Tiểu Luận Nghiên cứu về hệ thực vật rừng ngập mặn Hưng Hòa ở thành phố Vinh và rừng ngập mặn ở Nghi Quang thuộ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng cho năng suất cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Rừng ngập mặn không những là nơi cung cấp nhiều lâm sản có giá trị mà còn là nơi sống và ươm mầm của nhiều loài thủy sinh vật. Ngoài việc cung cấp thức ăn, bãi đẻ cho nhiều loài rừng ngập mặn còn là nơi phát triển của nhiều ngành nuôi trồng thủy sản, đây là ngành có hiệu quả kinh tế cao, và được xem như là một trong những ngành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
    Bên cạnh những giá trị về mặt kinh tế mà rừng ngập mặn mang lại, rừng ngập mặn còn có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ và điều hòa khí hậu như: Chống xói mòn, sạt lở đất đai, đê điều, chống sự xâm thực của nước biển, cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật.
    Ở Nghệ An do hiện tượng ngăn mặn nhằm tăng diện tích đất sản suất nông nghiệp và phong trào chặt cây để nuôi trồng thủy sản nên diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp. Đến năm 1985 diện tích rừng phần lớn bị phá để nuôi trồng thủy sản chỉ còn lại một ít diện tích rừng ngập mặn ở xã Hưng Hòa thuộc thành phố Vinh là mang tính chất tự nhiên. Chính vì những lí do trên nên việc nghiên cứu, tìm hiều về các rừng ngập mặn ở địa bàn thành phố Vinh là một trong những việc cần được sự quan tâm của các ban ngành trong toàn tỉnh.
    1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu về hệ thực vật rừng ngập mặn Hưng Hòa ở thành phố Vinh và rừng ngập mặn ở Nghi Quang thuộc huyện Nghi Lộc
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định thành phần loài thực vật trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Hưng Hòa và Nghi Quang
    Nêu được mối liên hệ giữa môi trường bên ngoài và thành phần loài thực vật trong khu hệ
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Điều tra theo tuyến: Đi dọc theo ven các khu rừng để xác định được sự phân bố và các loài có mặt trong khu hệ
    Để định danh các loài dùng phương pháp hình thái so sánh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...