Luận Văn Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các
    lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ở bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào và bất cứ mùa nào cũng có những
    ngày lễ hội. Gắn liền với bước đi của lịch sử, lễ hội như một bảo tàng bách khoa
    phong phú về đời sống và tinh thần, văn hóa của dân tộc, có sức lan tỏa và tác động
    sâu sắc tới tâm hồn, tâm tư, tình cảm, cốt cách của bao thế hệ.
    Trong nhiều năm vừa qua, lễ hội truyền thống ở Việt Nam có những thăng
    trầm: có khi lắng xuống, có khi lại phát triển ồ ạt, thiếu tính tổ chức. Trong những
    nguyên nhân của thời kỳ lắng xuống ấy có thể kể đến những nguyên nhân khách
    quan như chiến tranh hay kinh tế nước nhà còn nhiều khó khăn; trong những
    nguyên nhân chủ quan phải kể đến nhận thức và cách thức quản lý của các nhà
    quản lý văn hóa - xã hội. Có lúc lễ hội bị coi là một sự lãng phí, tốn kém tiền của
    của nhân dân, là mê tín dị đoan nên đã đưa ra những quyết định quản lý lễ hội
    nặng về cấm đoán hành chính, thiếu căn cứ khoa học. Chính vì thế, nhiều lễ hội
    truyền thống không được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nhiều giá trị văn
    hóa đặc sắc của lễ hội theo đó cũng bị mai một.
    Lễ hội đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động du lịch. Do đó vấn
    đề đặt nên hàng đầu trong thời kỳ đất nước ta bước vào con đường hội nhập hiện
    nay. Đó là làm sao khai thác được các lễ hội theo hướng bền vững cho hoạt động
    du lịch, mà không mất đi giá trị truyền thống vốn có của nó. Đây là một lý do thực
    tiễn góp phần không nhỏ vào việc định hướng những bước đi lâu dài trong việc
    phát triển du lịch góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.
    Hải Phòng được cả nước biết đến không chỉ là một thành phố anh hùng trong
    kháng chiến mà còn là một thành phố anh hùng trong công cuộc công nghiệp hóa -
    Hiện đại hóa đất nước. Hải phòng vững bước đi lên trong đó có phần đóng góp
    không nhỏ của ngành Du lịch. Khi du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng” thì
    nhân tố không nhỏ góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển đó chính là lễ
    hội.
    Hải Phòng là một trong những vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa, là
    nơi có nhiều lễ hội trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Một số lễ hội
    lớn tiêu biểu trên thành phố và đã thu hút được rất nhiều du khách du lịch trong và
    ngoài nước như : Lễ hội Chọi Trâu ( Đồ Sơn ), Lễ hội Hát Đúm ( Thủy Nguyên ),
    Lễ hội Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Vĩnh Bảo ), Lễ hội Từ Lương Xâm ( Nam
    Hải ), Lễ hội Đền Nghè ( Lê Chân ) . Các lễ hội tại Hải Phòng đang được tiến
    hành khai thác một cách có hiệu quả để phục vụ cho nhu cầu du lịch. Tuy nhiên các
    lễ hội trên chưa được tiến hành khai thác một cách bền vững trong hoạt động du
    lịch.
    Xuất phát từ lý do trên, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu về giá trị, thực
    trạng, giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng
    bền vững trong hoạt động du lịch” làm khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn góp
    phần phát triển hoạt động du lịch của thành phố, tận dụng triệt để các giá trị của lễ
    hội trong hoạt động du lịch cũng như tìm ra các giải pháp bảo tồn lễ hội, tránh bị
    tổn thất và mai một những giá trị truyền thống vốn có của nó, từ đó đưa ra những
    giải pháp trong việc khai thác các lễ hội trên thành phố Hải Phòng. Khi lựa chọn đề
    tài trên làm khóa luận em luôn ý thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của đề tài
    là mang giá trị phục vụ cho hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn tâm nguyện của em
    về việc khai thác các lễ hội của thành phố Hải Phòng nói riêng của cả đất nước Việt
    Nam nói chung theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch.
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu các lễ hội tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hải
    Phòng . Trong đó chú trọng đến việc đánh giá về giá trị của các lễ hội, thực trạng
    của lễ hội tới hoạt động du lịch.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện bài khóa luận về đề tài “ Nghiên cứu về giá trị, thực trạng, giải
    pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải Phòng theo hướng bền vững trong
    hoạt động du lịch” nhằm mục đích nâng cao những hiểu biết, những nhận thức về
    các lễ hội.
    Vận dụng những kiến thức lễ hội vào mục đích nghiên cứu của đề tài, nâng
    cao nhận thức, tri thức trong quá trình nghiên cứu thực tiễn, đồng thời mở rộng
    thêm kiến thức mình còn hổng.
    Nhằm cung cấp nguồn tư liệu, hiểu biết về thực tiễn và lý luận, góp phần tìm
    hiểu, tôn vinh các giá trị của lễ hội để phục vụ phát triển du lịch bền vững.
    Cung cấp tư liệu nghiên cứu cho các bạn sinh viên khóa sau và những ai
    muốn tìm hiểu về vấn đề trên.
    4. Nhiệm vụ của đề tài
    Trên cơ sở tìm hiểu một số lễ hội tại Hải Phòng, nhiệm vụ nghiên cứu của đề
    tài là tìm hiểu về các giá trị, thực trạng cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội tại
    Hải Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch. Từ đó nêu ra các giải
    pháp nhằm khai thác có hiệu quả các lễ hội tại Hải Phòng theo hướng bền vững cho
    phục vụ khai thác phát triển du lịch. Đồng thời trên cơ sở đó sẽ xây dựng các tour
    du lịch lễ hội kết hợp với các điểm du lịch trong thành phố, với các huyện và tỉnh
    lân cận để tạo thành một quần thể du lịch thống nhất.
    5. Thời gian nghiên cứu
    Bài khóa luận được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 15/4/2010 đến
    30/6/2010. Các số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài được lấy từ
    những năm gần đây, đặc biệt là năm 2008 ,2009, 2010.
    6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã sử dụng một số quan điểm và
    phương pháp nghiên cứu sau :
    6.1.Quan điểm nghiên cứu
    - Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử : khi nghiên cứu về các
    giá trị, thực trạng của lễ hội thì phải đặt trong sự vận động và phát triển của chính
    các lễ hội đó của từng địa phương, cùng với các thành tố của các thành phần khác.
    Nghiên cứu các lễ hôi trong quá trình lịch sử, hiện tại và dự báo cho tương lai, đồng
    thời khi nghiên cứu phải dựa trên quá trình vận động của xã hội.
    - Quan điểm hệ thống : Vận dụng quan điểm này để sắp xếp tài liệu trong bài
    viết. Đánh giá các lễ hội Hải Phòng trong lễ hội Việt Nam, đặt lễ hội du lịch Hải
    Phòng trong lễ hội cả nước.
    - Quan điểm phát triển du lịch bền vững ; trong bài viết cần phải vận dụng
    các quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu các quan điểm phát triển bền vững trong việc
    phát triển của đề tài.
    - Quan điểm kế thừa : khi nghiên cứu vấn đề này em đã sử dụng những kiến
    thức và các ưu điểm của các công trình nghiên cứu của các khóa trước để tránh
    lãng phí về thời gian, công sức và tài chính.
    - Quan điểm chính sách và phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước trong
    việc phát triển và bảo tồn văn hóa của Nhà nước.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thực địa và thu thập tài liệu
    Đây là phương pháp dùng để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý
    luận gắn liền với thực tiễn bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn. Quá
    trình thực địa giúp cho em sưu tầm và thu thập tài liệu được phong phú thêm. Để
    việc học tập và nghiên cứu có hiệu quả cao gắn lý thuyết với thực tiễn . Đây là
    phương pháp quan trọng giúp người viết tiếp cận được các thông tin chính xác,
    thiết lập được ngân hàng số liệu cho việc hoàn thiện đề tài.
    - Phương pháp điều tra xã hội học
    Phương pháp này dùng để phỏng vấn các du khách tham gia hoạt động du
    lịch tới các lễ hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng, những người làm công tác
    quản lý, tổ chức các hoạt động trong lễ hội và những người trực tiếp tham gia vào
    bảo tồn và phát triển các giá trị của lễ hội. Nhằm nắm được tâm tư, nguyện vọng
    của người dân địa phương cũng như nhu cầu của khách, từ đó có cái nhìn chính xác
    về việc sử dụng tài nguyên cho việc phục vụ khai thác phát triển du lịch.
    - Phương pháp bản đồ tranh ảnh
    Phương pháp này cho phép thu thập những thông tin mới, phát hiện phân bố
    không gian đối tượng nghiên cứu. Từ đó có thể nhận thức đầy đủ hơn các giá trị
    của lễ hội. Đặc biệt phương pháp này còn là phương tiện để cụ thể hóa biểu đạt kết
    quả nghiên cứu trên thực tế, có điều kiện đối chiếu, bổ sung vào các thông tin đề
    tài.
    - Phương pháp chuyên gia : Trong quá trình nghiên cứu vấn đề về lễ hội thì
    việc trưng tập ý kiến của các chuyên gia có uy tín là rất cần thiết. Ý kiến của các
    chuyên gia giúp cho bài nghiên cứu của em sâu sắc và sát thực tế hơn.

    - Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh tổng hợp
    Phương pháp này nhằm định hướng, thống kê, phân tích cho người viết tính
    tương quan để phát hiện ra yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động du
    lịch trong đề tài nghiên cứu. Việc phân tích, so sánh tổng hợp các thông tin và số
    liệu cũng như các vấn đề thực tiễn được người viết tiến hành một cách hệ thống.
    Kết quả của phương pháp này là mang lại cho người viết cơ sở khoa học cho việc
    thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các
    chiến lược và giải pháp phát triển du lịch trong phạm vi nghiên cứu của đề tài mà
    em đang thực hiện.
    7. Kết cấu của khóa luận
    Trong khóa luận, ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu
    tham khảo, phần nội dung khóa luận bao gồm 3 chương :
    Chương 1 : Giá trị các lễ hội tiêu biểu tại Hải Phòng
    Chương 2 : Hiện trạng khai thác các lễ hội tại Hải Phòng
    Chương 3 : Một số giải pháp cho việc bảo tồn và khai thác các lễ hội Hải
    Phòng theo hướng bền vững trong hoạt động du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...