Đồ Án Nghiên cứu về ma sát và mài mòn của xi lanh động cơ ở các chế độ chuyển tiếp

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 13/12/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính thời sự của đề tài.
    Hiện nay ma sát và mài mòn của máy móc, thiết bị là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm đúng mức vì chi phí cho việc sửa chữa máy móc do mòn là rất lớn và tăng lên hàng năm.
    Trong quá trình khai thác, động cơ luôn thay đổi chế độ làm việc trong đó có chế độ chuyển tiếp, mức độ thay đổi các thông số công tác phụ thuộc vào trạng thái kỹ thuật của động cơ và các chế độ phụ tải của nó. Chế độ không ổn định phổ biến của động cơ là chế độ chuyển tiếp. Khi động cơ làm việc ở chế độ này thì các thông số công tác của động cơ thay đổi theo chiều hướng xấu đi, vì thế làm giảm các chỉ tiêu kinh tế, độc tố khí xả (hàm lượng khí NOx trong khí xả) tăng lên làm ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đặc biệt, còn làm giảm độ tin cậy và tuổi thọ của các chi tiết của động cơ - hay nó ảnh hưởng lớn đến quá trình ma sát và mài mòn của các chi tiết của động cơ.
    Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích chế độ chuyển tiếp của các động cơ nói chung và cho một động cơ cụ thể nói riêng sẽ giúp ta có cái nhìn sâu hơn, kĩ hơn và hiểu được bản chất của các quá trình phức tạp này, đồng thời ta thấy được ảnh hưởng sâu sắc của các quá trình này tới ma sát và mài mòn của các chi tiết của động cơ. Do đó việc nghiên cứu để đưa ra các biện pháp điều chỉnh hợp lý là rất cần thiết để phục vụ tốt hơn cho việc khai thác động cơ và sửa chữa động cơ diesel tàu thuỷ ở các đơn vị sản xuất và dịch vụ kỹ thuật hiện nay.
    2. Mục đích của đề tài.
    Trên cơ sở lý thuyết về ma sát và mài mòn của các chi tiết nói chung và của xi lanh động cơ diesel tàu thuỷ nói riêng và các chế độ chuyển tiếp của động cơ, đề tài tính sự thay đổi các thông số công tác của động cơ khi làm việc ở chế độ chuyển tiếp, trên cơ sở đó ta xác định được lượng mòn, cường độ mòn của xi lanh động cơ diesel tàu thuỷ.
    3. Nội dung chính của đề tài.
    Trong phạm vi đề tài, ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương :
    _ Chương I : Nghiên cứu ma sát và mài mòn của xi lanh động cơ ở các chế độ chuyển tiếp.
    _ Chương II : Lựa chọn công thức tính và chương trình tính ( tính cho động cơ 6ЧHCP 18/22 ).
    _ Chương III : Kết luận chung và kiến nghị.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    Luận văn sử dụng phương phương pháp nghiên cứu lý thuyết và mô phỏng thực nghiệm để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề tài.
    + Dựa trên lý thuyết về các quá trình chuyển tiếp của động cơ để đưa ra phương pháp tính các thông số công tác của động cơ ở các chế độ chuyển tiếp.
    + Dựa trên lý thuyết về ma sát và mài mòn để tính lượng mòn, cường độ mòn của xi lanh động cơ ở chế độ chuyển tiếp.
    + Nghiên cứu mô phỏng và tính toán cho động cơ 6ЧHCP 18/22, từ đó xây dựng các đồ thị.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
    Đề tài này chỉ nghiên cứu về ma sát và mài mòn của xi lanh động cơ ở các chế độ chuyển tiếp.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    Về mặt lý thuyết, đề tài đã hoàn thiện phần tính toán :
    + Các thông số của động cơ ở chế độ chuyển tiếp.
    + Tính toán lượng mòn của xi lanh động cơ ở chế độ chuyển tiếp.
    Về mặt thực tiễn, dựa trên những phân tích và kết quả tính toán cho các động cơ để có thể :
    + Xác định được quy luật mài mòn của xi lanh động cơ, thuận tiện cho quá trình khai thác và sửa chữa
    + Xác định các điều kiện làm việc tốt nhất cho động cơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...