Chuyên Đề Nghiên cứu VỀ QUỐC HIỆU ĐỜI NHÀ ĐINH

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VỀ QUỐC HIỆU ĐỜI NHÀ ĐINH

    Nguyễn Tài Cẩn

    Gần đây đã có những sự bàn bạc khá sôi nổi xung quanh vấn đề quốc hiệu đời nhà Đinh. Chúng tôi đã được một số bạn bè /1/ gửi thư và bài đến hỏi ý kiến. Nhưng chúng tôi chưa có đủ điều kiện để giải quyết triệt để, vậy sơ bộ chỉ xin có mấy lời thưa lại như sau, về phương hướng nghiên cứu .

    CÙ hay CỒ ?
    Trước hết là về vấn đề chữ CỒ (âm Bạch thọai qú ) trong Hán ngữ. Chữ này thuộc vận bộ NGU, nhiếp NGỘ. Theo thống kê của chúng tôi ,vận bộ NGU, trong cách đọc Hán Việt, đã cho chúng ta 137 chữ đọc với U, 7 chữ đọc với Ô, 5 chữ đọc với O và 11 chữ đọc với ÂU /2/.
    Vậy đọc CÙ thì thuận theo đa số.
    Nhưng từ điển Đ.D.Anh đọc là CỒ trong CỒ NHIÊN và Từ điển Phật học Hán Việt (Kim Cương Tử chủ biên, Hà Nội-1992, tr.276) đọc là CỒ trong CỒ ĐÀM (Gautama) thì đó cũng là điều đã có tiền lệ. Và cũng dễ hiểu vì sao trước nay quốc hiệu đời nhà Đinh thường cũng được chúng ta quen gọi là ĐẠI CỒ VIỆT.
    Trên đây là nói về cách đọc Hán Việt . Còn nói về cách đọc Nôm thì dùng một chữ Hán thuộc vận bộ NGU hay vận bộ MÔ để ghi Nôm vần U, vần Ô đều được cả .Ngay thế kỷ 17 chúng ta đã có những cách ghi như sau :
    ---Dùng vận bộ NGU --ghi Ô như trong CỖ dùng thanh phù CỤ ;
    --ghi U như trong RỦ dùng chữ LŨ ;
    ---Dùng vận bộ MÔ --ghi Ô như trong NỔ dùng chữ NỖ ;’
    --ghi U như trong BÚ dùng thanh phù BỐ .

    ( ĐẠI CỒ )+ VIỆT hay ĐẠI + (CỒ VIỆT ) ?
    Có lẽ, nên phân tích ĐẠI CỒ VIỆT thành ĐẠI +(CỒ VIỆT) chứ không nên phân tich thành (ĐẠI CỒ) + VIỆT.
    ---Xin nói rõ ba lí do như sau đi ngược chiều với (ĐẠI CỒ)+VIỆT :
    *** nếu cho ĐẠI CỒ ghi nhầm từ một chữ CỒ đặt theo lối hình thanh , bao gồm nghĩa phù ĐẠI và thanh phù CỒ thì trong các bản Nôm càng cổ càng rất ít khi gặp mô hình cấu tạo ấy. Xưa phần lớn người ta thường dùng lối giả tá, mượn một chữ Hán để ghi một tiếng Nôm đồng âm hay có âm gân gũi. Không phải ngẫu nhiên mà cách viết CỒ = đại+cồ, tự điển chữ Nôm của viện Hán Nôm cũng chỉ mới tìm được trong thơ Tú Xương !
    *** nếu cho ĐẠI CỒ là cách ghi một dạng cổ song tiết (kiểu như LA ĐÁ= đá ), hay có tổ hợp phụ âm ở đầu (kiểu như BA LẠI =blái >trái ) thì hiện có quá ít tiền lệ về trường hợp Đ .K . ! Trong kinh Phật thuyết .có kỵ húy đời Trần, trên tổng số hơn 100 lần dùng kiểu chữ này cũng chỉ có một ví dụ Đ K mà thôi : đó là cách dùng ĐA KỶ //CƠ ? để ghi tiếng GHE với nghĩa là “nhiều “./3/
    *** còn nếu cho ĐẠI CỒ là 2 chữ (một Hán Việt , một Nôm ) đồng nghĩa với nhau thì tổ hợp đó cũng đã bị nhiều người phản bác , nghi ngờ .
    ---Trong lúc đó cách phân tích thành ĐẠI +(CỒ VIỆT) có thuận lợi hơn nhiều. It nhất --như dưới đây sẽ thấy --sẽ có hai khả năng có thể đưa ra, ủng hộ nó .

    GIẢ THUYẾT I : CỒ VIỆT = nước VIỆT hùng mạnh có vũ khí CỒ
    1/ Giả thuyết này, nhìn chung, khá quen thuộc. Theo giả thuyết này thì :
    ---CỒ VIỆT đặt theo mô hình của LẠC VIỆT , ÂU VIỆT , NAM VIỆT , MÂN VIỆT v.v ---Còn chữ ĐẠI là thêm vào sau để nhấn mạnh : CỒ VIỆT > ĐẠI CỒ VIỆT là một sự sáng tạo thuộc cùng một kiểu như ĐÔNG Á > ĐẠI ĐÔNG Á trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 vừa qua. Cách sáng tạo này xưa nay khá phổ biến, trong từ ngữ thông thường cũng như trong danh từ riêng . Trong cuốn TỪ HẢI có thể dẫn :
    *** những ví dụ như : bất kính // đại bất kính; đa số // đại đa số , hòa thượng//đại hòa thượng .
    *** rất nhiều tên chỉ các chức vụ như :nguyên soái // đại nguyên soái, tư đồ // đại tư đồ , tư mã // đại tư mã .
    *** và cả những danh từ riêng như : Nhục Chi //Đại Nhục Chi (quốc danh ở Tây vực ), Cô Đường // Đại Cô Đường (địa danh ở Giang Tây ), Kim Xuyên//Đại Kim Xuyên ( tên sông ở Tứ Xuyên ), Thanh hà //Đại Thanh hà (tên sông ở Hà Bắc ) v.v.

    2/ Nhưng chúng ta hiện có một số cứ liệu khá quan trọng : như cách gọi CỒ VIỆT trong 2 câu đối cổ , trong Việt sử . tứ tự ca , hay cách gọi tắt CỒ VIỆT thành CỒ trong CỒ KINH ,CỒ ĐÔ v.v. (dẫn theo bài của Nguyễn Anh Huy /4/ ).Vì vậy chúng ta nên xoáy sâu thêm vào tên gọi CỒ VIỆT này.
    ---Như mọi người đều biết , trước nay giới nghiên cứu thường nêu 2 cách hiểu chính :
    ***CỒ VIỆT = nước Việt to lớn ;
    ***CỒ VIỆT = nước Việt thờ CỒ ĐÀM , nước Việt theo Phật giáo ;
    ---Có lẽ, nếu đứng đơn thuần về mặt ngôn ngữ mà xét, thì ít nhiều cách hiểu nào cũng đều có thể gắng gượng bảo vệ được cả :
    *** Phản bác rằng kết hợp tiếng Nôm với tiếng Hán thì không nên ,hay đặt tính từ trước danh từ là sai ngữ pháp thì có thể tạm cãi lại với những ví dụ đã có từ lâu như BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG , NHANH TRÍ , YẾU THẾ hay khả năng tạo từ đang xảy ra trước mắt như NHỚT KẾ , VÔI HÓA .
    *** Còn phản bác rằng CỒ trong CỒ ĐÀM là một tiếng ngọai lai, nói tắt từ Gautama, không thể đặt trước chữ VIỆT thì cũng có thể phản bác lại bằng cách dẫn khả năng tạo ra những kết cấu hiện có như ION HÓA hay GA PHÓ , KÍP TRƯỞNG v.v.
    ---Nhưng dầu sao ,cũng chưa cách hiểu nào trên đây được mọi người hoàn toàn nhất trí. Do vậy , Nguyễn Anh Huy mới đề xuất thêm một cách hiểu thứ ba /4/ :
    CỒ VIỆT = nước Việt hùng mạnh có vũ khí CỒ ( CỒ là cây giáo )
    Nên chăng là dành ưu tiên cho cách hiểu mới mẻ này?. Bởi vì ,với cách hiểu này, CỒ VIỆT không những tránh được các sự phản bác trên kia mà lại còn :
    ***vừa hợp với thời đại : theo Nam Hải dị nhân ,Đinh Bộ Lĩnh có gươm, vậy thời đại nõ thần đã chuyển sang thời đại gươm giáo ;
    ***vừa có sự ăn khớp với tinh thần thượng võ , tinh thần tự hào trong các tên gọi VẠN THẮNG VƯƠNG , ĐẠI THẮNG MINH HOÀNG ĐẾ ;
    ***vừa có sự ăn khớp với cả cấu trúc của tên gọi LẠC VIỆT xa xưa . Xin so sánh
    +++ LẠC VIỆT=vùng Việt có sản vật quí hiếm : có ruộng LẠC trồng lúa nước ? /hay có chim LẠC thường về trú đông ? /;
    +++ CỒ VIỆT =vùng Việt hùng cường có vũ khí mạnh gọi là CỒ .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...