Thạc Sĩ Nghiên cứu về một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trườ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 3/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT . 1
    DANH MỤC CÁC BẢNG 2
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . 4
    MỞ ĐẦU . 5
    1. Lý do chọn đề tài . 5
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài . 8
    4. Phương pháp nghiên cứu 8
    4.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 9
    4.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
    5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 10
    6. Cấu trúc của luận văn 10

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN . 12
    1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan 12
    1.1.1. Văn hóa . 12
    1.1.2. Văn hóa tổ chức 13
    1.1.3. Văn hóa chất lượng . 15
    1.2. Một số yếu tố nền tảng văn hóa chất lượng trong trường đại học 27
    1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức . 27
    1.2.2. Lãnh đạo trường 30
    1.2.3. Kế hoạch chiến lược 31
    1.2.4. Quá trình đánh giá nội bộ và thu thập thông tin phản hồi 35

    Chương 2: BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 39
    2.1. Bối cảnh Trường ĐHDLHP 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 45
    2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 45
    2.2.2. Mô hình nghiên cứu 46
    2.2.3. Mẫu nghiên cứu 49
    2.2.4. Công cụ khảo sát, đánh giá . 50
    2.2.4.1. Xây dựng nội dung phỏng vấn bán cấu trúc . 50
    2.2.4.2. Xây dựng phiếu khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên . 51
    2.2.5. Tổ chức khảo sát . 62
    2.2.5.1. Phỏng vấn bán cấu trúc . 62
    2.2.5.2. Khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP . 63

    Chương 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 64
    3.1. Số liệu khảo sát . 64
    3.2. Kết quả khảo sát sau khi xử lý thô 65
    3.3. Phân tích kết quả khảo sát . 68
    3.3.1. Độ tin cậy của phiếu khảo sát . 68
    3.3.2. Độ giá trị của phiếu khảo sát . 71
    3.3.3. Phân tích theo từng nhân tố 72
    3.3.3.1. Nhân tố 1: “Chủ trương của Lãnh đạo ĐHDLHP” đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường 73
    3.3.3.2. Nhân tố 2: “Kế hoạch chiến lược của ĐHDLHP” đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường . 75
    3.3.3.3. Nhân tố 3: “Văn bản quản lý của ĐHDLHP” đối với sự duy trì và phát triển văn hóa chất lượng trong trường 78
    3.3.3.4. Nhân tố 4: “Cán bộ quản lý, giảng viên cơ hữu của ĐHDLHP” thực thi nhiệm vụ đối với sự củng cố và phát triển văn hóa chất lượng trong Trường . 82
    3.3.3.5. Nhân tố tổng hợp: Đánh giá chung của cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu về vai trò của một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP . 86
    KẾT LUẬN . 91
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 94
    PHỤ LỤC . 97
    Phụ lục 1. Nội dung phỏng vấn Hiệu trưởng . 97
    Phụ lục 2. Phiếu thử nghiệm khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên 98
    Phụ lục 3. Phiếu khảo sát chính thức (được sử dụng để khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên sau khi thử nghiệm) 104
    Phụ lục 4. Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of Estimates) và Sự phù hợp thống kê (Fit Statistic) của các Nhân tố khi xử lý dữ liệu (thử nghiệm) . 109
    Phụ lục 5. Sự phân bố biến đo của các Nhân tố khi xử lý dữ liệu (thử nghiệm) . 117
    Phụ lục 6. Tóm tắt ước lượng câu hỏi (Summary of Estimates) và Sự phù hợp thống kê (Fit Statistic) của từng Nhân tố khi xử lý dữ liệu thu được khi khảo sát chính thức 124
    Phụ lục 7. Sự phân bố biến đo của các Nhân tố khi xử lý dữ liệu thu được khi khảo sát chính thức . 127
    Phụ lục 8. Tóm tắt nội dung Hiệu trưởng trả lời phỏng vấn 129
    Phụ lục 9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường ĐHDLHP 132

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Khái niệm “văn hóa chất lượng” đã được hình thành từ đầu thế kỷ 20 tại Bắc Mỹ. Tại một số trường đại học của Hoa Kỳ, “văn hóa chất lượng” đã được các giáo sư đưa vào các bài giảng về “văn hóa chất lượng cho sinh viên đại học”. Những năm đầu của thế kỷ 21, Hiệp hội các trường đại học châu Âu đã có các dự án lớn để nghiên cứu về văn hóa chất lượng trong các trường đại học ở châu Âu.
    Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam đang trong quá trình tự đổi mới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và chuyển biến mạnh mẽ nhưng giáo dục đại học vẫn còn tồn tại những điểm yếu kém và bất cập. Chất lượng đào tạo luôn là vấn đề được nhà nước, nhà trường và toàn xã hội quan tâm.
    Trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng trong nhà trường, nhiều trường đại học đã chọn việc quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 (trước đây là ISO 9001:2000). Khi triển khai áp dụng hệ thống này, các trường đã đạt được một số chuyển biến trong công tác đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng trong một trường đại học.
    Trong những năm đầu thế kỷ 21, giáo dục đại học Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực nhất định gắn liền với việc kiểm định chất lượng giáo dục. Những chuyển biến tích cực của công tác kiểm định chất lượng đã được chứng minh trong đề tài nghiên cứu khoa học “Những tác động của tự đánh giá trong kiểm định chất lượng trường đại học đối với cán bộ và giảng viên các trường đại học thuộc khu vực Hà Nội tham gia kiểm định chất lượng trong năm 2005 – 2006” [Nguyễn Phương Nga, 2007].

    Khái niệm về “văn hóa chất lượng” đã bắt đầu xuất hiện trong trường đại học Việt Nam. Đã có một số nhà khoa triển khai đề tài nghiên cứu về văn hóa chất lượng như: “Một số khía cạnh của văn hóa chất lượng trong trường đại học” [Nguyễn Phương Nga, 2010]; một số hội thảo khoa học, hội nghị về văn hóa chất lượng đã được Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, như: Hội nghị “Hướng dẫn xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng trong Đại học Quốc gia Hà Nội” do Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục chủ trì tổ chức (năm 2011), Hội thảo khoa học “Văn hóa chất lượng trong trường đại học” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chủ trì tổ chức (2011). Tuy vậy, khái niệm “văn hóa chất lượng” vẫn còn là khái niệm được tranh luận khá nhiều, chưa có sự thống nhất về quan điểm và định nghĩa
    Văn hóa chất lượng là vấn đề tuy không còn quá xa lạ với giới học thuật nhưng cơ sở và những yếu tố góp phần tạo dựng nên bản sắc văn hóa chất lượng riêng của mỗi trường đại học và và bản chất chung của văn hóa chất lượng trong trường đại học Việt Nam vẫn là chủ đề được bàn luận khá nhiều và chưa có sự thống nhất chung về quan điểm, những “nhận dạng” về văn hóa chất lượng, cũng như những yếu tố tác động tạo dựng nên văn hóa chất lượng. Để phát huy những ưu việt của văn hóa chất lượng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trường và chất lượng của trường đại học, Việt Nam cần có nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề đang được tranh luận như đã nêu xung quanh chủ đề “văn hóa chất lượng trong trường đại học”.
    Trong xu thế chung của giáo dục Việt Nam và nhằm khẳng định vị thế của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng (sau đây gọi tắt là Trường ĐHDLHP) luôn coi chất lượng đào tạo là mối quan tâm hàng đầu. Phương châm “Chất lượng đào tạo là sự sống còn của nhà trường” đã được lãnh đạo trường ĐHDLHP đề ra và triển khai thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập Trường vào năm 1997. Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã kiên quyết triển khai các hoạt động để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Văn hoá lấy sinh viên làm trung tâm được hình thành và có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động của trường.
    Nhận thấy công tác kiểm định chất lượng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của nhà trường, nên khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác kiểm định chất lượng trường đại học, nhà trường đã chủ động đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo được tham gia kiểm định chất lượng. Trường ĐHDLHP là một trong 20 trường đầu tiên của cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn tham gia kiểm định chất lượng. Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nộp cho Bộ giáo dục và Đào tạo đúng thời hạn vào cuối năm 2006, trường ĐHDLHP một trong 12 trường đầu tiên được Bộ chọn để đánh giá ngoài. Năm 2009, Hội đồng Quốc gia Kiểm định chất lượng giáo dục công bố quyết định thẩm định kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trường ĐHDLHP là đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
    Bên cạnh đó, lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã nhiều lần đề cập đến vấn đề xây dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP.
    Tất cả cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên trường ĐHDLHP đều ý thức được cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của trường và nâng cao chất lượng đào tạo. Lãnh đạo Trường ĐHDLHP đã xác định cần xây dựng văn hóa chất lượng của trường. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là văn hóa chất lượng trong trường đại học; văn hóa chất lượng được cấu thành từ những thành tố nào; những yếu tố cấu thành các thành tố của văn hóa chất lượng là gì là những vấn đề tương đối mới và bắt đầu được “khám phá” một cách bài bản trên nền tảng khoa học chắc chắn tại Việt Nam.

    Vì vậy, với sự quan tâm của mình về vấn đề văn hóa chất lượng trong trường đại học và được sự ủng hộ của lãnh đạo trường ĐHDLHP, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Nghiên cứu về một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường Đại học Dân lập Hải Phòng”.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Nghiên cứu này phân tích các thành tố cấu thành văn hóa chất lượng trong trường đại học và đặc biệt phân tích các yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong trường đại học.
    Từ các kết quả nghiên cứu của thế giới và Việt Nam, tác giả triển khai nghiên cứu một số yếu tố tạo thành thành tố quản lý đóng góp vào việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP. Khảo sát một số yếu tố của thành tố quản lý đối với việc tạo dựng văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP để đánh giá mức độ đóng góp của thành tố quản lý trong việc tạo dựng văn hóa chất lượng của Trường.
    3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    Văn hóa chất lượng được tạo dựng bởi nhiều thành tố khác nhau nhưng nghiên cứu này chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu thành tố quản lý của văn hóa chất lượng trong Trường ĐHDLHP với khách thể nghiên cứu là ban giám hiệu, cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu của Trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...