Thạc Sĩ Nghiên cứu về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên th

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Vấn đề xác định cơ cấu vốn (CCV) tối ưu tại một thời điểm nhất
    định là một thách thức đối với mọi doanh nghiệp. Trên thực tế, ít ai có
    thể giải được bài toán xác định điểm CCV tối ưu. Cách thức mà các
    doanh nghiệp thường áp dụng là xác định một mức (hoặc một khoảng)
    CCV mục tiêu và xây dựng chính sách CCV một cách cố định hoặc linh
    hoạt quanh mức mục tiêu đó. Để có thể xác định được mức CCV mục
    tiêu này, nhà quản trị tài chính cần đánh giá được các yếu tố xác định
    (determinants) CCV của doanh nghiệp, dựa vào đó mà đưa ra mức CCV
    mục tiêu trong từng thời kỳ.
    Trong nhiều thập kỷ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
    CCV của doanh nghiệp. Phần lớn các nghiên cứu này đã sử dụng các
    mô hình lý thuyết hiện đại để giải thích về mô hình CCV và cung cấp
    các bằng chứng thực nghiệm về khả năng giải thích của các mô hình
    trên thực tế. Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn, niêm yết cổ
    phiếu ở nước phát triển có nhiều điểm tương đồng về điều kiện vĩ mô,
    điển hình là các thị trường Mỹ, châu Âu, Úc, Nhật Bản v.v. Không chỉ
    dừng lại ở việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố vi mô, các nghiên
    cứu còn khám phá tác động của các yếu tố đặc thù của các môi trường
    kinh tế khác nhau tới chính sách CCV của doanh nghiệp.
    Những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
    bắt đầu từ năm 2008 đã mở đầu cho giai đoạn suy thoái nghiêm trọng
    của nền kinh tế Việt Nam. Đến nay, tình hình suy thoái kinh tế trong
    nước vẫn chưa hoàn toàn được cải thiện, trong những năm vừa qua, một
    mặt hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, mặt khác, các doanh
    nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân
    hàng và huy động vốn trên thị trường chứng khoán (TTCK). Tình trạng
    này dẫn đến hậu quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị thu


    2
    hẹp và đình trệ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và
    phá sản. Đây chính là lúc mà các doanh nghiệp cần xem xét lại một cách
    toàn diện về chính sách tài chính, trong đó có chính sách tài trợ vốn.
    Từ thực tế trên, cần có một đánh giá tổng thể về CCV của các
    doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm xác định những đặc trưng cơ bản trong
    chính sách tài trợ vốn của các doanh nghiệp, mục đích không nhằm
    đánh giá CCV của các doanh nghiệp hiện đã ở mức tối ưu hay chưa,
    thay vào đó, phân tích các nhân tố đến CCV của các doanh nghiệp Việt
    Nam trong nền kinh tế trong giai đoạn vừa qua, từ đó tạo tiền đề để xây
    dựng một CCV phù hợp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.
    Mặc dù trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách tài
    trợ vốn của doanh nghiệp ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế
    chuyển đổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, các nước ở
    Trung và Đông Âu v.v., từ trước đến nay, có rất ít công trình nghiên cứu
    đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp ở
    Việt Nam.
    Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu các nhân tố tác động
    đến CCV của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam” có ý
    nghĩa cả về lý luận, thực tiễn và được lựa chọn làm đề tài cho Luận án
    Tiến sỹ kinh tế.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu tổng quát của Luận án là nghiên cứu xác
    định những các yếu tố tác động đến chính sách CCV của các doanh
    nghiệp niêm yết (DNNY) trên Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)
    thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội.
    Các mục đích nghiên cứu cụ thể bao gồm: (i) Phân tích thực trạng,
    đặc điểm, xu hướng thay đổi CCV của các DNNY Việt Nam; (ii) Phân
    tích các nhân tố về doanh nghiệp tác động tới CCV của các DNNY; (iii)

    3
    Đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố sở hữu nhà nước tới CCV của
    các doanh nghiệp; (iv) Đánh giá sự tác động của việc niêm yết chứng
    khoán đến chính sách CCV của doanh nghiệp; (v) So sánh cơ cấu vốn
    của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất và doanh nghiệp
    thuộc nhóm ngành phi sản xuất; (vi) Phân tích sự tác động của các yếu
    tố đặc trưng về quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam tới việc xây
    dựng CCV; (vii) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách CCV đối
    với các DNNY và một số gợi ý chính sách đối với Chính phủ và các cơ
    quan chức năng.
    2.2. Câu hỏi nghiên cứu
    Để đạt được các mục đích nghiên cứu cụ thể nêu trên, luận án tập
    trung trả lời 05 câu hỏi nghiên cứu chính sau đây: (i) Các đặc trưng của
    cấu trúc vốn của các DNNY Việt Nam là gì?; (ii) Các lý thuyết CCV có
    thể giải thích cho chính sách CCV của các doanh nghiệp ở Việt Nam
    hay không?; (iii) Sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp có ảnh hưởng
    như thế nào đến chính sách CCV?; (iv) Việc niêm yết chứng khoán có
    ảnh hưởng như thế nào đến CCV của các doanh nghiệp?; (v) Doanh
    nghiệp trong các ngành sản xuất có sử dụng nhiều nợ vay hay không?;
    (vi) Các doanh nghiệp có sự điều chỉnh như thế nào về chính sách CCV
    từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu?; (vii) Ngoài các yếu tố về doanh
    nghiệp đã được kiểm chứng bởi các lý thuyết, yếu tố quản lý có tác
    động như thế nào tới chính sách CCV của các doanh nghiệp?
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là chính sách CCV và các nhân tố xác định
    CCV của các DNNY cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Các DNNY được
    lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu vì có thể đại diện cho các doanh
    nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế và có
    môi trường để thực hiện chính sách tài chính tốt nhất.


    4
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Về không gian
    Luận án tập trung nghiên cứu về các nhân tố tác động đến chính
    sách CCV của các DNNY trên sở giao dịch trên SGDCK thanh phố Hồ
    Chí Minh và SGDCK Hà Nội.
    3.2.2. Về thời gian
    Luận án tập trung phân tích tác động của các yếu tố tới CCV của
    các DNNY trong 6 năm. Dữ liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn
    2007-2012. Ngoài ra, luận án còn sử dụng dữ liệu sơ cấp được thu thập từ
    cuộc khảo sát chính sách tài chính doanh nghiệp Việt Nam vào năm 2013.
    4. Cấu trúc của luận án
    Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục các từ viết tắt,
    Danh mục bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo
    và Phụ lục, Luận án được cấu trúc thành 5 chương:
    Chương 1: Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về những yếu tố
    tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Khái quát về doanh nghiệp niêm yết và cơ cấu vốn của
    doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
    Chương 4: Phân tích các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn của các
    doanh nghiệp niêm yết Việt Nam.
    Chương 5: Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu vốn tại
    các doanh nghiệp niêm yết.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án có những đóng góp mới trên cả hai phương diện: lý luận
    và thực tiễn về vấn đề xác định các nhân tố tác động đến chính sách
    CCV của các DNNY, cụ thể là:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...