Thạc Sĩ Nghiên cứu về đời sống tình dục của phụ nữ nông thôn tuổi đã mãn kinh (40-60) tại xã Tứ Hiệp, huyện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU iii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU vii
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
    Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    5
    1. Một số từ ngữ dùng trong nghiên cứu 5
    2. Các khái niệm liên quan đến sức khỏe tình dục: 5
    3. Tình hình nghiên cứu về đời sống tình dục của PN đã mãn kinh trên Thế giới 12
    4. Tình hình nghiên cứu về tình dục của phụ nữ mãn kinh ở Việt Nam 17

    Chương II .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    1. Đối tượng nghiên cứu 20
    2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
    3. Thiết kế nghiên cứu 20
    4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 20
    5. Phương pháp thu thập số liệu 23
    6. Phương pháp phân tích số liệu 23
    7. Các biến số nghiên cứu 25
    8. Thước đo và tiêu chuẩn đánh giá 34
    9. Phân loại kinh tế hộ gia đình 36
    10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 36
    11. Hạn chế và sai số của nghiên cứu 37
    12. Biện pháp khắc phục sai số 38

    Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    1. Kết quả nghiên cứu mô tả 40
    2. Kết quả nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, quan niệm và hành vi tình dục ở phụ nữ độ tuổi mãn kinh. 76

    Chương IV. BÀN LUẬN 90
    1. Các đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu 91
    2. Kiến thức về tình dục ở phụ nữ lứa tuổi mãn kinh của ĐTNC 93
    3. Quan niệm về tình dục ở phụ nữ lứa tuổi mãn kinh của ĐTNC 96
    4. Hành vi tình dục của đối tượng nghiên cứu 101
    5. Nhu cầu giúp đỡ cho đời sống tình dục 110
    6. Yếu tố liên quan đến kiến thức, quan niệm và hành vi tình dục ở PN mãn kinh. 111
    7. Một vài bàn luận về nghiên cứu 115

    Chương V. KẾT LUẬN 118
    1. Kết luận về kiến thức, quan niệm về tình dục. 118
    2. Hành vi tình dục và tỷ lệ thỏa mãn/ hài lòng tình dục 119
    3. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi tình dục 120
    4. Nhu cầu giúp đỡ cho đời sống tình dục 120

    Chương VI. KHUYẾN NGHỊ
    121
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
    1.Tài liệu tiếng Việt 123
    2.Tài liệu tiếng Anh 125
    PHỤ LỤC
    PHỤ LỤC 1: Một số kết quả nghiên cứu
    PHỤ LỤC 2: Cách tính điểm các chỉ số đánh giá
    PHỤ LỤC 3: Khung lý thuyết nghiên cứu
    PHỤ LỤC 4: Phiếu phỏng vấn về đời sống tình dục của PN độ tuổi MK
    PHỤ LỤC 5: Hướng dẫn phỏng vấn sâu
    PHỤ LỤC 6: Phiếu sàng lọc đối tượng tham gia nghiên cứu
    PHỤ LỤC 7: Giấy đồng ý tham gia nghiên cứu
    PHỤ LỤC 8: Kế hoạch nghiên cứu

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mãn kinh tự nhiên là một hiện tượng sinh lý tất yếu xảy ra và là giai đoạn khủng hoảng nội tiết gây nhiều biến đổi về hình thái-chức năng-tâm lý do các thay đổi sinh học trong cơ thể. Mãn kinh là hậu quả của rối loạn điều hòa trục yên- buồng trứng, dẫn đến giảm sự nhận cảm của tuyến sinh dục, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục của phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Chất lượng cuộc sống của người phụ nữ tuổi mãn kinh cũng vì thế mà kém dần đi [1;2;3;5;6;8;9;11;13;19;20;25].
    Cùng với sự mãn kinh, có sự suy giảm mạnh mẽ việc sản xuất estrogen- hormone làm gia tăng dòng máu tới cơ quan sinh dục, để duy trì bôi trơn và đàn hồi âm đạo. Lượng estrogen giảm làm khô âm đạo, có thể gây khó khăn khi giao hợp hoặc không thoải mái, mặt khác gây đau rát, đôi khi có thể xảy ra xuất huyết âm đạo. Lượng testosterone đồng thời cũng bị giảm theo có thể gây giảm hứng thú và giảm khoái cảm. Ở một số phụ nữ, mãn kinh cũng ảnh hưởng đến hành vi văn hóa tâm lý xã hội. Họ thay đổi tâm tính, cảm thấy không còn có ích cho gia đình, xã hội và họ cũng chấm dứt sinh hoạt tình dục ngay từ khi bắt đầu mãn kinh [1;2;3;5;6;8;9;11;13;19;20;25].
    Ngày 1/10 được thế giới chọn là Ngày quốc tế Người Cao tuổi và ngày 18/10 là Ngày quốc tế người Mãn kinh. Các sự kiện này chứng tỏ cả thế giới ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi trong đó đặc biệt là phụ nữ do phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới[17;34;43]. Tổ chức Y tế thế giới ước tính đến năm 2030 sẽ có khoảng 1,2 tỷ phụ nữ ở tuổi 50 trở lên, gấp 3 lần số phụ nữ ở cùng lứa tuổi này vào năm 1990. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học và sự phát triển kinh tế thì đời sống con người cũng được kéo dài theo. Tuổi thọ của người phụ nữ là 60 tuổi vào năm 2000, hy vọng sẽ tăng lên 81 tuổi vào năm 2050. Tuổi mãn kinh xảy ra trung bình khoảng 45-50 tuổi, như vậy người phụ nữ phải sống ít nhất là 30 năm tức là một phần ba cuộc đời trong tình trạng mãn kinh [5;6;21;22; 26;34;43].
    Trên thế giới, trong 30 năm qua ở châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á các tác giả nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và tình dục ở tuổi mãn kinh. Các nghiên cứu đều xoay quanh các chủ đề như: tuổi mãn kinh tự nhiên, các biểu hiện về tâm lý và hành vi ở tuổi mãn kinh, các khối u đường sinh dục, viêm nhiễm đường sinh dục ở độ tuổi mãn kinh [5]. Hội nghị quốc tế về “ Dân số và phát triển”(ICPD) họp tại Cairô-Ai cập năm 1994, đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử dân số và sức khỏe. Kể từ ICPD, vấn đề dân số đã được mở rộng ra với khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục[3;5;6;54;57;64]. Từ sau ICPD, việc thu hút sự tham gia của người cao tuổi vào các vấn đề sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đã được chú trọng hơn và là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các tác giả đã nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành và hành vi của phụ nữ mãn kinh; các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi và triệu chứng mãn kinh; ung thư vú và nội mạc tử cung; đặc biệt nghiên cứu về lợi ích và nguy cơ của liệu pháp hormon thay thế, các chủ đề về tình dục ở tuổi mãn kinh [5].
    Ở Việt Nam, so với lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và lứa tuổi vị thành niên, thì có thể nói “Sức khỏe sinh sản của phụ nữ mãn kinh” còn là một khoảng trống trong y văn mặc dù phụ nữ tuổi 50 trở lên chiếm một tỷ lệ không nhỏ 8-9% tổng dân số [5]. Trong 10 năm gần đây một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu một số khía cạnh như : tuổi mãn kinh tự nhiên và ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội; thay đổi tâm sinh lý; tỷ lệ loãng xương, đánh giá hiệu quả điều trị hormon thay thế nhóm tác giả Phạm Thị Minh Đức đã nghiên cứu thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt Nam mãn kinh. Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống càng được nâng cao thì nhu cầu về sức khỏe và tinh thần cũng cao dần. Do đó, xét về cả ba phương diện: nhân khẩu học, xã hội học và y sinh học thì chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục tuổi mãn kinh đang trở thành vấn đề cần được quan tâm trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng ở nước ta. Từ năm 2004, một số tác giả đã tìm hiểu về đời sống tình dục của phụ nữ nông thôn độ tuổi mãn kinh ở Hải Dương, Nghệ An [8;38]. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành ở các đối tượng mãn kinh là phụ nữ nông thôn vùng ngoại thành Hà Nội.
    Trong thời đại hiện nay phụ nữ nông thôn đã ngày càng được phát huy quyền làm chủ nâng cao trình độ văn hóa, vị thế trong xã hội, được xã hội quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe. Nhưng đa số người phụ nữ nông thôn Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng của một nền giáo dục gia đình theo định kiến phong kiến[20]. Vì vậy, đến nay vẫn còn những phụ nữ vẫn âm thầm tự mình chịu đựng khi có những vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là những thay đổi ở tuổi mãn kinh, hơn thế nữa họ thường thụ động trong quan hệ tình dục và phụ thuộc vào những quyết định của người chồng.
    Xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì là một xã nằm ở phía nam dọc theo quốc lộ 1, dân số 11 045 người, trong đó phụ nữ ≥ 40 tuổi là 2 780 người chiếm 26,6%. Toàn xã có 05 thôn, phần lớn người dân sinh sống bằng nông nghiệp. Những năm gần đây, cùng với sự đô thị hóa, cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ dân sinh đã được nâng cấp, đời sống văn hóa xã hội được cải thiện rõ rệt. Đa số lực lượng lao động trẻ nơi đây đã nhanh chóng hòa nhập với nền sản xuất hiện đại là công nghiệp và dịch vụ. Do đó, phụ nữ trên 50 tuổi đang là lực lượng lao động quan trọng trong gia đình ở xã Tứ Hiệp. Tuy nhiên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho phụ nữ tuổi mãn kinh nơi đây còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy câu hỏi chúng tôi đặt ra là: Thực trạng kiến thức, quan niệm về tình dục của phụ nữ nông thôn tuổi mãn kinh như thế nào? Có bao nhiêu phụ nữ đã mãn kinh được thỏa mãn khi quan hệ vợ chồng? Có bao nhiêu chị em hài lòng trong đời sống tình dục? Mối liên quan của một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, quan niệm và hành vi tình dục của người phụ nữ mãn kinh ra sao?
    Để làm rõ hơn về khía cạnh nêu trên, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu về đời sống tình dục của phụ nữ nông thôn tuổi đã mãn kinh (40-60) tại xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì – Hà Nội năm 2009.
     
Đang tải...