảo cuộc sống, phát triển cá nhân và gia đình người lao động, duy trì sức lao động của họ. Đó là yêu cầu tối thiểu của thu nhập.
    Hai là; mức thu nhập phải đảm bảo vai trò kích thích, lôi cuốn con người tham gia vào lao động . Bởi vì sự thúc ép của thu nhập người lao động tất phải có trách nhiệm đối với công việc.Thu nhập phải tạo ra được sự say mê trong nghề nghiệp, vì thu nhập người lao động thấy phải không ngừng nâng cao, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt. Chức năng này nhằm tạo mục đích cho người lao động và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu và chất lượng, số lượng và các mối quan hệ khác của thu nhập.
    Ba là; chức năng điều phối của thu nhập
    Với mức thu nhập thoả đáng người lao động có thể tự nguyện làm công việc được giao dù ở đâu và làm công việc gì.
    Bốn là; chức năng quản lý lao động của thu nhập .
    Các tổ chức sử dụng thu nhập của người lao động như một cồng cụ, công cụ thu nhập không chỉ với mục đích tạo điều kiện cho người lao động, mà còn với nhiều mục đích khác như thông qua việc người lao động hưởng thu nhập mà có thể kiểm tra, giám sát, theo dõi được người lao động và hướng họ làm việc theo mục đích của mình, đảm bảo mức thu nhập của người lao động được hưởng phải đem lai kết quả, hiệu quả rõ rệt trong công việc chung của tổ chức.
    2.Vai trò của thu nhập với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay
    Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh thu nhập giữ vai trò rất quan trọng đối với người lao động cũng như người sử dụng lao động. Có thể nói thu nhập của người lao động liên quan đến trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh hiện nay thu nhập có một số vai trò chủ yếu sau:
    Một là; mức thu nhập phải đảm bảo đời sống của người lao động.
    Nhu cầu tối thiểu nhất của con người là ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại. Để thoả mãn nhu cầu tối thiểu đòi hỏi người lao động cần phải có mức thu nhập có thể đáp ứng được nhu cầu. Điều đó cũng cho thấy vai trò thu nhập thiết yếu nhất đó là phải bảo đảm được đời sống của người lao động.
    Ngoài ra thu nhập còn là thước đo mức độ cống hiến của người lao động đối với xã hội. Do vậy ngày nay các đơn vị sử dụng lao động thường thực hiện hình thức trả thu nhập cho người lao động theo công việc, hiệu quả công việc, đó chính là hình thức phân phối thu nhập theo lao động.
    Hai là; thu nhập với tư cách là đòn bẩy kinh tế có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động.
    PHẦN I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHUNG VỀ THU NHẬP 1
    I. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG . 1
    1. Khái niệm, bản chất của thu nhập : 1
    1.1. Các khái niệm : . 1
    1.2. Bản chất của thu nhập . 2
    2. Khái niệm, bản chất của các thành phần trong thu nhập . 2
    2.1. Tiền lương 2
    2.2. Tiền thưởng 4
    2.3. Bảo hiểm xã hội 4
    2.4. Các khoản thu nhập khác 5
    II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THU NHẬP . 5
    1. Chức năng . 5
    2.Vai trò của thu nhập với hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay 6
    III. NHỮNG NỘI DUNG KHOA HỌC CƠ BẢN CỦA THU NHẬP 8
    1.Sự biến động của thu nhập 8
    2. Sự biến động của thu nhập bình quân . 9
    3.Nội dung các nhân tố cấu thành thu nhập . 10
    3.1. Nội dung của tiền lưong . 10
    3.2.Nội dung của tiền thương 19
    3.3.Nội dung của Bao hiểm xã hội 22
    3.4. Các khoản thu nhập khác 24
    IV. NGHIÊN CỨU SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG VIỆC PHÂN PHỐI THU NHẬP 24
    PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC . 27
    I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC . 27
    II. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC PHÂN PHỐI VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU NHẬP 28
    1.Đặc điểm về lao động và cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý . 28
    2. Đặc điểm về vốn trong hoạt động kinh doanh, quản lý của Ban Quản lý dự án 31
    3. Kết quả hoạt động của Ban Quản lý dự án 31
    II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC . 32
    1. Tình hình thu nhập của Cán bộ, Công nhân viên . 32
    2. Nghiên cứu về cơ cấu thu nhập của Cán bộ, Công nhân viên . 36
    3.Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của Cán bộ, Công nhân viên 38
    4. Phân tích sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tại Ban Quản lý dự án. 49
    5. Nhận xét chung 51
    PHẦN III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC. 53
    1. Tăng doanh thu để nâng cao thu nhập . 54
    2/Hoàn thiện công tác trả lương : 56
    3/ Hoàn thiện công tác tiền thưởng 60
    4/ Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên 61
    5/ Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Ban quản lý dự án . 63
    KẾT LUẬN . 65
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...