Thạc Sĩ Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ n

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào


    Luận văn dài 83 trang gồm 2 chương, 6 tiết.

    MỞ ĐẦU​
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sau 31 năm đất nước được độc lập, nhân dân các bộ tộc Lào đang trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào đề ra: Bảo vệ và xây dựng đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Quá trình thực hiện hai nhiệm vụ nói trên đã tạo điều kiện từng bước củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.
    Trên thực tế, qua 20 năm đổi mới ở CHDCND Lào đã chứng tỏ rằng: Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một lần nữa được khẳng định là đúng đắn, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc, to lớn và mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước trong tất cả các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nông thôn và thành thị có sự phát triển hơn trước, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hoá, xã hội đã được củng cố, xây dựng hiện đại, tạo cơ sở cho nhân dân có tình đoàn kết gắn bó và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
    Cùng với sự phát triển của đất nước, và những thành tựu to lớn đã đạt được trong quá trình đổi mới từ cơ chế kinh tế cũ (cơ chế quan liêu bao cấp) sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN những năm vừa qua, CHDCND Lào cũng có không ít những khó khăn, phức tạp, tiêu cực làm cản trở sự phát triển của xã hội, của đất nước. Trong đó có một số vấn đề gây cấn nổi lên ở những năm gần đây là: Hoạt động chống phá cách mạng của bọn phỉ; vấn đề tranh chấp đất đai; vấn đề mua bán và vận chuyển ma túy . Những vấn đề đó đã trở thành "điểm nóng xã hội" (ĐNXH) và "điểm nóng chính trị - xã hội" (ĐNCT-XH) ở các địa phương trong cả nước. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động lãnh đạo, sự quản lý của các tổ chức đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, ảnh hưởng đến trật tự, an ninh, an toàn xã hội và đến đời sống của
    nhân dân.
    Tỉnh Bo Kẹo là một trong 18 tỉnh trong cả nước đã chịu ảnh hưởng của những vấn đề ĐNXH và ĐNCT-XH nói trên. Là một tỉnh nhỏ, rừng núi chiếm 80% diện tích của cả tỉnh, nhân dân còn nghèo khổ, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng mở rộng, nhân dân phần lớn còn sống dựa vào tự nhiên, lạc hậu. Vì vậy, nếu không có những biện pháp ngăn ngừa và giải quyết tốt từ ban đầu các ĐNXH, ĐNCT-XH ở các cơ sở địa phương thì không thể nào bảo đảm được trật tự an ninh, an toàn xã hội. Hơn nữa tỉnh Bo Kẹo là một địa phận có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác nhau là Thái Lan và Miên Ma, đồng thời trong lịch sử ở vùng này người ta gọi là "vùng tam giác vàng" là vùng quê hương của thuốc phiện, của ma túy. Do vậy, nếu không có những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu thì sẽ không giải quyết được tốt những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.
    Là một tỉnh có biên giới giáp với hai nước có chế độ chính trị khác nhau, cho nên thường hay bị những âm mưu phá hoại của các thế lực bên ngoài lọt vào hoạt động chống phá. Chúng dùng mọi cách để nắm lấy cán bộ, công chức bị thoái hoá biến chất, các tầng lớp thanh niên, nhất là những thanh niên nghiện hút, mua chuộc họ và biến họ thành tay sai để phục vụ cho chúng .
    Với lý do trên đây, tác giả cho rằng: Nghiên cứu về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội ở tỉnh Bo Kẹo nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào là nhằm xác định tính chất, đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Việc xử lý tình huống, tình huống chính trị - xã hội, trong đó vấn đề xử lý về ĐNXH và ĐNCT-XH là một nội dung quan trọng trong bộ môn Chính trị học.
    Qua việc nghiên cứu học phần "Xử lý tình huống chính trị" của Viện chính trị học trong đó có:
    - Tập bài giảng "Xử lý tình huống chính trị" (dùng cho hệ cử nhân chính trị do GS,TS Lưu Văn Sùng và GS,TS Hoàng Chí Bảo là tác giả, năm 2002).
    - Báo cáo tổng quan đề tài khoa học nhánh 3 cấp Nhà nước của GS,TS Lưu Văn Sùng: "Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây - hiện trang, vấn đề, các bài học kinh nghiệm trong xử lý tình huống", tháng 1 năm 2005.
    Có một số luận văn cử nhân chính trị của người Việt Nam cũng đã viết về vấn đề xử lý ĐN, ĐNCT-XH như là:
    - Luận văn của đồng chí Lê Xuân Dung: "Điểm nóng chính trị - xã hội quy trình và giải pháp của lực lượng công an tham gia giải quyết điểm nóng" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).
    - Luận văn của đồng chí Nguyễn Đình Huyên: "Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội ở xã Bản Nguyên - huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).
    - Luận văn của đồng chí Nguyễn Công Chuyên: "Điểm nóng huyện Xuân Trường - nguyên nhân và giải pháp" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2001).
    - Luận văn của đồng chí Nguyễn Văn Thịnh: "Phân tích một số điểm nóng chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương và rút ra những bài học kinh nghiệm qua thực tiễn xử lý gần đây" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002).
    - Luận văn của đồng chí Tô Văn Cường: "3 năm khôi phục hậu quả điểm nóng Thái Bình, những bài học kinh nghiệm" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002).
    - Luận văn của đồng chí Vũ Đức Hằng: "Điểm nóng chính trị ở nông thôn huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. Quá trình xử lý và một số giải pháp chủ yếu để ổn định tình hình và phát triển" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003).
    - Luận văn của đồng chí Nguyễn Xuân Nghinh: "Tình hình và nguyên nhân xảy ra điểm nóng chính trị - xã hội ở xã Hồng Thuận - huyện Giao Thủy" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004).
    Ngoài luận văn của hệ cử nhân chỉ có một luận văn thạc sĩ của đồng chí Nguyễn Thị Mai Anh: "Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng - đặc điểm, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm" (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002).
    Từ một số luận văn, luận án nói trên và qua nghiên cứu thực tiễn đã thu hút tác giả phải ngẫm nghĩ về tình hình ĐNXH, ĐNCT-XH ở quê hương mình. Từ đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm của điểm nóng đã diễn ra và tìm ra giải pháp cho việc xây dựng cơ sở chính trị ở nông thôn tỉnh Bo Kẹo.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Khái quát những diễn biến, tính chất của ĐNXH, ĐNCT-XH đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo. Chỉ rõ các nguyên nhân phát sinh các ĐNXH, ĐNCT-XH. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra những dự báo và kiến nghị nhằm ổn định và phát triển tỉnh Bo Kẹo ngày một bền vững.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Khái quát diễn biến, quy mô, mức độ, tính chất của ĐNXH và ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo.
    - Xác định rõ những nguyên nhân cơ bản làm nảy sinh ra các điểm nóng (ĐN) ở Bo Kẹo. Từ đó nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý khi ĐNXH, ĐNCT-XH đã xảy ra, kinh nghiệm xử lý hậu quả sau ĐN, kinh nghiệm ổn định chính trị - xã hội làm cho ĐNXH, ĐNCT-XH không tái phát sinh.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu một số ĐNXH, ĐNCT-XH đã xảy ra ở tỉnh Bo Kẹo từ năm 2002 cho đến nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Kay Sỏn Phôm Vi Hản về quyền lực chính trị và quyền làm chủ đất nước của nhân dân các dân tộc ở CHDCND Lào.
    - Dựa trên quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, vấn đề xoá đói giảm nghèo và vấn đề xây dựng "Bản và cụm bản phát triển".
    - Dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đại hội lần thứ VIII Đảng NDCM Lào và Đại hội lần thứ III của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ tỉnh Bo Kẹo.
    - Dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm việc giải quyết ĐNXH, ĐNCT-XH của Uỷ ban bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn xã hội cấp tỉnh Bo Kẹo.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác - Ph.Ăngghen, kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế tình hình, từ đó phân tích, so sánh với phương án giải quyết, xử lý tình huống ở cơ sở địa phương của tỉnh Bo Kẹo.
    5. Đóng góp về khoa học của đề tài
    - Đây là một luận văn thạc sĩ đầu tiên của học sinh Lào nghiên cứu và viết về ĐNXH, ĐNCT-XH ở quê hương mình, phân tích một cách có hệ thống các điểm nóng và rút ra những bài học kinh nghiệm của tỉnh.
    - Qua diễn biến của ĐNXH, ĐNCT-XH ở tỉnh Bo Kẹo tác giả rút ra những tính chất, đặc điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa đối với tỉnh Bo Kẹo, mà còn có giá trị tham khảo cho các tỉnh khác trong cả nước.
    - Kinh nghiệm nói trên, phần nào là cơ sở cho cán bộ, công chức nhà nước trong việc xây dựng "Bản và cụm bản phát triển" ở nông thôn tỉnh Bo Kẹo trong giai đoạn hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài ở mức độ nhất định nào đó có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn xử lý tình huống chính trị ở trường chính trị tỉnh, cho cán bộ xây dựng cơ sở chính trị ở cơ sở địa phương. Đồng thời làm cơ sở cho việc phân loại các ĐNXH và ĐNCT-XH.
    - Đề tài có thể cung cấp những dữ liệu cho việc xây dựng lý thuyết về xung đột xã hội và việc giải quyết các vấn đề xung đột xã hội trong phạm vi của tỉnh và các tỉnh khác trong cả nước.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể được các lãnh đạo chủ chốt ở các cấp và cơ sở địa phương nghiên cứu tham khảo trong quá trình xử lý các tình huống cụ thể có thể xảy ra.
    - Với góc độ của Chính trị học, qua thực tiễn một số điểm nóng có thể đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sao cho tiến kịp với các tỉnh khác trong cả nước.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
     
Đang tải...