Luận Văn Nghiên cứu Văn tâm điêu long

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn dài 53 trang,chia làm 3 chương.Dược hội đồng bảo vệ đánh giá là luận văn xuất sắc

    NỘI DUNG

    Nghiên cứu Văn tâm điêu long文心雕龍đã có lịch sử trên một nghìn năm. Những gì mà các nhà nghiên cứu trong một nghìn năm đã làm được không phải là nhỏ. Kiến thức lí giải về Văn tâm điêu long ngày càng được tích lũy và mở rộng đào sâu thì công tác hệ thống, tổng kết những thành tựu nghiên cứu càng trở nên vô cùng cấp thiết. Trên các xuất bản phẩm của Trung Quốc cuối thế kỉ xx và đầu thế kỉ XXI, người ta thấy xuất hiện rất nhiều những công trình nghiên cứu đáp ứng nhu cầu đó. Những công trình tổng kết thành tựu nghiên cứu Văn tâm điêu long xuất hiện nhiều và chủ yếu có thể chia ra làm hai dạng tổng kết khác nhau. Dạng tổng kết thứ nhất là những cuốn sách chuyên viết về lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Dạng tổng kết thứ hai là những luận văn khoa học của các thạc sĩ tiến sĩ, các luận văn trên các tạp chí nghiên cứu học tập chuyên ngành và những chương đoạn của một số sách nghiên cứu. Chúng ta có thể kể ra đây một số trứ tác tiêu biểu làm ví dụ.
    Dạng tổng kết thứ nhất không còn nghi ngờ gì nữa về vai trò của cuốn sách do Trương Thiếu Khang张少康chủ biên: Văn tâm điêu long nghiên cứu sử文心雕龙研究史, Bắc Kinh đại học xuất bản xã北京大学出版社, tháng 9 năm 2001. Cuốn sách này xứng đáng là công trình tổng kết đầy đủ nhất mặt tư liệu mà chúng ta hiện nay có được về nghiên cứu Long học (chúng tôi sẽ giới thuyết ở đầu Chương 2) kể từ khi mới bắt có ngành nghiên cứu này cho đến hết thế kỉ XX. Thế mạnh của những tổng kết mà nhóm Trương Thiếu Khang đã tiến hành là ở hệ thống tư liệu cực kì đầy đủ của họ về nghiên cứu Văn tâm điêu long trên toàn thế giới (dĩ nhiên chỉ trừ Việt Nam vì nghiên cứu tác phẩm này ở Việt Nam mới chỉ chính thức khởi động từ sau năm 1996 và chưa làm được gì đáng kể). Nhóm của Trương Thiếu Khang bao gồm các nhà nghiên cứu, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng như Trương Thiếu Khang, Uông Xuân Hoằng汪春泓, Trần Doãn Phong陳允鋒và Đào Lễ Thiên陶禮天. Những nhà nghiên cứu này rất ý thức được rằng công trình của họ phải có tính tổng kết đánh dấu cho hàng nghìn năm nghiên cứu Long học, thế nên họ đã đem đến cho hơn bảy trăm năm mươi trang của cuốn sách một nền móng với khả năng bao quát cực lớn từ Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông cho đến Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Âu Mĩ Điều này khiến cho cuốn sách trở thành một đỉnh cao, một thách thức buộc những nhà nghiên cứu sau này phải vượt qua nếu muốn được thừa nhận khi họ tiếp tục làm công tác tổng kết tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long. Một ưu điểm nữa cần phải kể đến là những cố gắng của nhóm Trương Thiếu Khang trong việc xây dựng một mục lục đầy đủ nhất hiện nay cho toàn bộ những trứ tác nghiên cứu Văn tâm điêu long xuất hiện trong thế kỉ XX. Thông qua việc phân tích thư mục này kết hợp với những trình bày theo lối biên niên sử về các sự kiện trong nghiên cứu Văn tâm điêu long, người đọc có thể theo dõi được toàn bộ những biến chuyển của nghiên cứu Văn tâm điêu long trong suốt mười mấy thế kỉ và đặc biệt rõ rệt và quan trọng là của thế kỉ XX. Trên khía cạnh tổng kết những thành tựu nghiên cứu Văn tâm điêu long thời kì xa xưa dưới những triều đại của các hoàng đế Trung Hoa, cuốn sách Văn tâm điêu long nghiên cứu sử thực sự là một thách thức khó vượt qua với bất kì nhà nghiên cứu nào muốn lặp lại và làm “tốt” hơn công việc ấy. Cuốn sách của nhóm Trương Thiếu Khang đã hệ thống lại một khối lượng thư tịch rất đầy đủ có liên quan đến nghiên cứu Văn tâm điêu long giai đoạn này. Thành tựu này là sự tổng kết toàn bộ những tìm tòi của nhiều thế hệ học giả Trung Quốc. Chúng tôi thiết nghĩ rằng, những thành tựu này sẽ càng ngày càng bổ sung thêm trong quá trình người Trung Quốc khai thác kho tư liệu đồ sộ mà cha ông họ để lại. Đối với chúng ta mà nói, việc phát hiện ra thêm một tư liệu gì mới để lật lại những gì mà những người Trung Quốc trong suốt nhiều thế kỉ đã làm được là điều cực khó và hoàn toàn dựa vào may mắn. Chúng tôi quả thực không có phát kiến gì thêm về tư liệu so với cuốn Văn tâm điêu long nghiên cứu sử mà chỉ có những đóng góp trong việc lí giải lại, hệ thống lại dưới ánh sáng của lí luận mới những gì mà người ta đã biết. Song cuốn sách của nhóm Trương Thiếu Khang biên soạn dĩ nhiên không làm cho người đọc cảm thấy thỏa mãn ở nhiều điểm. Thứ nhất, nhóm Trương Thiếu Khang trong khi viết lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long trong các giai đoạn đã coi lịch sử truyền bá và ảnh hưởng của Văn tâm điêu long đối với nước ngoài là một phần có vị trí độc lập trong lịch sử nghiên cứu Văn tâm điêu long. Nghiên cứu về quá trình truyền bá và ảnh hưởng của Văn tâm điêu long chỉ có thể làm rõ cho một số vấn đề của lịch sử nghiên cứu, song bản thân nó không thể đứng ngang hàng với những sự kiện trong nghiên cứu Văn tâm điêu long. Điều này cho thấy ý thức về đối tượng có thể chưa rõ ràng trong những trình bày của các nhà nghiên cứu thuộc nhóm của Trương Thiếu Khang



    TÀI LIỆU:
    1. Bạch Kiến Trung白建忠 - Bạch Tú Lan白秀兰, Nghiên cứu những lí luận về hoạt động cấu tứ và tưởng tượng của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học của Văn tâm điêu long qua những lời phê của Dương Thận - Kiêm luận về ý nghĩa những vòng tròn năm màu khác nhau thể hiện qua những lời Dương Thận bình về Văn tâm điêu long文心雕龙杨批中的文思论研究-兼及杨评文心雕龙中的五色圈点, Nội Mông Cổ sư phạm đại học học báo (Triết học xã hội khoa học bản)内蒙古师范大学学报(哲学社会科学版), kì 5 quyển 33, tháng 9 năm 2004, trang 26-30.
    2. Bạch Kiến Trung白建忠 - Tôn Tuấn Kiệt孫俊杰, Luận về việc Dương Thận phê điểm cho Văn tâm điêu long论杨慎批点文心雕龙in trên Quảng bá điện thị đại học học báo (triết học xã hội khoa học bản)广播电视大学学报(哲学社会科学版), số 2 năm 2006, trang 21-24.
    3. Bạch Kiến Trung白建忠 - Tôn Tuấn Kiệt孫俊杰, Khảo luận về những vòng tròn ngũ sắc - lấy những vòng tròn ngũ sắc của Dương Thận phê điểm trong Văn tâm điêu long làm ví dụ五色圈点考论------以杨慎批点文心雕龙中的“五色圈点”为例, Xã hội khoa học gia社会科学家, kì 4 năm 2006, trang 37-41.
    4. Bạch Tú Lan白秀兰, Tìm hiểu hàm nghĩa của khái niệm Phong Cốt qua những lời phê của Dương Thận trong Văn tâm điêu long文心雕龙杨批中风骨含义之探讨, Ngữ văn học san语文学刊, số 6 năm 2004, trang 5-7.
    5. Chiêm Anh詹鍈, Văn tâm điêu long nghĩa chứng文心雕龙义证, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã上海古籍出版社, tháng 8 năm 1989.
    6. Chu Chấn Phủ周振甫chủ biên, Văn tâm điêu long từ điển文心雕龙辞典, Trung Hoa Thư Cục中华书局, năm 1996.
    7. Diêu Tư Liêm姚思廉, Lương Thư梁書, Bắc Kinh: Trung Hoa Thư Cục北京:中華書局, năm 2000.
    8. Dương Minh Chiếu楊明照, Tăng đính Văn tâm điêu long增訂文心雕龍, Bắc Kinh: Trung Hoa Thư Cục北京:中華書局, quyển thượng, 2000.
    9. Dương Minh Chiếu楊明照, Văn tâm điêu long bản bản kinh nhãn lục文心雕龍版本經眼錄đăng ở Học thuật tập lâm學術集林, năm 1997, quyển 11.
    10. Đồ Quang Xã涂光社, Tổng thuật và bình luận về tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long giai đoạn hiện đại现代文心雕龙研究述评, Văn học bình luận文学评论số 1 năm 1997, trang 142.
    11. Hồ Hiểu Minh胡晓明, Sự chính danh cho Văn Luận Trung Quốc中国文论的正名, Tây Bắc đại học học báo (Triết học xã hội khoa học bản)西北大学学报(哲学社会科学版), quyển 35 kì 5 tháng 9 năm 2005, trang 5-14.
    12. Hoàng Khản黃侃, Văn tâm điêu long trát kí文心雕龍札記, Trung Hoa thư cục 中華書局, 1962.
    13. Hoàng Thúc Lâm黃叔琳, Văn tâm điêu long tập chú文心雕龍輯注, Trung Hoa thư cục xuất bản中華書局出版, năm 1957.
    14. Lâm Kì Đàm林其錟 - Trần Phượng Kim陳鳳金, Đôn Hoàng di thư Văn tâm điêu long tàn quyển tập hiệu敦煌遺書文心雕龍殘卷集校, phần Tiền ngôn前言, Thượng Hải thư điếm上海書店, tháng 10 năm 1991, bản in đầu第一版.
    15. Lí Diên Thọ李延壽, Nam Sử南史, Bắc Kinh: Trung Hoa Thư Cục北京:中華書局, năm 2000.
    16. Lí Kim Thu李金秋, Luận về cái phong tổng thuật và quán xuyến Văn qua những lời bình của Tào Học Thuyên cho Văn tâm điêu long文心雕龙曹评中的贯文总术之风论, Nội Mông Cổ sư phạm đại học học báo (Triết học xã hội khoa học bản)内蒙古师范大学学报(哲学社会科学版), số 5 tháng 9 năm 2004, trang 21-30.
    17. Lí Kim Thu李金秋, Nghiên cứu những lí luận về sáng tác của Văn tâm điêu long qua những lời bình của Tào Học Thuyên文心雕龍曹評中的創作論研究, luận văn thạc sĩ ngành văn học và ngôn ngữ Trung Quốc của trường đại học sư phạm Nội Mông Cổ內蒙古師範大學viết vào năm 2004.
    18. Lý Bình李平, Nhìn lại và suy nghĩ về nghiên cứu Văn tâm điêu long文心雕龙研究的回顾与反思, in lần đầu tháng 2 năm 1999 trong An Huy sư phạm đại học học báo安徽师范大学学报Nhân văn xã hội khoa học bản人文社会科学版quyển 27 kì 1, tr.69 - 76 và sau được in lại trong tạp chí Phê bình và lí luận văn nghệ文艺理论与批评, Bắc Kinh北京 tháng 5 năm 1999, tr.121-131 với cái tên Nhìn lại và suy nghĩ về nghiên cứu Văn tâm điêu long của Trung Quốc trong thế kỉ hai mươi 20世纪中国文心雕龙研究的回顾与反思.
    19. Mục Khắc Hoành穆克宏, Văn tâm điêu long nghiên cứu文心雕龍研究do Phúc Kiến giáo dục xuất bản xã福建教育出版社xuất bản năm 1991.
    20. Ôn Quang Hoa溫光華, Nghiên cứu những chú thích của Hoàng Thúc Lâm và những bình luận của Kỉ Vân cho Văn tâm điêu long文心雕龍黃注紀評研究, được in trên Quốc lập Đài Loan sư phạm đại học quốc văn nghiên cứu sở tập san國立臺灣師範大學國文研究所集刊, quyển 42, tháng 6 năm 1998, trang 297-426.
    21. Phạm Văn Lan范文瀾, Văn tâm điêu long chú文心雕龍注, Đài Loan: Khai Minh Thư Điếm臺灣開明書店, tháng 5 năm 1993.
    22. Phan Huy Đường, Tư duy tự do, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2006, trang 115-124.
    23. Phù Dục Tĩnh符欲靜, Thuật lại và bình luận về tình hình luận bàn khái niệm Phong cốt trong Văn tâm điêu long ở thế kỉ hai mươi 20世纪文心雕龙风骨论研究述评, Hứa Xương học viện học báo许昌学院学报, quyển 24 kì 4第24卷第4期, năm 2005, trang 134 – 138.
    24. Trình Dụ Trinh程裕祯chủ biên, Trung Quốc học thuật thông lãm中国学术通览, Bắc Kinh ngữ ngôn học viện xuất bản xã北京语言学院出版社, tháng 2 năm 1995.
    25. Trương Dũng Tuyền张涌泉, Biện luận và tìm hiểu thời gian sao chép của Văn tâm điêu long bản Đôn Hoàng敦煌本文心雕龙抄写时间辨考, Tạp chí Văn học di sản文学遗产, số 1 năm 1997, tr105-106.
    26. Trương Thiếu Khang张少康, Văn tâm điêu long nghiên cứu文心雕龙研究in trong tùng thư Hai mươi thế kỉ Trung quốc học thuật văn tồn 20世纪中国学术文存Trần Bình Nguyên陈平原chủ biên, Hồ Bắc giáo dục xuất bản xã湖北教育出版社, năm 2001.
    27. Trương Thiếu Khang张少康chủ biên, Văn tâm điêu long nghiên cứu sử文心雕龙研究史, Bắc Kinh北京: Bắc Kinh đại học xuất bản xã北京大学出版社, tháng 9 năm 2001.
    28. Uông Xuân Hoằng汪春泓, Thuật lại những điều cốt yếu nhất trong những bình luận cho Văn tâm điêu long của Tào Học Thuyên曹学佺评文心雕龙述要, Hứa Xương sư chuyên học báo许昌师专学报, số 3 năm 2000, trang 62-67.
    29. Vương Canh Sinh王更生, Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Vương Ứng Lân và bản Văn tâm điêu long chú của Tân Xử Tín應鱗和辛處信文心雕龍注關係之研究, in trong sách Văn tâm điêu long tổng luận文心雕龍綜論, Trung Quốc cổ điển văn học nghiên cứu hội中國古典文學研究會chủ biên, Đài Loan: Học sinh thư cục ấn hành臺灣學生書局tháng 5 Dân quốc năm thứ 77(1987), từ trang 173 đến trang 196.
    30. Vương Lợi Khí王利器, Văn tâm điêu long hiệu chứng文心雕龍校證, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã上海古籍出版社, tháng 8 năm 1980, trang 304.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...