Luận Văn Nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế của Thailand

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục
    Lời nói đầu 2
    I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 3
    1. Khái niệm và ý nghĩa kinh tế của cán cân thanh toán quốc tế (CCTTQT) 3
    1.1 Khái niệm 3
    1.2 Ý nghĩa kinh tế của CCTTQT. 4
    2. Kết cấu và các cán cân bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế 5
    2.1. Các thành phần của cán cân thanh toán 5
    2.2. Các bộ phận của cán cân thanh toán 5
    3. Thặng dư và thâm hụt CCTTQT 13
    3.1. Thặng dư và thâm hụt cán cân thương mại 14
    3.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 15
    3.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản(BB) 17
    3.4. Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể 18
    II/Cán cân thanh toán Thái Lan qua các thời kỳ 20
    1/Khái quát chung kinh tế ngoại thương Thái Lan 20
    2/Phân tích cán cân thanh toán Thái Lan giai đoạn 2005-nay: 27
    3/Cơ cấu kinh tế và xu hướng của mối quan hệ giữa Thái Lan và EU 31
    III. Giải pháp đối với Việt Nam 32
    3.1/Tổng quan chung nền kinh tế Việt Nam: 32
    3.2. Các giải pháp chung 35
    3.3. Các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế tại Việt Nam 37






    Lời nói đầu

    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những tài khoản kinh tế vĩ mô quan trọng phản ánh hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó có quan hệ chặt chẽ với các tài khoản kinh tế vĩ mô khác như bản cân đối ngân sách, cân đối tiền tệ, hệ thống tài khoản quốc gia. Chính vì vậy, cán cân thanh toán đã trở thành công cụ quan trọng để đề ra các chính sách phát triển kinh tế và những diễn biến trong cán cân thanh toán của một nước là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên để lập được một bản cán cân thanh toán quốc tế đầy đủ chính xác và kịp thời là một việc rất khó khăn do phạm vi thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế quá rộng. Việc phân tích các tình trạng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh cán cân thanh toán trong từng thời kì phát triển kinh tế của một quốc gia cũng là việc khó do các khu vực trong nền kinh tế có quan hệ tác động lẫn nhau.
    Để cán cân thanh toán quốc tế trở thành một công cụ phân tích, quản lý tốt các hoạt động kinh tế đối ngoại thì vấn đề cấp thiết là phải có sự nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn trong việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
    Thái Lan là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, trải dài 1.620km từ Bắc đến Nam và 775km từ Đông sang Tây. Thái Lan có biên giới phía Bắc tiếp giáp với Lào và Myanmar, phía Đông giáp với Campuchia và Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với Myanmar và Ấn Độ Dương và phía Nam giáp với Malaysia. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman.
    Nền kinh tế của Thái Lan là một nền kinh tế mới công nghiệp hóa ,với thế mạnh về xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tương đương với gần 70% GDP trong năm 2010. Ngoài ra xuất khẩu, kinh tế Thái Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thỏa thuận tự do thương mại song phương với một số nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Peru, Bahrain.
    Đề tài: “ Nghiên cứu về cán cân thanh toán quốc tế của Thailand” sẽ giúp chúng ta có được lý luận đúng đắn về cán cân thanh toán quốc tế, bên cạnh đó tìm hiểu được tình hình kinh tế cũng như cán cân thanh toán của Thailand từ đó đưa ra những giải pháp cho nước Việt Nam ta.

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    - Phân tích cơ sở khoa học của việc thành lập, phân tích và điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.
    - Phân tích thực trạng của cán cân thanh toán của Malaysia qua các thời kỳ
    - Trên cơ sở phân tích trên đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam hiện nay.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng là những vấn đề thực tiễn và lý thuyết trong việc thành lập cán cân thanh toán và các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán của Thái lan hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu: về mặt lý thuyết phân tích cơ sở khoa học của việc xây dựng cán cân thanh toán quốc tế và các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế; về mặt thực tiễn, phân tích thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Thái Lan trong những năm qua. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế thích hợp, đảm bảo sự phát triển cân đối bên trong lẫn bên ngoài của nền kinh tế.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Bài viết sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết quả thống kê và vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...