Luận Văn Nghiên cứu về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

    Lời nói đầu .1


    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4


    1.1. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 4


    1.1.1. Lược sử phát triển của thuế thu nhập doanh nghiệp .4


    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 8


    1.1.3. Ý nghĩa của việc ra đời Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 17


    1.2 Khái quát chung về chỉ phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 19


    1.2.1. Khái niệm chi phỉ sản xuất kinh doanh . 19


    1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 20


    1.2.3. Chi phí và vai trò của việc quản lý chi phỉ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp 23


    1.3 Mối liên hệ giữa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và chỉ phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .25


    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ VÀ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI XÁC ĐỊNH THU NHẬP CHỊU THUÊ TRONG THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ ĐÈ XUẤT, Ý KIẾN .28


    2.1 Khái niệm và các điều kiện của chi phí được trừ .28


    2.1.1 Khái niệm chi phỉ được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp 28


    2.1.2 Các điều kiện của chi phí được trừ nhìn từ góc độ lý luận .29


    2.2 Các khoản chỉ phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 31


    2.2.1 Các khoản chi phỉ được trừ .31


    2.2.2 Các khoản chi phí không được trừ 34


    2.3 Cách thức thực hiện việc trừ chi phí .74


    2.3.1 Xác định các khoản chi phỉ được trừ 74


    2.3.2 Thực hiện việc trử chi phỉ do bộ phận nào thực hiện? 76


    2.3.3 Phương pháp trừ chi phí 78


    2.4 Đề xuất - kiến nghị .79


    2.4.1 Giải pháp về chính sách thuế 79


    2.4.2 Giải pháp về quản lý thuế .80


    Kết luận 85

    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Trong điều kiện nền kinh té thị trường ở nước ta, tất cả các thành phàn kinh té đều có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trên cơ sở pháp luật. Doanh nghiệp nào có lực lượng lao động với tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh, tổ chức sản xuất hợp lý thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được lợi nhuận cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế, không biết tổ chức, bố trí sản xuất hợp lý sẽ nhận được lợi nhuận thấp, thậm chí không có lời. Một khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất có lời thì nhà nước sẽ điều tiết một phàn lợi nhuận đó vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, thu nhập thực nhận của doanh nghiệp là khoản tiền còn lại sau thuế. Điều này dẫn đến một thực tế là doanh nghiệp luôn mong muốn số thuế phải nộp ít đi để lợi nhuận sau thuế của họ tăng lên. Và để thực hiện mong muốn đó, một số doanh nghiệp tìm cách để tăng chi phí được trừ. Trong một số trường hợp, đã làm phát sinh tiêu cực.


    Mặt khác, có thể do trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, khả năng quản lý của nhà nước còn yếu, sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật mà một số chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được phép trừ làm cho nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trở nên nặng nề.


    Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (trước đây gọi là thuế lợi tức) được Quốc hội ban hành lần đầu tiên vào năm 1990. Năm 1997, Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Đen năm 2003, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung luật thuế thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 nhưng những sửa đổi, bổ sung này vẫn chưa đáp ứng được tình hình kinh tế xã hội. Vì lẽ đó, năm 2008 Quốc hội lại tiếp tục thực hiện sửa đổi, ban hành một Luật thuế mới có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2009. Sau đó, Chính phủ, Bộ tài chính cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành và chỉ đạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trong thực tiễn quá trình áp dụng, những quy định này vẫn còn tồn tại một số bất cập hay chưa được cụ thể, chi tiết về nội dung khiến việc thực hiện của các doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.


    Xuất phát từ thực tế cấp thiết trên, người viết chọn đề tài: “Nghiên cứu về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu sâu hơn và phản ánh những vấn đề đang còn tồn tại cũng như đưa ra một số hướng giải quyết để hoàn thiện hơn những quy định về vấn đề này trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay.

    Hom nữa, vấn đề về chi phí được trừ và không được trừ có sự ảnh hưởng nhất định liên quan đến số thuế thu nhập doanh nghiệp (một loại chi phí không nhỏ cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng như của các cổ đông) mà các doanh nghiệp phải nộp vào cuối kỳ tính thuế. Do đó, việc các doanh nghiệp tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này là hết sức cần thiết nhằm tránh những vấn đề bất cập trong việc hiểu và áp dụng các quy định về chi phí trong Luật thuế trên thực tế cũng như các doanh nghiệp có thể vận dụng kiến thức của mình về vấn đề này để kiểm soát các chi phí hoạt động của mình một cách có hiệu quả để giảm bớt số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, góp phần vào việc tái sản xuất doanh nghiệp. Vì vậy, đề tài này có thể là nguồn thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp có quan tâm.


    2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Nội dung đề tài là nghiên cứu về chi phí được trừ và không được trừ trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, trong khuôn khổ một luận văn, người viết tập trung đi sâu tìm hiểu về mặt lý luận của chi phí nói chung và chi phí tính thuế nói riêng, quy định của từng loại chi phí cũng như những bất cập hiện tại, cách thức thực hiện việc trừ chi phí.


    Đề tài “Nghiên cứu về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp” dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp như: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008, Thông tư số 18 /2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 và quá trình đi tham khảo trên thực tế tại Cục thuế tỉnh Sóc Trăng.


    3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Đây là đề tài nghiên cứu mang tính thời sự, xã hội và pháp lý cần được các nhà chuyên môn, người có quan tâm, khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc để có giải pháp điều chỉnh vấn đề xã hội đang nảy sinh. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu sẽ làm nổi bật lên những điểm tiến bộ đồng thời cho thấy những hạn chế cần phải khắc phục trong quy định pháp luật hiện hành. Từ đó, người viết mong muốn có một hệ thống pháp luật hoàn thiện hom, phù hợp với tình hình hiện tại, rõ ràng và dễ hiểu khi áp dụng trên thực tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn, tiếp cận chính xác, đầy đủ những quy định để vừa giúp họ quản lý các loại chi phí có hiệu quả, thỏa mãn được điều kiện đặt ra nhằm giảm bớt số thuế phải nộp, giúp tái tích lũy đầu tư về sau; vừa đảm bảo được những nhu cầu của Nhà nước, hạn chế được tình trạng gian lận đáng tiếc có thể xảy ra.






    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở; phương pháp phân tích, tổng hợp, bình luận những quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; phương pháp sưu tầm một số số liệu thực tế; phương pháp phỏng vấn và xử lý các ý kiến phỏng vấn . để khái quát lên những vấn đề được đề cập đến.


    5. Bố cục của luận văn


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn còn được chia thành hai chương riêng biệt:


    - Chương 1 :Những lý luận cơ bản về Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp


    - Chương 2: Tổng quan về chi phí được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế trong Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp và một số đề xuất, kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

    • 28-.pdf
      Kích thước:
      33.3 MB
      Xem:
      1
Đang tải...