Luận Văn Nghiên cứu về chuyện tuổi tác ba chị em thúy kiều,thúy vân,vương quan

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VỀ CHUYỆN TUỔI TÁC BA CHỊ EM THÚY KIỀU,THÚY VÂN,VƯƠNG QUAN

    GS. Nguyễn Tài Cẩn


    1/Trong đa số các bản Kiều hiện có, chúng ta chỉ thấy nói chung chung :

    ---về niên đại là: “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh”
    ---và về tuổi tác hai chị em Kiều ,Vân là :
    “ Xuân xanh xấp xỉ TỚI tuần cập kê”

    Nếu hiểu theo Đào Duy Anh ,thì tới tuần cập kê xưa có nghĩa là” đến tuổi 15, tuổi cài trâm” có thể lấy chồng. Nhưng như vậy người đọc có thể có mấy thắc mắc :

    ---Về quan hệ, nếu Vân, Kiều 14-15 hay 15-16 tuổi thì Vương Quan mới khoảng 13-14, sao một người tuổi trạc 20 như Kim Trọng lại có thể coi Vương Quan là một bạn đồng song chí thiết, thậm chí---trong nguyên văn bằng chữ Hán của TTTN--- còn chào bằng tên hiệu là “Hải Vọng huynh” và xưng hô đối đãi bằng “ nhân huynh” -- “tiểu đệ” ?

    ---Về tâm lí ,sao Kiều mới 15, 16 mà đã có thể giải quyết việc nhà trong cơn gia biền, như tự quyết định bán mình, khuyên bảo Vương Ông , dặn dò em út một cách chững chạc như vậy ?

    2/ Duy các bản Kiều miền Nam là có nâng tuổi chị em họ Vương lên một bậc :
    Xuân xanh xấp xỉ TRÊN tuần cập kê
    (Bản DMinh Thị không dùng “tới tuần, đến tuần” mà dùng “trên tuần”, tuy khắc nhầm “trên thành “lên”, nhưng A des Michels đã đính ngoa lại thành “trên” )

    Trước đây chúng tôi phỏng đoán việc nâng tuổi này đưa Kiều lên 18-19, đưa Vân lên 17-18 và đưa Vương Quan lên 16-17: từ khoảng tuổi đó trở lên thì các thắc mắc trên kia đều có thể giải quyết được ổn thỏa.

    3/ Nhưng có cơ sở tư liệu nào cho phép chúng ta phỏng đoán theo hướng tăng tuổi như vậy không ? Xin thưa rằng có !
    Trong Thanh Tâm Tài Nhân, trước khi nói chuyện đi chơi Thanh minh, tác giả đã giới thiệu hai chị em Kiều ,Vân " tuổi đều đang độ thanh xuân" và Kim Trọng "tuổi trạc đôi mươi".

    Trong bản KIM VÂN KIỀU LỤC in năm Đồng Khánh tam niên (1888) , ký hiệu
    AC.561., cũng như trong bản cùng tên KVKL, kí hiệu là VHv-1898 (mà Bộ DI SẢN HÁN NÔM đều cho là do Hoa Đường Phạm Quí Thích sọan(?)) ,chúng ta lại thấy thêm mấy chi tiết như sau :

    Mở đầu truyện, sọan giả viết :
    --- Năm Gia Tĩnh TAM NIÊN Triều Minh (1524) thiên hạ thái bình ;
    ++ Vợ Vương Viên ngọai đi cầu đảo, mộng thấy một cụ già cho 3 cành đào : 1
    cành đã ra quả , 1 cành mới nở hoa, 1 cành hoa đã chớm héo .Vương Viên ngọai đoán trời sẽ cho 1 trai 2 gái.
    ++ Vì vậy ông thôi lo chuyện sản nghiệp mà chuyển sang lo chuyện học vấn trong gia đình.
    --- Non 1 năm sau (không rõ sau sự việc nào nêu trên đây , nhưng có cứ liệu cho biết là vẫn trong năm 1524) quả nhiên bà Viên ngọai bắt đầu lần lượt sinh con : đầu tiên là 2 gái rồi 1 trai .

    Rồi về Thúy Kiều, Thúy Vân soạn giả lại viết : ::
    ++ Khoảng 12 tuổi hai cô đều đã rất đẹp .Ba chị em cùng học với nhau.Riêng
    Cô Kiều đủ tài, nhất là tài về âm nhạc;
    ++ Và suốt khoảng hơn 20 năm lúc trẻ , tuy có nhiều người nhắm nhe , nhưng Kiều và Vân đều vẫn chưa chịu nhận lời ai ;
    --- Đến năm Gia Tĩnh 24 (1545) xẩy ra chuyện đi chơi Thanh Minh, chị em Kiều
    thăm mộ Đạm Tiên rồi gặp Kim Trọng. Và sau đó là bắt đầu nẩy sinh mối tình
    Kim-Kiều rồi bắt đầu gặp chuyện gia biến.

    4/ Bản KIM VÂN KIỀU LỤC theo ý chúng tôi, rất quan trọng (1). Ở đây nó khôngnhững ủng hộ dị bản TRÊN TUẦN CẬP KÊ của D.Minh Thị và A.D. Michels mà nócòn cho những con số rất cụ thể như :
    --- Kiều sinh khoảng 1524, đi chơi Thanh minh năm 1545 , vậy gặp Kim Trọngvào lúc 21 tuổi, chứ không phải vào lúc mới TỚI TUẦN CẬP KÊ !
    --- Chuyện để cho "tường đông ong bướm đi về mặc ai " rõ ràng là chuyện đã kéo dài HƠN 20 năm ("nhị thâp niên DƯ") chứ cũng không phải chỉ là chuyện của thời kì mới cài trâm !
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...