Báo Cáo Nghiên cứu về quyền hiến bộ phận cơ thể và nhận bộ phận cơ thể trong Luật Dân sự. Thực trạng nguyên

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi taitailieu_17, 11/3/12.

  1. webtailieu.org_17

    Bài viết:
    93
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU:
    Kinh tế ngày càng phát triển thì những vấn đề xã hội cũng ngày một phức tạp hơn. Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ khoa học kĩ thuật thì ngành luật ở Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để phục vụ cuộc sống. Các điều luật không chỉ gói gọn trong khuôn khổ chật hẹp tàn dư chế độ cũ với những e ngại về ảnh hưởng đến những vấn đề nhạy cảm mà đã hoàn toàn thay đổi, hay nói cách khác chúng ta đã dám đối mặt với những yêu cầu mà cuộc sống đề ra chứ không còn e dè trong bế tắc nữa. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất là quyền nhân thân, quyền con người đã được quan tâm một cách sâu sắc. Đặc biệt là các quyền như hiến bộ phận cơ thể, hiến bộ phận cơ thể hay hiến xác sau khi chết, quyền nhận bộ phận cơ thể, quyền xác định lại giới tính lần đầu tiên xuất hiện trong Bộ luật dân sự nước ta năm 2005. Khi mà nhu cầu được cấy ghép bộ phận cơ thể luôn ở mức cao, tỉ lệ cho chỉ bằng phần một phận rất nhỏ nhu cầu thì những những qui định của pháp luật về vấn đề này càng đáng quan tâm hơn và cần có những nghiên cứu mang tính chất tổng quát.






    NỘI DUNG:
    1.Thực trạng quyền cho và nhận bộ phận cơ thể ở Việt Nam:
    1.1.Thực trạng pháp luật:

    BLDS 1995 quy định trên tinh thần "Công dân được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật", còn BLDS 2005 thì quy định theo hướng "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm". Theo ông Đinh Trung Tụng, thứ trưởng Bộ tư pháp: “BLDS 2005 thể hiện theo nguyên tắc các chủ thể QHDS được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. Quy định như thế tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế và các QHDS theo nghĩa rộng, có môi trường thoáng hơn, người ta có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”, về vấn đề những điểm khác biệt nổi bật trong Bộ luật dân sự 2005 so với Bộ luật dân sự năm 1995 Thứ trưởng nói: “Đây là sự bổ sung những quyền dân sự cơ bản của công dân mới được quy định trong BLDS 2005. Trong BLDS 2005, các quyền nhân thân của cá nhân có bổ sung hai quyền rất quan trọng là quyền được hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, quyền được xác định lại giới tính. Đây là hai quyền dân sự cơ bản mới, được quy định cụ thể trong BLDS 2005, nhưng cũng quy định có tính nguyên tắc thôi. Đây là quyền của công dân, mọi người được hiến, được nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích chữa bệnh hoặc nghiên cứu khoa học. Nghiêm cấm các hành vi nhằm mục đích kinh doanh, thương mại. Quyền xác định lại giới tính cũng xác định cá nhân có quyền xác định lại giới tính trong trường hợp có dị tật bẩm sinh hoặc giới tính chưa được định hình rõ”. Có thể thấy rằng qui định về quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể người là một quyền mới, xuất phát trừ nhu cầu của xã hội và điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh chống hiện nay.
    Điều 33. Quyền hiến bộ phận cơ thể
    Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học
    Điều 35. Quyền nhận bộ phận cơ thể người
    Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
    Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phân của người khác nhằm mục đích thương mại
    Như vậy ngay từ điều luật mang tính khái quát như điều 33 và 35, ta cũng nhận thấy rằng việc hiến hoặc nhận là quyền của cá nhân, cá nhân có quyền được hiến và nhận bộ phân cơ thể, và cũng thể hiện rõ mục đích của việc hiến bộ phận cơ thể đó là vì chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Quyền hiến bộ phận cơ thể là tiền đề để có quyền nhận bộ phận cơ thể. Quyền hiến bộ phận cơ thể là một quyền nằm trong hệ thống quyền nhân thân cơ bản vì thế nó có đầy đủ đặc điểm của một quyền nhân thân, đó là đặc điểm tính cá nhân tuyệt đối, không xác định bằng tiền, quyền nhân thân không xác lập dựa vào các sự kiện pháp lí mà chúng được xác định trực tiếp bằng qui định của pháp luật, là một loại quyền tuyệt đối.
    Để có những qui định cụ thể về vấn đề này ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội khóa XI, kì họp thứ 10 đã thông qua Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác số 75/2006/QH11.





    *****


    KẾT LUẬN:

    Trên đây là một số nghiên cứu của bản thân về quyền hiến bộ phận cơ thể và nhận bộ phận cơ thể, trong đó có nêu thực trạng nguyên nhân và một số giải pháp. Đây là một vấn đề khá mới trong luật dân sự Việt Nam, chính vì thế nó có những phức tạp riêng. Để nhận thức được vấn đề chúng ta cần có cài nhìn rộng, thoáng và công bằng để giải quyết chúng. Tuy vẫn còn tồn đọng một số vấn đề nhưng nhìn chung quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể đã co những bước phát triển chậm nhưng vững chắc. Khi điều kiện xã hội và điều kiện khoa học đang phát triển từng ngày thì luật về quyền hiến và nhận bộ phận cơ thể cũng cần có những bổ sung cho hợp lí, các biện pháp trừng trị kẻ cố tình vi phạm pháp luật về vấn đề này cũng cần cụ thể, với mức cao, bên cạnh đó cũng cần xây dựng niềm tin cho người dân thông qua các hoạt động xã hội và việc xây dựng cơ sở y tế đạt chất lượng cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...