Luận Văn Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Đào tạo nhân lực luôn là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển của bất cứ ngành nghề, tổ chức nào. Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cách xác định hiệu quả những khoảng trống giữa các kiến thức, kĩ năng mà bạn cần với các kiến thức, kĩ năng mà nhõn viên bạn hiện có. Nó thu thập các thông tin để xác định những lĩnh vực mà nhõn viên có thể nõng cao thực thi .Từ đó mà xây dựng một chuơng trình đào tạo hiệu quả,mang tính ứng dụng cao.
    Đối với ngành Y nói chung, chuyên khoa Ung thư nói riêng đào tạo nguồn nhân lực đông đảo về số lượng, vững chắc về chuyên môn luôn là một vấn đề trọng tâm. Trước sự gia tăng đột biến của ung thư như hiện nay, vấn đề đó càng trở nên bức thiết.
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo về mô hình bệnh tật trong thế kỉ XXI: Các bệnh không lây nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong ở người, nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ yếu chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong. Theo ước tính của WHO hàng năm trên thế giới có khoảng 11 triệu người mắc bệnh và 6 triệu người chết do ung thư. Dự báo vào năm 2015 mỗi năm thế giới sẽ có 15 triệu người mới mắc bệnh ung thư và 9 triệu người chết do ung thư, trong đó 2/3 là ở các nước đang phát triển. Ở vùng châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyờn nhân chính gây tử vong . Tỉ lệ chết do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở các nước Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Chỉ tớnh riờng ở Trung Quốc, mỗi năm ung thư đã cướp đi sinh mạng của 1,3 triệu người [8].
    Qua ghi nhận ung thư tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới mắc và 75.000 người tử vong do ung thư. Con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Dự báo tới năm 2020, mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp tử vong do ung thư [7], [8].
    Quy hoạch mạng lưới phòng chống ung thư đang được xây dựng để có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc và phòng bệnh ung thư trên toàn quốc. Tuy nhiên, để mạng lưới này có thể hoạt động một cách có hiệu quả thì vai trò của nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Xạ trị liệu trong ung thư cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. Là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất, xạ trị liệu được áp dụng cho hầu hết các loại ung thư với vai trò điều trị chính hoặc điều trị bổ sung: ung thư vòm họng, ung thư vú, ung thư trực tràng, .Xạ trị được chỉ định nhằm mục đích điều trị bổ trợ sau phẫu thuật, hoặc điều trị khi bệnh tái phát, có di căn hạch. Xạ trị cũng được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp để giảm nguy cơ tái phát, thâm nhiễm thần kinh trung ương. Xạ trị còn được chỉ định trong xạ trị toàn thân (TBI) sau khi điều trị hoá chất liều cao nhằm mục đích ghép tủy tự thân hoặc ghép tủy đồng loại. Điều trị xạ trị có những đặc thù riêng, hoạt động theo nhóm chuyên môn (teamwork) gồm nhiều thành phần: bác sĩ xạ trị, kĩ sư vật lý, kĩ thuật viên xạ trị, y tá. Mỗi thành phần lại có những yêu cầu về chuyên môn khác nhau, đòi hỏi những chương trình đào tạo riêng biệt. Một bác sĩ xạ trị không chỉ là một bác sĩ chuyên ngành ung thư đơn thuần mà còn phải được đào tạo về xạ trị, cách sử dụng bức xạ ion hóa, lựa chọn phác đồ an toàn cho bệnh nhân. Với vai trò quan trọng và tính đặc thù như vậy song vấn đề đào tạo cán bộ xạ trị hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Cả nước hiện mới chỉ có 2 cơ sở đào tạo ung thư nói chung là Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Ung thư Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, chưa có một cơ sở chính thức đào tạo chuyên ngành xạ trị, do đó lĩnh vực đào tạo ban đầu gần như bị bỏ trống. Đó cú một số khóa đào tạo ngắn hạn của tổ chức trong và ngoài nước về điều trị xạ trị: Khóa học từ xa về ung Thư ứng dụng IAEA, các khóa đào tạo của Tổ chức Phòng chống Ung thư Quốc tế (UICC) . Cũng có nhiều hội thảo khoa học chuyên đề xạ trị được tổ chức như Hội thảo Việt - Mỹ về các tiến bộ trong xạ trị ung thư (6/03/2009); Hội thảo xạ trị ung thư hiện đại tổ chức tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM (6-8/5/2010); Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc (Ngày 20-23/8/2009); Hội thảo chuyên đề “Ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong y học”(28- 30/4/2010) .Kiến thức thu được từ những khóa đào tạo, hội thảo này không hệ thống và đầy đủ, do đó không thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo cơ bản và chuyờn sâu cho cán bộ xạ trị Bệnh viện K. Mặc dù đã có nhiều lớp đào tạo xạ trị được tổ chức song chưa có điều tra chính thức nào xác định những thiếu hụt kiến thức, thực hành xạ trị cũng như nguyện vọng đào tạo của các cán bộ xạ trị viện K. Theo yêu cầu của Ban giám đốc Bệnh viện K là cần có kế hoạch đào tạo lại cho cán bộ khối xạ trị của bệnh viện trong năm 2010- 2011 và từ đó triển khai đào tạo cho cán bộ khối xạ trị toàn quốc trong Chương trình phòng chống ung thư quốc gia. Do đó chúng tôi tiến hành : “ Nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K “ với mục tiêu :
    1. Mô tả công tác đào tạo và đào tạo lại cho khối cán bộ xạ trị Bệnh viện K.
    Xác định những khó khăn về kiến thức và thực hành xạ trị của các cán bộ xạ trị Bệnh viện K.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...