Thạc Sĩ Nghiên cứu về sự hài lòng của Backpacker tại Nha Trang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu về sự hài lòng của Backpacker tại Nha Trang

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC . iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ vi
    TÓM TẮT . vii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Giới thiệu đềtài: . 1
    Đặt vấn đề . 1
    Sựcần thiết của đềtài . 2
    2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
    3. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài: . 4
    4. Cấu trúc của nghiên cứu: . 4
    CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ THUYẾT . 5
    1. Định nghĩa vềbackpacker: . 5
    2.1 Định nghĩa vềkhách “du lịch ba lô” – theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
    hàn lâm .5
    2.2 Định nghĩa vềkhách “du lịch ba lô” – theo quan điểm của các nhà hoạch định
    chính sách 7
    2. Sựhài lòng của khách du lịch . 9
    3. Thang đo sựhài lòng của khách du lịch: 10
    4. Mô hình nghiên cứu cho đềtài: 14
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    1. Phương pháp nghiên cứu: . 16
    1.1 Nghiên cứu sơbộ: 16
    1.2 Nghiên cứu chính thức: 16
    2. Thông tin cần thu thập: . 16
    3. Đối tượng, cỡmẫu, cách thu thập dữliệu: . 17
    3.1 Đối tượng nghiên cứu và cách thu thập dữliệu: . 17
    3.2 Cỡmẫu: 18
    4. Thang đo và bảng câu hỏi: . 18
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢPHÂN TÍCH 22
    1. Tổng quan chung: . 22
    2. Kết quảnghiên cứu mô hình: 25
    2.1 Các thuộc tính tích cực: 26
    2.2 Các thuộc tính tiêu cực: 27
    3. Bàn luận: . 31
    3.1. Các điểm giải trí: . 31
    3.2 Các hoạt động giải trí: . 32
    3.3 Cơsởvật chất: 33
    3.4 Nhóm lưu trú: 34
    3.5 Nhóm các tiện ích: . 34
    v
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – CÁC HẠN CHẾCỦA ĐỀTÀI – KIẾN NGHỊ . 36
    1. Kết luận: . 36
    2. Hạn chế: 37
    3. Kiến nghị: . 38
    3.1 Đối với các nhà hoạch định chính sách du lịch: 38
    3.2 Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch phục vụcho khách “du
    lịch ba lô” . 39
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
    Tài liệu tiếng Anh: 40
    PHỤLỤC . 44

    TÓM TẮT
    Nghiên cứu này nhằm giới thiệu khái niệm về backpackervà loại hình du lịch
    độc đáo này. Từ đó xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng chính đến sựhài lòng
    backpackerkhi đi du lịch tại Nha Trang.
    Nghiên cứu này sửdụng mô hình HOLSAT (HOLiday SATisfaction), một mô
    hình đánh giá sựhài lòng trong lĩnh vực du lịch được phát triển bởi Tribe và Snaith
    (1998) trong nghiên cứu của các tác giảtại Varadero, Cuba. Với sự ứng dụng của mô
    hình này trong nghiên cứu vềsựhài lòng của backpackertại Nha Trang, Việt Nam, tác
    giảhi vọng việc đánh giá sẽmang lại một bức tranh cận cảnh hơn về đối tượng đặc biệt
    trong phân khúc khách du lịch này.
    Nghiên cứu đánh giá trên 33 thuộc tính, bao gồm các thuộc tính tích cực và tiêu
    cực, tác động đến sựhài lòng của backpackertrên một mẫu thuận tiện 301 khách du
    lịch tại thành phốNha Trang thông qua bảng câu hỏi điều tra. Các yếu tốtác động
    được đánh giá bằng cách so sánh giữa kỳvọng trước chuyến đi và cảm nhận thực tế
    trong hoặc sau chuyến đi của backpacker. Sốliệu đánh giá đã thểhiện khá rõ mức độ
    hài lòng đối với các yếu tốtích cực lẫn tiêu cực trong nhóm các Điểm giải trí (thời tiết
    dễchịu), Các hoạt động giải trí (tắm nắng, đọc sách ngoài bãi biển, thưởng thức đặc
    sản giá rẻ), Cơsởlưu trú (nhà trọdễtìm, an toàn, vệsinh), Cơsởvật chất du lịch và
    Các tiện ích khác.
    Nghiên cứu đã cho thấy khảnăng ứng dụng của thang đo HOLSAT trong việc
    đánh giá sựhài lòng của khách du lịch cũng nhưkhảnăng ứng dụng nhất định trong
    việc hoạch định và quản lý của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai.
    viii
    ABSTRACT
    The development of world economic and political thought brought about by
    globalization has make travelling easier and accessible to everyone. While some
    choose package tour and want to relax inhigh standard hotels, others prefer
    backpacking and become backpackers. Backpacking has become a new phenomenon
    recently. Studies on backpackers show number ofpotential benefits which are brought
    along their footsteps. Therefore, satisfying backpackers should be placed in focus of
    tourism planners. Nha Trang has been considered as must-see destinations by
    backpackers. However, lack of understanding on backpacking market and source of
    satisfaction may lead to dissatisfaction and little benefit. As a result, a survey of
    backpacker to Nha Trang was made using a questionnairethat included the HOLSAT
    instrument as well as open questions will measure backpackers’ satisfaction whereas
    identify which variables have influence to the overall satisfactions in Nha Trang.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu đềtài:
    Đặt vấn đề
    Du lịch từlâu đã trởthành một nhu cầu tất yếu của con người. Áp lực công việc,
    nhu cầu được khám phá thếgiới, khám phá các nền văn hóa mới, đã thôi thúc con
    người đi xa khỏi nơi cưtrú nhằm tìm kiếm những cảm xúc mới, những người bạn mới,
    những phong cảnh mới, Việc thay đổi môi trường sống trong một thời gian nhất định
    khiến con người có cơhội nhìn nhận lại chính mình, cảm nhận thếgiới dưới con mắt
    của chính mình; cảm thấy được tiếp thêm sinh lực cho những thửthách mới trong cuộc
    sống.
    Trong những năm gần đây, với xu hướng dịch chuyển cơcấu kinh tếtừcông
    nghiệp sang dịch vụ, ngành du lịch đang ngày càng phát triển. Chính sách mởcửa được
    thực hiện từnăm 1990, phương tiện đi lại thuận tiện và dễdàng; cơsởhạtầng lưu trú
    được mởrộng và nâng cấp; hệthống các công ty lữhành và đại lý du lịch ngày càng
    tăng; thủtục xuất nhập cảnh được cải thiện hơn đã khiến cho sốlượng khách quốc tế
    đến Việt Nam ngày càng tăng. Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách phải
    quan tâm đúng mức nhằm đưa ra những chính sách khai thác tốt nhất hiệu quảcủa
    ngành công nghiệp này.
    Bảng 1.1: Sốlượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm 2004-2008
    Năm Lượt khách ±
    2004 2.927.876 20,5%
    2005 3.467.757 18,4%
    2006 3.583.486 3%
    2007 4.171.564 16%
    2008 4.253.740 0,6%
    (Nguồn: Tổng cục Du lịch)
    2
    Từ đầu những năm 1970, backpackerxuất hiện và đến những năm 1990 đã
    nhanh chóng trởthành một hiện tượng của ngành du lịch. Chính vì thế, nhiều nước, đặc
    biệt là các nước đang phát triển đã chú trọng hơn đến backpacker. Theo đánh giá quốc
    tếmới nhất được Hiệp hội giáo dục du lịch và giải trí (Association for Tourism and
    Leisure Education, ATLAS) và Nhóm nghiên cứu backpacker (Backpacker Research
    Group, BRG) thông qua, Việt Nam được xếp hạng là điểm đến được ưa thích nhất của
    backpacker(Richards & Wilson, 2004).
    Sựcần thiết của đềtài
    Nha Trang, thành phốdu lịch với những bãi biển đẹp, khí hậu ấm áp quanh
    năm, các cảnh quan biển phần lớn vẫn còn mang nét hoang sơ; mức sống trung bình, ít
    bịthương mại hóa và công nghiệp hóa, môi trường trong lành, từlâu đã là điểm đến
    quen thuộc của khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó có backpacker. Khách du
    lịch nước ngoài đến Nha Trang thường chọn các khách sạn danh tiếng, nếu bạn là
    khách du lịch bình thường. Còn lại, có lẽkhông đâu lý tưởng hơn khu “PhốTây” (theo
    cách gọi của người dân bản địa).
    Trong những năm gần đây ngành du lịch đã khởi sắc với sựtăng nhanh lượng
    khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh những khách du lịch thông thường,
    một lượng không nhỏnhững backpacker đã định hình một ngách thịtrường riêng, hình
    thành một loạt cơsởhạtầng phục vụriêng cho họbao gồm các nhà nghỉrẻtiền, nhà
    hàng, quán bar bình dân trong các khu phốriêng nằm ngay trong khu vực dân cưbản
    địa. Sự đóng góp vào nền kinh tếcủa loại hình khách du lịch này đáng đểnhận được sự
    quan tâm nghiên cứu và phát triển các chính sách hỗtrợvềchiều rộng lẫn chiều sâu.
    Hơn bao giờhết chúng ta cần quan tâm nghiên cứu nhu cầu, mong muốn cũng như
    động lực của loại hình khách du lịch này.
    Tuy nhiên, hiện nay chúng ta vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủvề
    backpacker. Sựthiếu hụt các nghiên cứu đã khiến nhiều chính phủ, đặc biệt là tại các
    3
    nước đang phát triển cho rằng họlà những khách du lịch có ngân sách thấp, mang lại ít
    lợi nhuận trực tiếp cho các điểm đến (Scheyvens, 2002; Spreitzhofer, 2003). Đặc biệt,
    lối sống đềcao chủnghĩa hưởng thụcủa backpacker được xem là đi ngược lại với văn
    hóa của một sốquốc gia, bao gồm Ấn Độvà Malaysia (Wilson, 1997; Spreitzhofer,
    2003; Ian và Musa, 2005). Quan niệm tiêu cực này đã đạt đến đỉnh điểm đối với trường
    hợp của khách du lịch tựtúc và backpackertại đảo Maldives bịphản đối.
    Cùng với sựtăng nhanh vềsốlượng backpackerdài ngày / khách du lịch thanh
    niên trên toàn thếgiới và sựtăng nhanh các chính sách quan tâm đến du lịch ba lô tại
    một sốnơi trên thếgiới, các cuộc điều tra nghiên cứu về đối tượng này cũng bắt đầu
    xuất hiện từnhững năm 1990. Song song với sựmởrộng nghiên cứu, hình ảnh của
    backpackercũng đã được cải thiện.
    Khi các bằng chứng nghiên cứu được tập trung lại, phương thức “du lịch ba lô”
    sẽkhông còn bịcác nhà hoạch định du lịch lãng quên, thay vào đó, backpackersẽ được
    nhìn nhận nhưmột mũi tiên phong quan trọng của sựphát triển của các điểm đến.
    (Hampton, 1998; Slaughter, 2004). Thực tế, khi chính phủcác nước trên khắp thếgiới
    bắt đầu cảnh báo vềnhững lợi thếkinh tếtiềm năng từnhững backpacker, những thái
    độtiêu cực đã bắt đầu thay đổi (Richards và King, 2003).
    Chính vì những lý do đó, đềtài được hình thành nhằm phác họa một bức tranh
    toàn cảnh vềmức độhài lòng của nhóm khách hàng đặc biệt trong thịtrường hốc này
    và gợi ý mang tính thực tiễn cho các điểm du lịch, cộng đồng địa phương và các nhà
    hoạch định chính sách trên phạm vi thành phốNha Trang.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Với những lý do nêu trên, đềtài tập trung vào nghiên cứu các nhân tố ảnh
    hưởng đến sựhài lòng của backpackervà mức độ ảnh hưởng của chúng, cụthể:
    a. Đánh giá những nhân tốhài lòng trong chuyến du lịch đến Nha Trang.
    4
    b. Đưa ra những kiến nghịcho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp
    hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
    Đối tượng nghiên cứu là những khách du lịch nước ngoài tại thành phốNha
    Trang, cụthểlà các backpacker đang lưu trú tại các khách sạn nhỏ, nhà trọdành cho
    backpackertrên phạm vi khu “PhốTây” Nha Trang.
    3. Ý nghĩa thực tiễn của đềtài:
    Nghiên cứu này mang lại một sốý nghĩa thực tiễn sau:
    Sựhài lòng của khách hàng là một khái niệm vô hình rất khó đo lường. Xác
    định được các yếu tốmang lại sựhài lòng cho khách du lịch là điều cần thiết đểcác
    nhà hoạch định du lịch hiểu rõ và có những quyết sách đúng đắn, tránh gây lãng phí
    trong công tác quản lý và tiếp thịhình ảnh điểm đến đến đối tượng khách du lịch.
    Thứhai, đánh giá mức độhài lòng của du khách giúp các nhà hoạch định và
    quản lý du lịch có cơhội nhìn lại hình ảnh của chính mình dưới giác độcủa du khách.
    Từ đó có các biện pháp nâng cao mức độhài lòng của du khách.
    4. Cấu trúc của nghiên cứu:
    Chương 1: giới thiệu vềcơsởlý thuyết của nghiên cứu
    Chương 2: trình bày đặc điểm của nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu
    đặc trưng.
    Chương 3: phân tích, đánh giá kết quảnghiên cứu.
    Chương 4: tóm tắt các kết quảchính của nghiên cứu, đưa ra một sốgợi ý cho
    nhà quản trịvà chỉra các hạn chếcủa nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đềxuất
    một sốhướng cho các nghiên cứu sau.
    5

    CHƯƠNG 1: CƠSỞLÝ THUYẾT
    1. Định nghĩa về backpacker:
    Backpackerhay còn gọi là khách “du lịch ba lô” có nguồn gốc từ"kẻlang bạt"
    (drifter) (Binder, 2004 trích dẫn từCohen, 1972) được đềcập sau này trong các tác
    phẩm văn học khá khác với các thuật ngữvà được diễn đạt là: backpacker (Pearce,
    1990) hay "khách du lịch tựdo" (Desforges, 2000). Dù được định nghĩa tích cực trong
    công trình của Riley: "có thểthuộc giới trung lưu, đang trong giai đoạn cam go của
    cuộc đời, có phần hơi già hơn so với mức tuổi trung bình của khách du lịch, đã hoàn tất
    trung học, và không phải là những kẻlang bạt không mục đích. Họ đi du lịch theo lịch
    trình và hành trình linh động. Hầu hết họ đều mong muốn tái hòa nhập với lực lượng
    lao động trong xã hội mà họ đã rời bỏ" (Riley, 1988), nhưng hình ảnh backpackervẫn
    còn mang những ý nghĩa tiêu cực đối với nhiều người và thiếu sựquan tâm của chính
    phủtrong giai đọan cuối những năm 90 (Hampton, 1998).
    Thuật ngữ backpacker(sau đây sẽ được quy chuẩn thành khách “du lịch ba lô”),
    cho đến nay, vẫn còn có nhiều điểm khác biệt trong nhận thức của các nhà hoạch định
    chính sách và các nhà nghiên cứu hàn lâm. Đểthuận tiện cho mục đích thống kê, định
    nghĩa của các nhà hoạch định theo xu hướng thực dụng hơn. Còn đối với các nhà
    nghiên cứu, họthiên về định nghĩa sắc thái có thểphản ảnh rõ những đặc tính của
    khách “du lịch ba lô”.
    2.1 Định nghĩa vềkhách “du lịch ba lô” – theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
    hàn lâm
    Một trong những định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất trên các tài liệu là
    định nghĩa xã hội về khách “du lịch ba lô”của Pearce (1990:1). Pearce đềnghịrằng
    khách du lịch thỏa mãn 5 tiêu chuẩn này thì có thể được xem là một khách “du lịch ba
    lô”.
    6
    1. Không dành nhiều ngân sách cho việc lưu trú
    1
    2. Coi trọng việc gặp gỡ, tiếp xúc với những bạn đồng hành du lịch khác
    3. Tổchức, sắp xếp hành trình linh hoạt và độc lập
    4. Thực hiện chuyến đi dài hơn các kỳnghỉthông thường
    5. Thực hiện các hoạt động riêng lẻvà không thuần du lịch
    Pearce tin rằng tiêu chuẩn đầu tiên là tiêu chuẩn cơbản và thiết yếu nhất. Các
    tiêu chuẩn còn lại không nhất thiết phải có đủ.
    Điểm mạnh của định nghĩa xã hội của Pearce là nhấn mạnh tầm quan trọng của
    động cơvà các triết lý của khách “du lịch ba lô”. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là
    khó có thểlượng hóa.
    Các nghiên cứu được thực hiện sau năm 1990 đã phần nào củng cốthêm rằng
    ngành du lịch khách “du lịch ba lô” không phải là một hiện tượng đơn lẻvà đã mởrộng
    thêm nhiều hiểu biết vềkhách “du lịch ba lô” cũng nhưhành vi du lịch của họ.
    Loker-Murphy (1996) đã chia làm 04 nhóm đại diện cho khách “du lịch ba lô”
    có liên quan đến động cơdu lịch của họ:
    (1) Escapers/relaxers: Những người muốn trốn chạy (khỏi các quyết định trọng
    đại của bản thân)/thưgiãn,
    (2) Social/excitement seekers: Những người muốn tìm kiếm các giá trịxã hội/
    tìm kiếm các hoạt động giải trí vui nhộn,
    (3) Self-developers: Những người muốn tựphát triển bản thân, và
    (4) Achievers: Những người muốn chiến thắng.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Anh:
    Arnould, E. J. & Price, L. L. (1993). River magic: Extraordinary experience and the extended
    service encounter. Journal of Consumer Research, 20(1), 24–45.
    Binder, J (2004) The Whole Point of Backpacking: Anthropological Perspectives on the
    Characteristics of Backpacking, The Global Nomad: Khách “du lịch ba lô”Travel in Theory
    and Practice: 92-108, Channel View Publications.
    Cadotte, E. R., Wooddruff, R. B. & Jenkins, R. L. (1982). Norm and expectations predictions:
    How different are the measures? In H.K. Hunt & R. L. Days (eds), Processings of the Seventh
    Annual Conference on Consummer Satisfaction, Dissatisfaction and Complaining Behavior.
    Bloomington, Indiana: Indiana University, School of Business.
    Cohen, E (1973) Nomads from Affluence: Notes on the Phenomenon of Drifter tourism,
    International Journal of Comparative Sociology 14 (1–2), 89–103
    Cohen, E (2004) Contemporary Tourism and Host Community in Less developed Area,
    Tourism and Recreation Research 28(1): 1-9
    Cooper C., Fletcher J., Gilbert D., and Wanhill S. (eds), (1993), Tourism: Principles and
    Practice. Longman Scientific & Technical, Harlow.
    Choi, T. Y., & Chu, R. (2001). Determinants of hotel guests’ satisfaction and repeat patronage
    in the Hong Kong hotel industry. International Journal of Hospitality Management, 20, 277–
    297.
    Cronin, J. J. & Taylor, S. A. (1994). SERVPERF versus SERVQUAL: Reconciling
    performance-based and perception-minus-expectations measurement of service quality.
    Journal of Marketing, 58(1), 125–131.
    Crossley, J. & Xu, Z. B. (1996). Three satisfaction models compared in survey of Taiwanese
    tourists. Visions of Leisure and Business, 15(2), 4–14.
    Desforges, L. (2000) Travelling the World: Identity and Travel Biography, Annals of Tourism
    Research 27 (4), 926–945
    Duke, C. R. & Persia, M. A. (1996), Performance – Importance analysis of escorted tour
    evaluations. Journal of Travel and Tourism Marketing, 5(3), 207-223
    41
    Elsrud, T. (2001). Risk creation in travelling: backpacker adventure narration. Annals of
    Tourism Research, 28(3), 597–617.
    Fallon P. & Schofield P., (2006) The Dynamics of Destination Attribute Importance, Journal
    of Business Research, 59 (6), 709-713.
    Haigh, R., 1995: Backpackers in Australia, Occasional Paper No. 20, Bureau of Tourism
    Research, Canberra.
    Hampton, M. (1998) Backpacker Tourism and Economic Development, Annals of Tourism
    Research 25 (3): 639– 660.
    Heaney, L., 2003: BTR Niche Report Number 2: Backpackers in Australia, 2002, Bureau of
    Tourism Research, Canberra.
    Ian, L. T. và Musa, G., (2005): Uncovering the international backpackers Toohey Malaysia: a
    tourism market segment study, Paper presented at the ATLAS Backpacker Meeting, Bangkok,
    September.
    Ipalawatte, C., 2004: Backpackers in Australia 2003, Niche Market Report No. 4, Tourism
    Research Australia, Canberra.
    Keeley, P. (2001). The backpacker market in Britain. Insight, 12, B53–66.
    Kozak, M., (2001) Comparative Assessment of Tourist Satisfaction withDestination Across
    Two Nationalities, Tourism Management 22(4), 391-401
    Locker-Murphy, L., & Pearce, P. (1995). Young budget travelers: backpackers in Australia.
    Annals of Tourism Research, 22(4), 819-843.
    Loker-Murphy, L. (1996) Backpackers in Australia: A motivation-based segmentation study.
    Journal of Travel and Tourism Marketing 5.
    Masoomeh M., (2006) Electronic Satisfaction in Tourism Industry, Lulea University of
    Technology
    Modsin, Asah & Chris Ryan (2003) Backpackers in the Northern Territory of Australia –
    Motives, Behaviors and Satisfactions, International Journal of Tourism Research, Res. 5, 113-131.
    42
    Moutinho, L. (1987). Consumer behaviour in tourism. European Journal of Marketing, 21(10),
    5–7.
    Murphy, L (2000) The United Kingdom Backpacker Market: a Profile of potential and
    existing visitors to Australia, James Cook University
    Murphy, l. E. (2001). Exploring social interactions of backpackers. Annual of Tourism
    Research, 28(1), 50-67.
    Musa G., Kadir S. and Lee L., (2004) Layang Layang: An Empirical Study on Scuba Divers’
    Satisfaction, University Malaya.
    Oliver, R. l. & DeSarbo, W.S. (1988). Response determinants in satisfaction judgements.
    Journal of Consumer Research, 14 (4), 495-507.
    Parasuraman, A., Zeithaml, V.A. & Berry, L.L. (1988). SERVQUAL: A multiple-item scale
    for measuring customer perceptions of service quality. Journal of retailing, 64(1), 12-40.
    Pearce, P. L. (1980). A Favourability-Satisfaction model of tourists evaluations. Journal of
    Travel Research, 14 (1), 13-17.
    Pearce, P. (1990) The Backpacker Phenomenon: Preliminary Answers to Basic Questions.
    Townsville: Department of Tourism, James Cook University.
    Pizam, A., Newmann, Y. & Reichel, A. (1978). Dimensions of tourism satisfaction with a
    destination area. Annals of Tourism Research, 5(3), 314-322.
    Reisinger, Y., & Mavondo, F. (2002). Determinants of youth travelmarkets; perceptions of
    tourism destinations. Tourism Analysis, 7, 55-66.
    Richards, G., & King, B., 2003: Youth Travel and Backpacking: Travel and Toursim Analyst,
    Mintel International Group, London.
    Richards, G & Wilson, J (2004), Global Nomad: Backpacker Travel in Theory and Practice,
    Channel View Publications.
    Riley, P.J. (1988) Road Culture of InternationalLong-Term Budget Travellers, Annals of
    Tourism Research 15 (2), 313–328.
    Robins, P., 2004: Defining backpackers, collecting data and producing meaningful statistics,
    43
    Paper presented at the Backpacker conference of Tourism Australia, 10 November.
    Scheyvens, R., (2002) Backpackers tourism and third world development, Annals of Tourism
    Research, 29, 144-164.
    Slaughter, L., 2004: Profiling the international backpacker market in Australia, in G., Richards
    and J. Wilson (eds), The Global Nomad: Backpacker Travel in Theory and Practice, Channel
    View, Clevedon, 168 – 195.
    Spreitzhofer, G. (1998)Backpacking Tourism in South-East Asia, Annals of Tourism Research
    25 (4), 979–983.
    Spreitzhofer, G. (2003) Low-budget backpacking in Southeast Asia: the golden goal of local
    development, Pacific News, 20.
    Thoms, C., 2002: BTR Niche Report Number 1:Backpackers in Australia, 1999, Bureau of
    Tourism Research, Canberra.
    Tribe, J. and Snaith T., (1998) Holiday satisfaction in Varadero, Cuba, Tourism Management,
    Vol. 19, No. 1, pp. 25-34, 1998.
    Truong, T-Howard & Foster D., (2006) Using HOLSAT to Evaluate Tourist Satisfaction at
    Destination: The Case of Australia Holidaymakers in Vietnam, Tourism Management 27(5),
    842-855.
    Tzung-Cheng Huan, Jay Beaman, (2005) Importance Performance Analysis: The Need to
    Bridge solitudes for its Effective use, National Chia-yi University.
    Uriely, N., Yonay, Y., & Simchai, D. (2002). Backpacking experiences: a type and form
    analysis. Annals of Tourism Research, 29(2), 520–538.
    Wilson, D., 1997: Paradoxes of tourism in Goa, Annals of Tourism Research, 24, 52-75.
    Zabkar V., Dmitrovic T., Cvelbar L., Brencic M., Ograjensek I., (2006) Understanding
    Perceived Service Quality and Customer Satisfaction in Tourism: A Case in Slovenia,
    University of Ljubljana, Slovenia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...