Báo Cáo Nghiên cứu về cách sử dụng biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÁC TIÊU ĐỀ QUẢNG CÁO HÀNH TRÌNH DU LỊCH BẰNG TIẾNG PHÁP AN INVESTIGATION INTO THE USE OF RHETORICAL DEVICES IN TOURIST
    ITINERARIES ADVERTISING HEADLINES IN FRENCH






    TÓM TẮT
    Bài viết này nhằm tập trung nghiên cứu một số ý nghĩa ngữ dụng của các biện pháp tu từ trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp. Qua kết quả thu được, chúng tôi sẽ đề ra những điểm đặc biệt của biện pháp tu từ được dùng trong các tiêu đề quảng cáo bằng tiếng Pháp nhằm giúp người đọc hiểu và vận dụng một cách hiệu quả các phép tu từ này trong việc học ngoại ngữ.
    ABSTRACT
    The research focuses on studying some pragmatic meanings of rhetorical devices in tourist itineraries headlines in french. On the basis of the research, we will put forward particular features of rhetorical devices used in French adversiting headlines in order to help the readers understand and apply rhetorical devices in learning foreign languages effectively and appropriately.




    I. MỞ ĐẦU
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Trong nền kinh tế hiện nay, quảng cáo là một phương tiện quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm của một doanh nghiệp,và cũng ngay cả trong ngành Du lịch. Để một sản phẩm du lịch muốn thu hút được sự chú ý và gây ấn tượng mạnh đối với khách hàng thì trước tiên phải có một tiêu đề quảng cáo thật ấn tượng. Tiêu đề quảng cáo thường chứa một từ hoặc cụm từ có nội dung dễ nhớ để lôi cuốn sự chú ý của khách hàng hoặc diễn đạt một ý tưởng dễ nắm bắt. Hơn nữa đa số độc giả đều đọc qua các câu tiêu đề trước tiên, sau đó mới dừng lại ở những nội dung mà mình quan tâm. Vì vậy, việc sử dụng hài hòa các biện pháp tu từ rất quan trọng để các tiêu đề quảng cáo dễ nhớ, dễ thuộc và có sức hấp dẫn cao đối với độc giả.
    Đối với chúng tôi, là sinh viên khoa tiếng Pháp - Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Đà Nẵng, trong quá trình học tập ở trường chúng tôi đã được học học phần tiếng Pháp du lịch, được tiếp xúc với nhiều các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch rất hấp dẫn, lôi cuốn và thu hút mạnh mẽ sự chú ý của người đọc. Qua đó chúng tôi nhận thấy trong các tiêu đề quảng cáo, việc sử dụng các biện pháp tu từ rất phổ biến vì nó là một công cụ không thể thay thế trong việc giao tiếp giữa người nói và người viết nhằm mục đích truyền đạt ý tưởng của mình một cách có hiệu quả.
    Bài nghiên cứu này nhằm giúp người đọc hiểu và vận dụng một cách hiệu quả các phép tu từ trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng, bằng phương pháp định tính và định lượng về các biện pháp tu từ được dùng trong các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp.
    1.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp quảng bá trên những trang Web của một số Công ty du lịch ở các quốc gia sử dụng tiếng Pháp.





    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu về ý nghĩa ngữ dụng của các biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trong các tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính và định lượng, gồm 5 bước như sau:
    - Thu thập, tổng hợp 50 tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp.
    - Phân tích cách sử dụng Biện pháp tu từ từ vựng – ngữ nghĩa trên các tiêu đề quảng cáo hành trình du lịch bằng tiếng Pháp.
    - Phân loại theo sự tương quan giữa các phân tích trên.
    - Đưa ra Bảng đánh giá cụ thể.
    - Tổng kết và đưa ra kết luận.
    2 . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    2.1 Cơ sở lý luận
    2.1.1 Định nghĩa về hành trình du lịch
    Theo “Quy định Tổng cục Du lịch Việt Nam”, Hành trình du lịch (Tour) là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ khác
    2.1.2 Tiêu đề
    2.1.2.1 Định nghĩa
    Tiêu đề (từ lat. “titulus”) là một thuật ngữ được sử dụng để nêu lên nội dung của bài viết, hay nêu lên một phần nội dung của bài viết đó, một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, nhằm đưa ra chủ đề. Nó là yếu tố đóng vai trò quan trọng để gắn kết phần mở đầu với nội dung của bài viết.
    (Trích trong bài Nhan đề, tựa đề, tiêu đề của Đào Ngọc Đệ (báo Lao Động Cuối tuần số 32, ngày 19/08/2007) được đăng lại trên website Tủ sách Khoa hoc)
    2.1.2.2 Đặc điểm
    ột tiêu đề chuẩn thường dài từ đến 0 chữ, tối đa 5 chữ. Các chữ cái thường được viết hoa, in đậm và đôi khi có thể có màu sắc. Tiêu đề không cần là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp nhưng tiêu đề phải phản ánh trung thực nội dung, sắc thái và phải phù hợp với bài viết đó, gây sự chú ý cho người đọc và khiến độc giả muốn tìm hiểu về những nội dung trong bài viết đó.
    ột tiêu đề hay phải đáp ứng được tối thiểu các đặc điểm sau đây :
    - Ngắn gọn, dễ hiểu, nêu lên được trọng tâm của bài viết.
    - Từ khoá xúc tích, cô đọng.
    - Liên kết chặt chẽ với nội dung của bài viết.
    - Độc đáo, sáng tạo, giàu sức tưởng tượng.


    2.1.3 Biện pháp tu từ
    Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ (BPTT) được chia ra : BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản.





    Trong quá trình thu thập và phân tích cơ sở dữ liệu, 50 tiêu đề hành trình du lịch bằng tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy các biện pháp tu từ như ẩn dụ ; hoán dụ, ngoa dụ ; tương phản ; nói vòng xuất hiện nổi trội hơn cả so với các biện pháp tu từ còn lại. Vậy nên trong bài báo cáo khoa học này chúng tôi chú trọng phân tích về các biện pháp tu từ từ vựng-ngữ nghĩa như : Ẩn dụ ; Hoán dụ ; Ngoa dụ ; Tương phản ; Nói vòng.
    2.1.3.1 ụ
    a. Ẩn dụ là gì ?
    Ẩn dụ (tiếng Latin là metaphoria), là một hình thái trong văn nói hay một cụm từ được dùng để thể hiện một cụm từ khác có cùng hoặc gần sắc thái nghĩa. Nó so sánh hai sự vật mà không dùng những cụm từ hoặc từ 'như', 'như là','giống như'. Khác với lối so sánh, lối ẩn dụ đạt tới một mức độ cao hơn. Thay vì yêu cầu chúng ta mô tả một sự vật, sự kiện một cách thông thường, lối ẩn dụ yêu cầu ta mô tả một sự vật, sự kiện mà lại lấy hình ảnh của sự vật sự kiện khác. Khái niệm ẩn dụ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp « metaphora », hay có nghĩa là "sự chuyển", hoặc trong nghĩa « metaphero » có nghĩa là "suy ra, dịch ra".
    b. Phân loại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...