Tiến Sĩ Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    [TABLE="class: cms_table, width: 633"]
    [TR]
    [TD]PHẦN MỞ ĐẦU [/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN NỘI DUNG .[/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án [/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1 Tình hình nghiên cứu [/TD]
    [TD]9[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài .[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan .[/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 1 .[/TD]
    [TD]25[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2: Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1 Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh [/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.1 Thời điểm mở đầu [/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.2 Thời điểm kết thúc [/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2 Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 [/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.1 Tình hình giao thiệp thông qua sứ bộ bang giao .[/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.2 Tình hình giao thiệp thông qua sứ thần, phái viên đi công cán [/TD]
    [TD]45[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.3 Tình hình giao thiệp thông qua đường dịch trạm [/TD]
    [TD]56[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 2 .[/TD]
    [TD]60[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3: Khảo sát nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1 Công việc biên soạn và lưu trữ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 [/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2 Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 [/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.1 Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn .[/TD]
    [TD]63[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.2 Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm .[/TD]
    [TD]74[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2.3 Văn kiện ngoại giao trong Sử tịch [/TD]
    [TD]98[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3 Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885.[/TD]
    [TD]100[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 3[/TD]
    [TD]103[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4: Giá trị nguồn văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 [/TD]
    [TD]105[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1 Phản ánh đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 .[/TD]
    [TD]105[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.1 Thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao vốn có từ các triều đại trước [/TD]
    [TD]105[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.2 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề song phương .[/TD]
    [TD]115[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1.3 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương .[/TD]
    [TD]128[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2 Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngôn từ của văn kiện ngoại giao triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 [/TD]
    [TD]135[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.1 Về mặt thể loại [/TD]
    [TD]135[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2.2 Về mặt ngôn ngữ và văn tự .[/TD]
    [TD]143[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết chương 4 .[/TD]
    [TD]147[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHẦN KẾT LUẬN .[/TD]
    [TD]149[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tài liệu tham khảo[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án[/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay, nhân loại đang vận động và phát triển trong xu thế hội nhập, tăng cường các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v Trong xu thế đó, rõ ràng việc xây dựng các mối quan hệ đối ngoại mang tính chiến lược, bền vững luôn là một trong những mục tiêu và hành động quan trọng đối với bất kỳ một quốc gia, dân tộc, thời đại, thể chế chính trị nào. Mặc dù chế độ phong kiến đã lùi vào quá khứ, Việt Nam hiện nay đang phát triển mối quan hệ với nhiều quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ trên thế giới; song những trang sử cũ vẫn chứa đựng những giá trị nhất định cần tham khảo, kế thừa và phát huy. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử đối ngoại nói riêng, cũng tức là tìm về những giá trị mà các thế hệ cha ông đi trước đã gìn giữ, chọn lọc và gửi gắm cho tương lai.
    Do hình thành và phát triển trên cơ sở địa – chính trị đặc biệt, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn liền cùng với vận mệnh chính trị, xã hội đầy thăng trầm và biến đổi của cả hai dân tộc. Đến triều Nguyễn, chế độ phong kiến ở Việt Nam và Trung Quốc đều đã bước vào giai đoạn hậu kỳ, chế độ quân chủ tập quyền trung ương đi đến thoái trào. Đồng thời, lúc này triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh còn phải lo đối phó với các nước phương Tây và một số quốc gia hùng mạnh khác chứ không đơn thuần là mối quan hệ giữa các quốc gia lân cận nữa. Trong suốt giai đoạn đó, triều đình hai nước thường xuyên trao đổi liên lạc nhằm giải quyết những vấn đề xung quanh việc giao hảo, thông thương, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ biên cương lãnh thổ, v.v . Để thực hiện được điều đó, hai bên đã sử dụng những phương tiện liên lạc chủ yếu là những bản tấu, biểu, sắc, thư, v.v . Một số bộ sử lớn của triều Nguyễn thường ghi chép một cách vắn tắt về các sự kiện ngoại giao chứ hầu như ít khi thuật lại một cách trọn vẹn những văn kiện ngoại giao – một trong những nhân tố chính yếu hình thành nên mối quan hệ đó. Trong khi đó, ngoài những thông tin về văn kiện ngoại giao được ghi chép trong sử tịch triều Nguyễn, văn kiện ngoại giao giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn này được ghi chép trong kho Châu bản triều Nguyễn (CBTN) và rải rác trong một số văn bản Hán Nôm hiện đang lưu giữ ở các thư viện lớn trong tình trạng thiếu tính hệ thống, thiếu nhất quán về mặt niên đại, thậm chí có sự sai khác về mặt nội dung sự kiện.
    Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy từ trước đến nay, trong một số công trình nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc có rải rác đề cập đến văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, song hầu như chưa có bất cứ một công trình nào cho dù là của học giả trong nước hay nước ngoài đi sâu khảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này.
    Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 là một đề tài cần sử dụng các kiến thức về văn bản học Hán Nôm, cùng những tri thức về ngôn ngữ - văn tự của ngành Hán Nôm học, v.v Do đó, việc nghiên cứu lĩnh vực này rất phù hợp với mã ngành Tiến sĩ Ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm.
    Vì vậy, Luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 - 1885 nhằm góp phần tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao của vương triều phong kiến cuối cùng nước ta với nước láng giềng Trung Quốc trong một giai đoạn lịch sử vừa lưu giữ và kế thừa mối quan hệ truyền thống, vừa chịu tác động và ảnh hưởng bởi xu thế chính trị thế giới mới, cũng là giai đoạn lịch sử gần nhất với thời đại của chúng ta.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Luận án tiến hành khảo cứu nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 trong kho CBTN và kho thư tịch Hán Nôm hiện còn tại các thư viện ở Hà Nội, kết hợp khảo sát và đối chiếu với những thông tin ghi chép về văn kiện ngoại giao trong thư tịch lịch sử hai nước.
    Qua đó, Luận án phân tích nguồn tư liệu văn kiện theo các góc độ nội dung và hình thức văn bản nhằm làm nổi bật những giá trị tiêu biểu chứa đựng trong những tư liệu văn kiện đó. Đặc biệt là chỉ ra đường lối đối ngoại mà triều đình nhà Nguyễn từng lựa chọn để giao thiệp đối với triều đình nhà Thanh trong bối cảnh xã hội khá phức tạp và nhiều biến động cả ở nước ta lẫn các nước trong khu vực thời bấy giờ.
    Ngoài ra, Luận án cũng hy vọng cung cấp một số danh mục tư liệu và sự kiện liên quan phục vụ cho giới nghiên cứu và những người quan tâm.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Luận án chủ yếu tiến hành khảo sát, thống kê và nghiên cứu các văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn của Việt Nam gửi triều đình nhà Thanh của Trung Quốc giai đoạn 1802 – 1885 hiện còn trong kho CBTN lưu giữ tại TTLTQG I; được ghi chép rải rác trong thư tịch Hán Nôm hiện đang lưu giữ tại các tàng thư lớn trong nước, tiêu biểu như: VNCHN, TVVSH, TVVVH, TVQG, v.v .; trong hai bộ sử lớn của cả triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh là ĐNTLTTL. Về mốc thời gian, Luận án lấy năm 1802 làm mốc mở đầu bởi đó là thời điểm vua Gia Long lên ngôi và thiết lập quan hệ với triều đình nhà Thanh; đồng thời lấy năm 1885 là năm mà Pháp và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Thiên Tân sau khi ký kết với triều đình nhà Nguyễn hai bản Hòa ước năm 1883 và năm 1884, khép lại mối quan hệ chính thức giữa triều đình hai nước.
    - Phạm vi nghiên cứu: Để tạo tiền đề và để đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thống kê, khảo sát và nghiên cứu văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, Luận án tìm hiểu sơ lược về toàn bộ tình hình giao thiệp giữa triều Nguyễn và triều Thanh, phác họa hoạt động ngoại giao thông qua các hình thức giao thiệp chủ yếu như: tình hình đi sứ, công cán, trao đổi văn kiện ngoại giao. Tiếp đó, Luận án tiến hành khảo sát nguồn tư liệu CBTN, nguồn thư tịch Hán Nôm, nguồn sử liệu có ghi chép văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh; sau đó tiến hành phân loại, so sánh đối chiếu để xác lập được hệ thống những văn kiện ngoại giao tương đối chuẩn xác, nghiên cứu giá trị nội dung và hình thức của những văn kiện ngoại giao này, qua đó tìm hiểu đôi nét về đường lối ngoại giao của triều Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh trước bối cảnh chính trị đương thời, tìm hiểu hình thức nghệ thuật của thể loại văn kiện ngoại giao triều Nguyễn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...