Tiểu Luận Nghiên cứu về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Nghiên cứu về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã bước vào kỷ nguyên thông tin, kỷ nguyên của Internet và World Wide Web với sự phát triển của nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động đến mọi bình diện của xã hội, làm thay đổi sự tương tác giữa người cán bộ thư viện với vốn tài liệu, nguồn lực thông tin và người đọc. Sự xuất hiện của mạng máy tính kỹ thuật lưu trữ và chuyển dạng tài liệu đã dẫn đến việc hình thành các thư viện hiện đại, làm biến đổi sâu sắc quá trình tổ chức, thu nhập, xử lý và phục vụ của các cơ quan thư viện thông tin. Thực tế dó đã đòi hỏi người cán bộ thư việc thông tin phải có những năng lực mới. Để đào tạo được đội ngũ cán bộ thư viện thông tin đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của thực tế là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Trên thực tế trong những năm gần đây đào tạo cán bộ thư viện thông tin là một trong những chuyên ngành đào tạo có nhiều sự biến động.


    Trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại, có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đã và đang đặt ra đối với công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin. Tính chất nghề thư viện đã có nhiều thay đổi so với trước đây và sẽ còn tiếp tục thay đổi với việc áp dụng các phương tiện và công nghệ thông tin hiện đại. Làm thế nào để tìm ra được các mô hình và giải pháp thích hợp cho công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin để các sản phẩm đào tạo đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thực tế. Đó là một vấn đề có tính chất chiến lược và được toàn ngành thư viện thông tin hết sức quan tâm.


    Tìm hiểu, nghiên cúu và đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam trong các cơ sở đào tạo cũng như công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghề nghiệp tại các thư viện và cơ quan thông tin, thu thập các ý kiến nhận xét về kết quả đào tạo của các trường đào tạo cán bộ thư viện thông tin trong bối cạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá là những vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài nghiên cứu về công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài tập trung vào nghiên cứu công tác đào tạo chuyên nghiệp ở trình độ đại học.


    3. Mục tiêu của đề tài
    - Nghiên cứu tìm ra một số giải pháp, phương thức và mô hình thích hợp về đào tạo cán bộ thư viện thông tin ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của xã hội thông tin hiện đại.
    - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thư viện thông tin tạo ra các sản phẩm đào tạo có đầy đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầy của thực tế.


    4. Phương pháp nghiên cúu
    Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử , nghiên cứu xây dựng mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thư viện trong điều kiện xã hội thông tin đặt trong hoàn cảnh thực tiễn cụ thể của Việt Nam.


    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là: Tổng hợp, phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, Khảo sát thực tế tại các cơ sở đào tạo và một số thư viện, cơ quan thông tin, Phỏng vấn, điều tra bằng an két. Đối tượng phỏng vấn, điều tra là các cán bộ lãnh đạo trong các thư viện và cơ quan thông tin cùng các chuyên gia trong ngành. Tổng hợp, phân tích các kết quả phỏng vấn, điều tra được.

    5. Nội dung nghiên cứu.

    Đề tài được hoàn thành với 176 trang. Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phụ lục, nội dung đề tài được chia thành 3 chương:
    - Chương 1: Công tác đào tạo cán bộ thư viện thông tin và các yêu cầu đặt ra trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại.
    - Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam.
    - Chương 3: Mô hình và giải pháp về đào tạo cán bộ thông tin thư viện ở Việt Nam trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại.
    Phần phụ lục bao gồm: Các nguyên tắc chỉ đạo chương trình giáo dục thông tin thư viện chuyên nghiệp-2000 của IFLA, các chương trình đào tạo của Việt Nam và nước ngoài, mẫu phiếu điều tra.


    Trong quá trình thực hiẹn đề tài chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiẹn giúp đỡ của Bộ Văn Hoá Thông Tin, Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội,, Khoa Thư viện Thông Tin, Phòng Nghiên cứu khoa học của trường, các trung tâm thông tin, thư viện và nhiều bạn đồng nghiệp.


    Nhân đây chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bộ Văn Hoá Thông Tin, Trường Đại học Văn Hoá Hà Nội, Các Quý Cơ quan và bạn hữu đã tận tình giúp đỡ và cho chúng tôi những lời chỉ bảo quý báu.
    Mặc dù đã nỗ lực về mọi mặt, nhưng do thời gian và kinh phí có hạn, cho nên công trình của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
    Chúng tôi rất mong được những ý kiến góp ý của các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này.
     
Đang tải...