Tiểu Luận nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU



    Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tạivà phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh cả về mặt lượng và chất toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với các doanh nghiệp trước khi họ đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là người sản xuất, cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho thị trường, họ phải bỏ vốn ra để tiến hành sản xuất – kinh doanh. Họ đều mong muốn chi phí cho các đầu vào thật thấp và bán được các hàng hoá - dịch vụ của mình với giá cao để sau khi trừ đi chi phí, số tiền lãi thu được không chỉ đủ để tái sản xuất giản đơn, mà còn có tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích luỹ để mở rộng và phát triển sản xuất, củng cố và tăng cường vị trí của mình trên thị trường. Lợi nhuận là căn cứ, là tín hiệu báo cho các doanh nghiệp biết mình phải sản xuất loại hàng hoá - dịch vụ nào, với số lượng bao nhiêu, sản xuất voà thời điểm nào, bán ra ở đâu, với giá cả là bao nhiêu

    Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, phạm trù lợi nhuận đã được các nhà kinh tế từ trước đến nay quan tâm nghiên cứu để làm rõ các vấn đề về nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế. Họ đã đứng trên các lập trường, quan điểm khác nhau để nghiên cứu về lợi nhuận. Các kết luận của họ đưa ra không hoàn toàn giống nhau, song nó cũng đã phần nào thể hiện được các vấn đề cơ bản của lợi nhuận. Trong đó phải kể đến Karl Mark, người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khoa học và sâu sắc phạm trù lợi nhuận. Cho đến ngày nay, phạm trù lợi nhuận vẫn được tiếp tục được các nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu làm cho hệ thống lý luận về lợi nhuận ngày càng hoàn thiện hơn. Với mỗi chúng ta, đặc biệt là với các nhà nghiên cứu kinh tế, các nhà sản xuất kinh doanh việc nghiên cứu về phạm trù lợi nhuận là cần thiết giúp cho các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, tạo điều kiện phát huy các tác động tích cực và hạn chế các mặt trái của lợi nhuận.

    Hiện nay, Việt Nam đang sống trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, một trong những vấn đề quan trọng cần phải làm đó là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước để phát triển nền kinh tế đất nước. Vai trò của nhà nước là rất quan trọng, nhà nước sẽ là người điều tiết các hoạt động kinh tế phát huy sức mạnh tích cực của cơ ché thị trường đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó.

    Trogn quá trình này, phạm trù lợi nhuận cần phải được nghiên cứu, vận dụng sao cho hợp lý để cho việc phát triển kinh tế phải đi đôi với việc ổn định và thực hiện công bằng xã hội.

    Với những kiến thức đã được học, em mạnh dạn nhận viết đề tài nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất và vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Bài viết của em trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà kinh tế học và được sự trức tiếp hướng dẫn của thầy giáo, do khả năng và trình độ có hạn nên bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được những ý kiến nhận xét của các thầy để có thể hoàn thiện hơn nhận thức của mình.

    Em xin chân thành cảm ơn thày giáo đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.










    PHẦN NỘI DUNG


    I. Nguồn gốc và bản chất lợi nhuận:

    1. Quan điểm lợi nhuận của các trường phái trước và sau Mark:

    Phạm trù lợi nhuận đã xuất hiện từ lâu và được hầu hết các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Trong số họ, có nhiều người ủng hộ sự có mặt lợi nhuận như là một tất yếu, có lợi nhuận là tốt đẹp; nhưng cũng có nhiều người không thừa nhận lợi nhuận, coi nó là xấu xa, là nguyên nhân của những tệ nạn xã hội. Trong lịch sử, chỉ có Karl Mark là người thành công nhất trong nghiên cứu về phạm trù lợi nhuận. Trước Mark, các nhà kinh tế học mới chỉ dừng lại ở chỗ lý thuyết về tiền công chứ chưa đưa ra được những luận chứng về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.

    Những nhà trọng thương, trên quan điểm đánh giá cao vai trò của tiền tệ và thương nghiệp cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông tạo ra. Nó là kết quả của việc bán nhiều mua ít, mua rẻ bán đắt mà có.

    Các nhà trọng nông ở Pháp, tiêu biểu là A.R.J. Turgot, trên cơ sở lý thuyết sản phẩm thuần tuý đã đưa ra lý thuyết tiền lương và lợi nhuận. Theo Turgot, tiền lương của công nhân là thu nhập theo lao động, còn sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tư bản và được gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận là thu nhập không lao động của nhà tư bản do công nhân lao động tạo ra.

    A.Smith (1723-1790), nhà kinh tế học người Anh nổi tiếng với lý thuyết “ Bàn tay vô hình”, dựa trên lý thuyết giá trị lao động đã cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của người lao động: Lợi nhuận và địa tô có chung một nguồn gốc là lao động không được trả công của người lao động. Ông cũng đã chỉ ra được một hình thức của lợi nhuận, đó là lợi tức. Theo ông, lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay trả cho chủ nô để được quyền sở hữu tư bản. A.Smith cũng đã nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận và xu hướng tỷ xuất lợi nhuận giảm sút do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên.

    Sau A.Smith, nhà kinh tế học D.Ricardo (1772-1823) cũng đã đưa ra được những tư tưởng cơ bản về lợi nhuận. Theo ông, lợi nhuận là số tiền còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân bằng sự vận động biến đổi thu nhập giữa ba cấp: địa chủ – công nhân và tư bản. Teo ông, chỉ địa chủ là người có lợi, người công nhân không được lợi nhưng cũng không bị hại vì tỷ suất lợi nhuận giảm xuống.

    Những lý thuết về lợi nhuận nêu trên cho thấy hầu hết các nhà kinh tế học ở giai đoạn này đều chưa thành công trong nghiên cứu về lợi nhuận và hầu hết họ đều thừa nhận sự tồn tại của lợi nhuận. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 đã dẫn đến những thay đổi đáng kể về mặt kinh tế – xã hội, nhiều mâu thuãn trong xã hội tư bản nảy sinh và ngày càng gay gắt. Từ đó đã xuất hiện trường phái kinh tế chính trị tiểu tư sản, rồi chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tư tưởng chính của hai trường phái này là phê phán lợi nhuận, coi lợi nhuận là một cái gì đó không đúng đắn, là bất công, là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế và các tệ nạn của xã hội tư bản (Robert Owen), và “quyền sở hữu, đó là của ăn cắp” (Proudhon).

    Sang thế kỷ 20, phạm trù lợi nhuận được các nhà kinh tế học tiếp tục nghiên cứu. Họ đã đưa ra những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. Song tựu chung lại, tất cả họ đều nhằm biện hộ cho lợi nhuận, đều nhằm khẳng định sự tồn tại đương nhiên hợp lý của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường. Họ cho rằng “lợi nhuận là tiền công trả cho năng lực điều hành và tổ chức sản xuất của nhà tư bản, cho việc họ chịu mạo hiểm khi bỏ vốn ra đầu tư” (Marshall), hay “lợi nhuận đó là kết quả của mọi sự cách tân” (J.Schompeter).

    Như vậy, sau gần 200 năm ngày ra đời của khoa học kinh tế, các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất được với nhau về cách chứng minh nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận và sự chiếm hữu lợi nhuận. Tuy nhiên, những đóng góp của họ cho hệ thống lý luận kinh tế cũng thật quý báu, đặc biệt là sự đóng góp của Karl Mark.

    2. Lý luận lợi nhuận của Mark:

    Karl Mark (1818-1883) là một nhà tư tưởng vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới. Dựa trên lý luận giá trị thặng dư, Karl Mark là người đầu tiên đã nghiên cứu một cách khoa học và phân tích sâu sắc về nguồn gốc, bản chất lợi nhuận cùng các hình thức biểu hiện của lợi nhuận. Mark đã chỉ ra rằng lợi nhuận doanh nghiệp, địa tô của địa chủ, lợi tức của nhà tư bản cho vay . đều là các hình thức chuyển hoá của bộ phận giá trị thặng dư do lao động của người công nhân tạo ra. Như vậy, để tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận ta tìm hiểu nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư.

    2.1. Nguồn gốc và bản chất của giá trị thựng dư. Quá trình sản xuất giá trị thựng dư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...