Tiến Sĩ Nghiên cứu vật liệu polyme-clay nanocompozit để chế tạo thanh cốt neo chống giữ công trình ngầm

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 6/4/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Neo là một loại kết cấu chống được sử dụng rộng rãi trong ngành khai thác
    mỏ và xây dựng nói chung trên thế giới và trong nước. Thực tế cho thấy, neo với
    vai trò kết cấu chống tạm và chống cố định trong xây dựng công trình ngầm có
    hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao. Neo được coi là kết cấu chống "đa năng", có thể
    sử dụng với mọi công trình ngầm có hình dạng, kích thước khác nhau, trong
    những điều kiện địa cơ học khối đá từ tốt đến xấu. Ngoài ra, thực tế cũng đã
    chứng minh khả năng kết hợp rất tốt của kết cấu neo với các loại kết cấu chống
    khác như bê tông phun, lưới thép, khung thép tổ hợp cũng như vỏ bê tông cốt thép
    liền khối .
    Để chống tạm trong quá trình thi công chia gương ở các công trình ngầm
    tiết diện lớn và “cược gương” khi khai đào trong khối đất, đá mềm yếu, kém ổn
    định hay gia cố tránh sập lở trong khai thác than, nếu sử dụng thanh neo bằng
    thép sẽ gặp trở ngại lớn trong giai đoạn thi công tiếp theo. Cụ thể là khi tiến
    hành đào tiếp để tiến gương, mở rộng hay khai thác than sử dụng máy đào, máy
    khai thác hoặc bằng phương pháp khoan nổ mìn thì các thanh neo bằng thép khó
    bị cắt đứt do khả năng kháng cắt của thép lớn, dễ gây sập lở do kéo tụt thanh
    neo, gây khó nhăn cho công tác xúc bốc vận chuyển khối đá sau khi phá nổ, do
    có lẫn các thanh neo. Ngoài ra nếu sử dụng các thanh neo bằng thép làm kết cấu
    chống cố định hay một bộ phận của vỏ chống cố định hỗn hợp thì trong môi
    trường ẩm ướt hay môi trường axit thanh cốt neo dễ có thể bị ăn mòn (điện hoá,
    hoá học), làm giảm tuổi thọ của công trình Mặt khác, do trọng lượng thanh neo
    thép lớn nên thường gây khó khăn, không đảm bảo cắm neo chính xác khi thi
    công thủ công.
    Trong xu thế tăng cường xây dựng các hệ thống giao thông ngầm ở thành
    phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, khai thác than ở đồng bằng Bắc bộ trong
    các khối đất, đá mềm yếu, kết cấu neo sẽ có cơ hội được sử dụng ngày càng
    nhiều, tuy nhiên bằng vật liệu và các tính chất hợp lý.
    Để khắc phục một số nhược điểm của neo cốt thép, trên thế giới đã chế tạo
    các thanh cốt neo bằng chất dẻo và cho các kết quả khả quan trong thực tế. Ở nước
    ta, công tác nghiên cứu cải thiện kết cấu neo cũng đã được tiến hành từ những năm
    1996 đến nay tại Viện Khoa học Công nghệ mỏ. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu
    mới chỉ tập trung vào việc thay thế từ chất kết dính vô cơ bằng chất kết dính hữu
    cơ. Nghiên cứu thanh cốt neo thay cho thép đang sử dụng cũng đã được triển khai,
    nhưng bước đầu mới chỉ nghiên cứu chế tạo thanh cốt neo từ vật liệu polymecompozit cốt sợi thuỷ tinh và chưa được áp dụng thử nghiệm tại hiện trường. Các
    kết quả nghiên cứu này đã được trình bày trong luận văn Thạc sỹ kỹ thuật của NCS
    năm 2001.
    Vật liệu polyme-clay nanocompozit là loại vật liệu lai tạo từ polyme (vật
    liệu nền) và khoáng sét (chất phân tán), đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu và
    ứng dụng trong vài thập niên gần đây trên thế giới. Các kết quả nghiên cứu đều
    cho thấy các đặc điểm vượt trội về cơ tính, hoá tính và lý tính của vật liệu
    polyme-clay nanocompozit so với vật liệu polyme-compozit thông thường, xuất
    phát từ sự tương hợp của polyme nền với khoáng sét và phát huy hiệu ứng cấu
    trúc nano của các lớp khoáng sét.
    Ở Việt Nam, vật liệu polyme-clay nanocompozit cũng đã được một số đơn
    vị khoa học triển khai nghiên cứu như: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
    Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự-Bộ quộc phòng
    Song các công trình nghiên cứu và sản phẩm này tập trung đáp ứng các yêu cầu
    sử dụng trong các lĩnh vực điện, điện tử, sơn chống ăn mòn và một số chế phẩm
    phục vụ đời sống dân sinh
    Các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tính chất cơ lý của vật
    liệu polyme-clay nanocompozit nếu được tăng cường bằng sợi thủy tinh với hàm
    lượng hợp lý, sẽ cho ta vật liệu có độ bền kéo tăng khoảng gấp 3 lần so với thép,
    nhưng độ bền cắt lại thấp hơn thép. Vật liệu mới này cho phép tạo nên các sản
    phẩm có độ cứng cao và không bị ăn mòn, chịu mài mòn cao. Ngoài ra vật liệu
    này lại cho phép dễ gia công, xử lý để có kích thước phù hợp (dễ uốn dẻo, cưa
    cắt để có chiều dài tuỳ ý ở điều kiện bình thường ).
    Luận án “Nghiên cứu vật liệu polyme-clay nanocompozit để chế tạo thanh
    cốt neo chống giữ công trình ngầm” được hình thành xuất phát từ các yêu cầu
    thực tế và các tiến bộ khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mục đích của
    công tác nghiên cứu là để tiếp cận công nghệ chế tạo và ứng dụng hệ vật liệu
    polyme-clay nanocompozit, từng bước nghiên cứu vật liệu thay thế thép làm
    thanh cốt neo với nguồn nguyên liệu clay trong nước, nhằm đáp ứng yêu cầu sử
    dụng của thực tiễn sản xuất trong ngành than, cũng như xây dựng công trình
    ngầm dân dụng nói chung và khẳng định vai trò nghiên cứu xu hướng hội nhập
    quốc tế.
    Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết nêu trên, mục tiêu của luận án là tạo ra vật
    liệu tổ hợp có tính năng vượt trội cũng như khắc phục được các nhược điểm so
    với vật liệu thép khi sử dụng làm thanh cốt neo. Để đạt mục tiêu này, luận án đã
    tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
    1- Hình thành được công nghệ thích hợp để chế tạo polyme-clay
    nanocompozit ở quy mô phòng thí nghiệm, trên cơ sở polyme là các chế phẩm
    sẵn có ở thị trường Việt Nam.
    2- Nghiên cứu ảnh hưởng của claynano (nano sét) đến các tính chất cơ lý
    (độ bền kéo và độ bền cắt) của vật liệu polyme-clay nanocompozit.
    3- Nghiên cứu, khảo sát để chế tạo thanh cốt neo từ nhựa nền polyme-clay
    nanocompozit được gia cường bằng sợi thuỷ tinh.
    4- Nghiên cứu, đánh giá khả năng sử dụng thanh cốt neo đã được chế tạo
    so với thanh cốt neo bằng thép hiện đang chống giữ công trình ngầm, thông qua
    nghiên cứu triển khai áp dụng tại cùng địa điểm, theo cùng nguyên lý thiết kế,
    làm việc và với dây chuyền công nghệ thi công như nhau.
    Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những đóng góp mới của luận án
    Luận văn đã tập trung nghiên cứu các cơ sở khoa học phục vụ cho việc xây
    dựng công nghệ chế tạo thanh cốt neo trên cơ sở vật liệu epoxy-clay
    nanocompozit với mục đích ứng dụng trong thực tế và rút ra một số đóng góp
    mới như sau:
    1- Đã phân tán thành công claynano được chế tạo từ bentonit Bình Thuận
    vào trong nền epoxy đến mức độ tách lớp hoàn toàn (expholiated) và xác định
    được các thông số chủ yếu của quá trình phân tán.
    2- Đã xây dựng công nghệ chế tạo thanh cốt neo polyme-clay nanocompozit
    cốt sợi thuỷ tinh, trên cơ sở nhựa nền epoxy-claynano được gia cường bằng sợi
    thủy tinh, với tỷ lệ thành phần: 60% phần khối lượng sợi thủy tinh; 40% phần khối
    lượng nhựa nền epoxy-claynano (trong đó có 5% clay MMT).
    3- Đã thử nghiệm thành công thanh cốt neo polyme-clay nanocompozit cốt
    sợi thuỷ tinh tại mỏ than Hồng Thái với chất lượng tương đương cốt neo thép
    với cùng mục đích sử dụng.
    Từ những đóng góp mới này, bước đầu luận án đã có một số ý nghĩa về lý
    luận và thực tiễn như sau:
    Về lý luận: claynano chính là những hạt sét có kích thước nanomet, được
    đưa vào vật liệu polyme nhằm tạo ra một bước nhảy về tính chất cơ, lý của vật
    liệu. Polyme-clay nanocompozit có tính năng vượt trội so với vật liệu truyền
    thống có cùng mục đích sử dụng trong xây dựng công trình ngầm nói chung hay
    khoa học vật liệu nói riêng. Những kết quả nghiên cứu ban đầu này sẽ có giá trị
    tham khảo trong việc giảng dạy, đầu tư và phát triển lĩnh vực vật liệu mới, từng
    bước thay thế vật liệu truyền thống trong xây dựng công trình ngầm và mỏ.
    Về thực tiễn: tạo ra một tổ hợp vật liệu mới với nguồn nguyên liệu chính
    là clay trong nước, có tính năng cơ lý vượt trội, sử dụng để chế tạo thanh cốt neo
    chống giữ công trình ngầm nhằm thay thế một phần nào đó vật liệu thép truyền
    thống về số lượng, cũng như phạm vi sử dụng về các yêu cầu chịu lực, song phải
    khắc phục được các nhược điểm của thép có cùng mục đích sử dụng.
    Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận, phần phụ lục. Toàn
    bộ nội dung của luận án được trình bày trong 117 trang, trong đó có 31 bảng, 50
    hình và đồ thị với 152 tài liệu tham khảo. Phần lớn kết quả của luận án được
    công bố trong 6 bài báo và báo cáo tại các hội nghị trong nước.
    NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU NEO TRONG XÂY DỰNG
    CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH CỐT NEO
    CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO NHỰA NỀN, THANH CỐT NEO VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
    CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO THANH NEO VÀ CHỐNG THỬ NGHIỆM
     
Đang tải...