Chuyên Đề Nghiên cứu về logistics và các giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa đề tài
    Ngày nay, thuật ngữ logistics được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế như một
    ngành mang lại nhiều nguồn lợi to lớn. Theo Luật Thương mại Việt Nam, logistics là
    một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
    đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại
    giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan
    đến hàng hóa để hưởng phí thù lao. Hoặc hiểu một cách đơn giản, logistics là việc
    thực hiện và kiểm soát toàn bộ hàng hóa cùng những thông tin có liên quan từ nơi
    hình thành nên hàng hóa cho đến điểm tiêu thụ cuối cùng.
    Theo tài liệu của Hiệp hội giao nhận và kho vận Việt Nam, cả nước có hơn
    1.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Dịch dụ logistics tại Việt Nam
    đã có bước phát triển mạnh với nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, góp phần quan
    trọng vào việc lưu thông hàng hóa ở trong nước, phát triển thị trường, gia tăng kim
    ngạch xuất nhập khẩu. Dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP.
    Ước tính GDP nước ta năm 2006 khoảng 57,5 tỷ USD. Như vậy, chi phí logistics
    chiếm khoảng 8,6-11,1 tỷ USD. Đây là một khoản tiền rất lớn. Nếu chỉ tính riêng khâu
    quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40-60% chi phí thì cũng đã là một
    thị trường dịch vụ khổng lồ.
    Để hiểu được rõ ràng hơn về ý nghĩa và tính cần thiết của đề tài, chúng tôi xin
    được phân tích khái quát hai khía cạnh :
    Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics nhỏ, rời rạc : Theo tính toán
    mới nhất của Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận
    tải biển thì DOANH NGHIỆP trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng
    lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DOANH
    NGHIỆP nước ngoài. Hiện tại, trên cả nước có khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh
    doanh trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam
    hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc
    cung cấp dịch vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Điều này




    thực sự là một thua thiệt lớn cho DOANH NGHIỆP Việt Nam khi có đến 90% hàng
    hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Năm 2006 lượng hàng qua các
    cảng biển Việt Nam là 153 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4%. Đây thực sự
    một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai
    phá.
    => Ngành công nghiệp logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi
    thai, phần lớn của hệ thống logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất.
    Cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, bố trí bất hợp
    lý: Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VIỆT NAM bao gồm trên 17.000 km đường
    nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay.
    Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm
    bảo về mặt kỹ thuật.
    Nguồn nhân lực đang thiếu một cách trầm trọng: Theo ứơc tính của VIFFAS,
    nếu chỉ tính các nhân viên trong các công ty hội viên (khỏang 140 ) thì tổng số khỏang
    4000 người. Ðây là lực lượng chuyên nghiệp, ngoài ra ước tính khỏang 4000-5000
    người thực hiện bán chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực được đào tạo từ nhiều nguồn
    khác nhau. Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại
    thương, hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về
    nghiệp vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch
    vụ này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp
    trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.
    Áp lực cạnh tranh rất lớn từ việc hội nhập quốc tế: Hạn định 2009 mở cửa lĩnh
    vực logistic không còn xa. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các
    công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt
    Nam. Điều này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên
    sân nhà. Sự lớn mạnh không ngừng của thị trường cũng như những đòi hỏi ngày càng
    tăng từ phía khách hàng cũng đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh
    nghiệp logistic.
    Bên cạnh đó, logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn
    có vai trò to lớn, liên quan mật thiết tới sự cạnh tranh sống còn của doanh nghiệp:




    Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể
    thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối.
    Đối với doanh nghiệp, logistics đóng vai trò to lớn trong việc giải quyết bài
    tóan đầu vào và đầu ra một cách có hiệu quả. Logistics có thể thay đổi nguồn tài
    nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch
    vụ logistics còn giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy ngành Logistic ở Việt Nam tuy
    còn nhiều khó khăn, nhưng cơ hội phát triển luôn rộng mở. Và để làm được điều đó,
    chúng ta không chỉ cần những nỗ lực ở nội tại, mà quan trọng hơn hết, là tiếp thu và
    học hỏi kinh nghiệm từ các nước có ngành Logistics phát triển trên thế giới. Từ đó
    đúc kết cho mình những tinh túy tốt nhất, và đưa ra hướng đi đúng đắn và phù hợp
    nhất cho Logistic nước nhà. Chính vì thế, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài :
    "Nghiên cứu về logistics và các giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam"
    Để làm đề tài nghiên cứu lần này. Hy vọng với những kiến thức của mình, sự
    nỗ lực nghiên cứu, chúng tôi sẽ có thể góp phần giải quyết những khó khăn, và đưa ra
    hướng đi để có thể tận dụng được những cơ hội hiện có, giúp ngành Logistics của Việt
    Nam có thể hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong tương lai.
    2. Mục đích
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều nước khác nhau trên thế giới từ đó
    rút ra được những thành công và thất bại trong phát triển Logistics của nước bạn.
    - Phân tích thực trạng ngành Logistics Việt Nam, những ưu điểm và
    khuyết điểm cũng như cơ hội và khó khăn
    - Dung hòa và gạn lọc để đưa ra các giải pháp phú hợp trong việc tìm ra
    hướng phát triển cho hệ thống Logistics ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của một số nước trên thế giới và giải
    pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu




    Kinh nghiệm phát triển các trung tâm logistics cấp quốc gia của một số nước
    như: Nhật Bản, Singapore và các giải pháp phát triển hệ thống trung tâm logistics
    cấp quốc gia cho Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu lý luận dựa trên
    nguyên tắc quy nạp: nghiên cứu các lý thuyết, các vấn đề liên quan đến viêc quản lý
    logistics tại Việt Nam cũng như trên thế giới, xác định các vấn đề và đề ra biện pháp
    giải quyết.
    - Các dữ liệu cần thiết được thu thập theo phương pháp nghiên cứu tại
    bàn, từ nhiều nguồn khác nhau: giáo trình “Logistics những vần đề cơ bản”, sách, báo
    có liên quan, internet
    5. Tính mới của đề tài
    - Không thể phủ nhận vấn đề “ Phát triển logistics tại Việt Nam” đã từng
    được đề cập khá nhiều trước đây, không những có trong các đề tài nghiên cứu mà còn
    có cả trong sách, báo, các tài liệu khác Tuy nhiên, bài nghiên cứu của nhóm vẫn có
    những điểm mới so với các nghiên cứu trước đây:
     Đã có sự cập nhật thêm những thông tin mới: việc cập nhật thêm thông
    tin giúp cho các giải pháp thực tế hơn, gắn liền với tình hình hiện tại của Việt Nam.
     Phương pháp tiếp cận thông tin đa dạng: ngoài giáo trình, nhóm còn thu
    thập thông tin từ những nguồn khác như sách, báo, internet Việc này giúp nhóm có
    được nhiều thông tin hơn, có thể đưa ra những nhận định khách quan.
     Cách hệ thống, sắp xếp, nhìn nhận thông tin có những điểm khác biệt:
    ngoài việc phân tích các thông tin sẵn có, nhóm còn tiến hành so sánh với các quốc gia
    khác để tìm ra vấn đề.
    6. Bố cục của đề tài
    - Gồm 3 phần chính:
     Chương I: Cơ sở lý luận về logistics
    Chương 1 chủ yếu trình bày những kiến thức tổng quát nhất về các khái niệm,
    đặc điểm cơ bản cũng như lịch sử hình thành và phát triển của ngành dịch vụ logistics.
     Chương 2: Thực trạng dịch vụ logistics tại Việt Nam




    Chương 2 trình bày những thông tin tổng quát về sự hình thành, phát triển của
    ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam nói chung và tình hình thực tế của ngành nói
    riêng, phân tích thực trạng rồi từ đó xác định những vấn đề mà ngành đang gặp phải.
     Chương 3: Các giải pháp phát triển logistics tại Việt Nam
    Chương 3 đề cập đến những giải pháp và kiến nghị để phát triển ngành dịch vụ
    logistics tại Việt Nam. Thông qua việc phân tích các vấn đề mà ngành đang gặp phải
    cũng như tham khảo về sự phát triển logistics ở các quốc gia khác, đề ra những giải
    pháp nhằm cải thiện ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam không những trong ngắn
    hạn mà còn hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai.
    CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS
    1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành logistic thế giới
    2. Khái niệm Logistics
    3. Đặc điểm và vai trò của Logistics
    4. Phân loại và các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động Logistics
    5. Chất lượng dịch vụ Logistics và các tiêu chuẩn đánh giá
    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM
    1. Tổng quan về ngành logistics tại Việt Nam
    2. Thực trạng Logistics tại Việt Nam
    CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS TẠI VIỆT
    NAM
    1. Các giải pháp ngắn hạn
    2. Các giải pháp dài hạn
    3. Một số kiến nghị với Nhà Nước nhằm đẩy mạnh hoạt động Logistics
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...