Thạc Sĩ Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

    MỤC LỤC
    GIỚI THIỆU . 11
    CHƯƠNG I: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG (XHTD) . 14
    1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng: 14
    1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng: 14
    1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng: 14
    1.2. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng: . 15
    1.2.1. Rủi ro tín dụng: 15
    1.2.2. Vai trò quan trọng của xếp hạng tín dụng: . 15
    1.3. Nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng: . 16
    1.3.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 16
    1.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng . 16
    1.3.2.1. Thu thập thông tin 16
    1.3.2.2. Phân loại theo ngành và quy mô. 17
    1.3.2.3. Phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu 17
    1.3.2.4. Đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng 17
    1.3.2.5. Phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng 17
    1.4. Mô hình XHTD đang được áp dụng quốc tế và tại Việt Nam: . 18
    1.4.1. Mô hình toán học chấm điểm tín dụng: 18
    1.4.2. Phương pháp chuyên gia: . 20
    1.4.3. Mạng nơ ron thần kinh: . 20
    CHƯƠNG II: HỆ THỐNG XHTD CỦA NGÂN HÀNG HABUBANK VÀ CÁC NGÂN HÀNG
    THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 22
    2.1. Giới thiệu về Habubank: 22
    2.2. Quy trình tín dụng của Habubank đối với Khách hàng Doanh nghiệp: . 25
    2.3. Hệ thống XHTD nội bộ của Habubank: 28
    2.4. Một số kinh nghiệm của các Ngân hàng khác: 41
    2.4.1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam BIDV: 41
    2.4.2. Ngân hàng Công thương Việt Nam Vietinbank: . 43
    2.4.3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vietcombank: 45
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNGTÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA
    HABUBANK 49
    3.1. Nghiên cứu về bộ chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng: 49
    3.2. Thực hiện phân tích hồi quy bằng phần mềm Eview: . 54
    3.2.1. Thu thập số liệu: . 54
    3.2.2. Thực hiện các phân tích hồi quy ước lượng các tham số: 54
    3.2.3. Kiểm tra tính chính xác của kết quả Hồi quy: 63
    3.2.4. Đánh giá về bộ chỉ tiêu rút gọn của mô hình: . 65
    3.3. Một số góp ý cho mô hình XHTD tại HBB: . 67
    3.3.1. Những kết quả đạt được: 67
    3.3.2. Một số lưu ý cần khắc phục: . 68
    KẾT LUẬN . 71

    TÓM TẮT
    Chấm điểm và Xếp hạng tín dụng nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với các cấp quản trị
    ngân hàng trong việc định giá cho vay và các quyết định về quản trị rủi ro tín dụng cũng như
    việc trích lập dự phòng rủi ro của khoản vay. Việc hiểu rõ cơ chế xây dựng mô hình xếp hạng và
    các cách thức để kiểm soát các bước vận hành của nó do vậy thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với
    các cấp quản trị của ngân hàng.
    Với bề dày của một trong bốn ngân hàng TMCP được thành lập đầu tiên tại Việt Nam,
    Habubank hiện tại đã xây dựng và hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở tư vấn
    của Công ty Kiểm toán Earnst & Young. Tuy nhiên, việc đánh giá và cho điểm một cách chủ
    quan và đôi khi là do thiếu chuyên môn của các đơn vị kinh doanh trong xếp hạng của các khách
    hàng khiến cho chất lượng của mô hình thực sự bị ảnh hưởng và không thực hiện được vai trò
    cần thiết của nó.
    Đề tài đã thực hiện các nghiên cứu chi tiết trên mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với
    khách hàng doanh nghiệp, thu thập cơ sở dữ liệu về chấm điểm tín dụng của 50 khách hàng ngẫu
    nhiên, thuộc 2 ngành nghề kinh doanh tiêu biểu tại Habubank, sau đó sử dụng phương pháp
    phân tích hồi quy của kinh tế lượng để tìm hiểu các chỉ tiêu đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng
    đến kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng, nhằm giúp cho các cấp quản trị và các phòng
    ban với chức năng tái thẩm định có công cụ hữu hiệu để kiểm soát, điều chỉnh kết quả xếp hạng
    một cách độc lập và khách quan. Sau quá trình nghiên cứu chi tiết, đề tài cũng đánh giá một số
    điểm còn tồn tại của mô hình xếp hạng hiện tại, góp phần giúp ích cho việc cải thiện mô hình xếp
    hạng tín dụng sau này của Habubank.
    Phần chính của luận văn bao gồm 60 trang, được chia thành 3 chương. Chi tiết nghiên cứu
    của mỗi chương được phân tích trong các phần tiếp theo.
    CÁC TỪ KHÓA SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
     Xếp hạng tín dụng
     Chấm điểm tín dụng
     Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng
     Xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng doanh nghiệp
     Quản trị rủi ro tín dụng
     Đơn vị kinh doanh
     Các cấp quản trị phê duyệt
     Tái thẩm định tín dụng
     Các chỉ tiêu tài chính
     Các chỉ tiêu phi tài chính
     Ngành nghề kinh doanh chính
     Tổng điểm xếp hạng
     Phân tích hồi quy, hàm hồi quy
     Biến giải thích
     Biến phụ thuộc
     Hàm hồi quy tổng thể mô tả mối quan hệ giữa biến giải thích và biến phụ thuộc

    ABSTRACT
    Internal credit scoring and rating play an essential role for banking management in pricing
    loans as well as practising credit risk management and setting aside reserve. This implies the
    importance of fully understanding about internal rating models and the respective approachs in
    execution for banking managers.
    Being one of the four oldest joint-stock banks in Vietnam, Habubank has established and
    completed the internal credit rating model consulted by Earnst & Young Audit firm. However,
    subjective or incompetent assessments and scores made by credit assessement officers negatively
    affect to the quality and effectiveness of the rating model.
    The thesis has done the thorough research on the internal credit rating model for
    corporates, together with collecting data and history scoring results of a sample based on 50
    random customers in the two typical industries at Habubank as commercial and construction
    industries. Subsequently, the author utilizes the econometrics regression methods to analyze key
    criteria significantly influencing customer’s rating. It helps management and functional reappraisal departments have useful tools to control and make necessary independent and
    objective ajdustments on the rating result. After a deliberate research process, the thesis has
    evaluated several constrains of the oustanding model aiming to constructively contribute for
    improvement in the future rating activities at Habubank.
    The main content of the thesis comprises 60 pages divided in 3 Chapters. The details of
    each chapter are analyzed in subsequent sessions.
    KEY WORDS
     Credit rating
     Credit scoring
     Internal credit rating model in banks
     Internal credit rating for corporates
     Credit risk management
     Business units
     Authorization management level
     Credit re-appraisal
     Financial criteria
     Non-financial criteria
     Core business
     Total rating score
     Regression analysis, regression fuction
     Explanatory factors, variables
     Dependent factor

    GIỚI THIỆU
    1. Lý do chọn đề tài
    Rủi ro tín dụng là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng
    Thương mại, đặc biệt tại Việt nam, nguồn thu từ tín dụng luôn chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng
    nguồn thu của ngân hàng.Để tham gia vào cuộc cạnh tranh đặc biệt là trong hoạt động tín dụng,
    các ngân hàng thương mại trong nước ngay từ bây giờ phải tự đổi mới mình, phải xây dựng hệ
    thống quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
    Hoạt động tín dụng là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong những hoạt động của các
    NHTM, chính vì vậy hoàn thiện các công cụ quản lý rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan trọng
    hàng đầu của các NHTM. Để hạn chế rủi ro, m ột trong những biện pháp quản trị của các Ngân
    hàng Thương mại là sử dụng các mô hình phân tích để chấm điểm về chất l ượng, uy tín tín dụng
    của các khách hàng từ đó có thể chọn lọc các khách hàng tốt và có chính sách phù hợp đối với
    từng đối tượng khách hàng để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Xếp hạng tín dụng nộ i
    bộlà cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu, đồng thời
    cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ti ến tới mục đích tối
    đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng
    Đối với thị trường tài chính hiện nay tại Việt Nam, việc xếp hạng tín dụng nội bộ đã dần
    thể hiện vai trò quan trọng đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng. Khá nhiều các mô hình đánh giá
    xếp hạng tín dụng đang được sử dụng tại các ngân hàng thương mại cùng với các tổ chức xếp
    hạng tín nhiệm quốc tế uy tín đã có mặt tại thị trường Việt Nam như Fitch Ratings, Moody’s,
    S&P Tuy nhiên, hiệu quả trong việc xếp hạng tín dụng thực tế còn nhiều tồn tại do thị trường
    tài chính Việt Nam còn sơ khai, chất lượng và độ tin cậy của thông tin không cao, bên cạnh đó
    một số các mô hình tài chính đòi hỏi bề dày về cơ sở dữ liệu trong khi hệ thống lưu trữ thông tin
    của Việt Nam còn kém và thậm chí là không có hệ thống lọc thông tin. Do đó việc nghiên cứu
    nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng là cần thiết và là đề tài cần được quan tâm đầu tư tại các
    Ngân hàng Thương mại.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Hiệp ước Basel II ra đời năm 2004 đã bổ sung thêm rủi ro hoạt động, quy định thêm t ỷ lệ
    an toàn vốn tối thiểu gắn chặt với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng liên quan đến nhiều yếu tố
    bao gồm xếp hạng tín nhiệm của khách hàng, mức độ tập trung của khoản vay vào một nhóm
    khách hàng. Nhằm tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro của các Ngân hàng
    Thương mại, NHNN đã có quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 triển khai thí điểm
    đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, NHNN cũng tăng cường kiểm
    soát nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại thông qua quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày
    22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng vàQuyết định
    18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa
    đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.
    Việc xây dựng một mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ chuẩn theo thông lệ quốc tế và đặc
    thù hoạt động kinh doanh của các khách hàng vay vốn tại Việt Nam là cần thiết, tuy nhiên, do bộ
    chỉ tiêu trong hệ thống xếp hạng bao gồm các biến định tính và định lượng nên nghiệp vụ chấm
    điểm tín dụng thực tế còn bịảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố chủ quan và trình độ chuyên môn của
    người chấm điểm.
    Do vậy, đối với các Ngân hàng thương mại, ngoài việc xây dựng một mô hình xếp hạng có
    chất lượng cao và ổn định, việc tìm ra cách thức và cơ chế kiểm soát tính xác thực của kết quả
    xếp hạng tín dụng của các khách hàng vay vốn sẽ giúp đánh giá chính xác chất lượng khoản nợ
    và khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không
    có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Ngoài ra, nó sẽ giúp phát hiện sớm các
    khoản nợ có vấn đề, đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ để chuyển sang nhóm nợ
    thích hợp; xác định số dự phòng rủi ro cần trích lập cho những tổn thất có thể xảy ra do khách
    hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
    Trước các yêu cầu cấp thiết về việc tìm ra cơ chế giám sát phải cải tạo nâng cấp hệ thống
    xếp hạng tín dụng nội bộ, đề tài này sẽ bao gồm một số các nghiên cứu về các hệ thống chấm
    điểm xếp hạng tín dụng hiện đang được áp dụng tại các tổ chức chấm điểm uy tín quốc tế, kết
    hợp với m ột số mô hình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và trên nền tảng hệ thống xếp hạng hiện
    tại của Habubank, sẽ tìm ra m ột số điểm trọng yếu của hệ thống xếp hạng tín dụng để giúp cho
    các cấp quản lý chức năng trong ngân hàng có cơ chế giám sát phù hợp đối với việc chấm điểm
    tín dụng cho khách hàng, bên cạnh đó sẽ đề xuất m ột số cải ti ến cho hệ thống XHTD của
    Habubank.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, đối tượng nghiên cứu là hệ thống xếp hạng tín dụng
    nội bộ của HBB được thực nghiệm và cải ti ến trên phạm vi các khách hàng của HBB từ năm
    2008 đến thời điểm hiện tại. Nghiên cứu sẽ tập trung vào hệ thống chấm điểm áp dụng cho
    Khách hàng doanh nghiệp tại Habubank và sẽ sử dụng dữ liệu về chấm điểm tín dụng tại
    thờiđiểm 31/12/2010 trong các mô hình phân tích.
    4. Phương pháp luận nghiên cứu và tiếp cận
    Việc nghiên cứu đề tài thực hiện theo phương pháp tiếp cận và nghiên cứu thực nghiệm để
    từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các gi ải pháp.
    Luận văn cũng sử dụng một số các kiến thức về hồi quy tuy ến tính để kiểm định mối tương
    quan của các chỉ tiêu trong hệ thống đối với kết quả xếp hạng, từ đó phân tích hiện trạng, kiểm
    chứng các chỉ tiêu này và mạnh dạn đưa ra các góp ý sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn mô hình
    XHTD tại Habubank
    5. Kết cấu của luận văn
    Kết cấu của đề tài bao gồm 03 phần chính:
    I. Các nghiên cứu về xếp hạng tín dụng nội bộ: tổng quát hóa một số các khái niệm, định
    nghĩa và các kiến thức cơ bản về việc xếp hạng tín dụng, giới thiệu một số các mô hình chấm
    điểm tín dụng của các tổ chức chấm điểm uy tín hiện đang áp dụng trên thế giới.
    II. Hệ thống XHTD nội bộ của Habubank và kinh nghiệm của một số Ngân hàng Thương
    mại Nhà nước ở Việt Nam: giới thiệu tổng quan về quy trình tín dụng và hệ thống XHTD nội bộ
    áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp của Habubank và của một số ngân hàng thương mại nhà
    nước hiện đang áp dụng. Đúc kết và tìm hiểu các nguyên tắc chính của các hệ thống chấm điểm
    và từ đó nhận định và đúc rút được các ưu thế của từng hệ thống tại thị trường Việt Nam.
    III. Một số nghiên cứu về hệ thống XHTD nội bộ của HBB: nghiên cứu chi tiết về bộ chỉ tiêu
    xếp hạng của Habubank, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra bộ chỉ tiêu rút gọn có
    ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả xếp hạng của khách hàng. Từ đó, đánh giá và góp ý cho việc xây
    dựng mô hình.

    CHƯƠNG I: CÁC NGHIÊN CỨU VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG (XHTD)
    1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng:
    1.1.1. Khái niệm xếp hạng tín dụng:
    Theo Standards & Poor, XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất
    lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính
    một cách đầy đủ và đúng hạn.
    Theo Moody's, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh
    toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ
    thống ký hiệu Aaa-C.
    Như vậy, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một quy trình đánh giá
    khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với m ột ngân hàng như việc
    trả lãi và trả gốc nợ vay khi đến hạn hoặc các điều kiện tín dụng khác nhằm đánh giá, xác định
    rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo t ừng đối
    tượng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các
    thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng và
    xếp hạng khách hàng.
    1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng:
    Đối tượng của XHTD bao gồm thông số, dữ liệu của khách hàng tham gia vay vốn tại các
    NHTM như: các thông tin tài chính từ báo cáo tài chính của DN, các thông tin phi tài chính (kinh
    nghiệm của ban quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ, sự phụ thuộc vào các đối tác)
    Các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà chỉ là
    đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, t ừ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho
    vay phù hợp.Xếp hạng cao của KH đi vay chưa thể hiện việc có thể thu hồi đầy đủ các khoản nợ
    gốc và lãi vay màchỉ là cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo
    dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến KH là người đi vay và tất cả các khoản vay của
    KH đó.
    Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm,
    cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ (Probability of Default). Cơ sở của xác
    suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của KH, gồm các khoản
    nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Dữ liệu phân theo ba nhóm:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Altman, 2003. The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture.
    New York University.
    An explanatory note on the Basel II IRB risk weight functions, Basel Committee on
    Banking Supervision.
    Arthur S.Goldberger: Economist ric Theory, John Wiley&Sons, Inc.
    Báo cáo thường niên NH TMCP Nhà Hà Nội – Habubank.
    Choo Yee Kwan, 2004. Tài liệu Hội thảo về quản lý rủi ro t ại Hà Nội, May Bank Group –
    Malaysia.
    Damodar N.Gujarati: Basic Econometrics, MacGraw – Hill Inc, Third Ed. 1995.
    Đánh giá đơn vay vốn có kỳ hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. SMEDF.
    Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier, 2006. Credit Scoring for Vietnam’s Retail
    banking Market.
    Madala, G.S – Macmillan: Introdution of Econometrics, 2d ed., New York, 1992.
    Nguyễn Cao Văn, Trần Thái Ninh. Giáo trình Lý thuyết xác suất và thống kê toán – NXB
    Khoa học và kỹ thuật, 1996.
    Nguyễn Quang Dong. Bài Giảng Kinh Tế Lượng – NXB Thống Kê, 9 - 2006.
    Nick Freeman, 2006. Hướng dẫn chính sách cung cấp tài chính cho doanh nghiệp vừa và
    nhỏ của Việt nam. VNCI.
    Quy trình tín dụng cho KH doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – Habubank.
    Tài liệu nội bộ về hoạt động kiểm toán các tổ chức tín dụng E&Y.
    Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Vietcombank.
    Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của BIDV.
    Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của Vietinbank.
    Tạp chí chuyên ngành của Vietcombank.
    Trần Đắc Sinh, 2002. Đị nh mức tín nhiệm tại Việt Nam.
    Trang thông tin http://en.wikipedia.org.
    Trang thông tin httpt://www.senate.michigan.gov.
    Trang thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http://www.sbv.gov.vn.
    Trang thông tin Tạp chí kiểm toán Việt Nam http://kiemtoan.com.vn.
    Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Khắc Minh. Giáo trình Kinh tế lượng, NXB
    Khoa học và Kỹ thuật, 1998.
    Vũ Thiếu, Nguyễn Quang Dong. Bài tập và hướng dẫn thực hành phần mềm, 1998.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...