Luận Văn Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tập đoàn FPT. Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Nội dung nghiên cứu 3
    Chương 1:. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP 4
    1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
    1.1.1 Doanh nghiệp (DN) 4
    1.1.2 Văn hóa 4
    1.1.3 Văn hóa doanh nghiệp 5
    1.1.4 Khái niệm duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp 6
    1.2 Tác động của văn hóa doanh nghiệp với sự phát triển của doanh nghiệp 7
    1.2.1 Tác động tích cực 7
    1.2.1.1VHDN tạo nên phong thái và“bản sắc”cho tổ chức 7
    1.2.1.2 VHDN góp phần làm tăng tính nhất quán của hành vi 7
    1.2.1.3 Thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp 7
    1.2.1.4 VHDN tạo động lực làm việc 8
    1.2.1.5 VHDN là nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp 8
    1.2.1.6 VHDN thúc đẩy sự sáng tạo 9
    1.2.2 Tác động tiêu cực 9
    1.3 Các biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp 10
    1.3.1 Các biểu trưng trực quan của VHDN 10
    1.3.1.1 Kiến trúc đặc trưng và diện mạo doanh nghiệp 10
    1.3.1.2 Biểu tượng và khẩu hiệu 10
    1.3.1.3 Ấn phẩm 11
    1.3.1.4 Lễ kỷ niệm, lễ nghi và các sinh hoạt văn hóa 12
    1.3.2 Các biểu trưng phi trực quan của VHDN 13
    1.3.2.1 Tầm nhìn 13
    1.3.2.2 Sứ mệnh 14
    1.3.2.3 Các giá trị ngầm định 14
    1.4 Sự cần thiết duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp 15
    1.4.1 Mục tiêu của duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp 15
    1.4.2 Quá trình duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp 16
    1.4.3 Rào cản trong quá trình duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp 17
    1.5 Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp (VHDN) 18
    1.5.1 Các yếu tố bên ngoài 18
    1.5.1.1 Văn hoá dân tộc 18
    1.5.1.2 Các giá trị văn hóa học hỏi từ bên ngoài 19
    1.5.1.3 Văn hóa cá nhân 19
    1.5.2 Những yếu tố thuộc về doanh nghiệp 19
    1.5.2.1Tầm nhìn, sứ mệnh 19
    1.5.2.2 Người lãnh đạo 20
    1.5.2.3 Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh và lao động 21
    1.5.2.4 Thị trường và khách hàng 21
    1.6 Một số mô hình VHDN của nước ngoài 21
    1.6.1 Mô hình VHDN của Mỹ và Tây Âu 22
    1.6.2 Mô hình VHDN Nhật Bản 22
    1.7 Sự cần thiết phải duy trì và phát triển VHDN Tập đoàn FPT 23
    Chương 2:. THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TẬP ĐOÀN FPT 25
    2.1 Khái quát chung về Tập Đoàn FPT 25
    2.1.1Tóm lược quá trình hình thành và quá trình phát triển 25
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức tập đoàn FPT 30
    2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 30
    2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức 30
    2.1.2.3 Lĩnh vực hoạt động chính của FPT 31
    2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT 33
    2.2.1 Văn hóa FPT 33
    2.2.1.1 Các biểu trưng trực quan của VHDN FPT 33
    2.2.1.2 Các biểu trưng phi trực quan của VHDN FPT- Bộ Gen FPT 41
    2.3 Đánh giá thực trạng VHDN tại Tập Đoàn FPT 52
    2.3.1 Những kết quả đạt được 52
    2.3.2 Những hạn chế 54
    2.3.2.1 Hạn chế trong văn hóa đồng phục FPT 54
    2.3.2.2 Hạn chế trong văn hóa ứng xử tại công ty 54
    2.3.2.3 Hạn chế trong văn hóa thẩm mỹ - Văn hóa STCo 55
    2.3.2.4 Hạn chế về văn hóa giáo dục 59
    2.4 Nguyên nhân của những hạn chế 60
    Chương 3 :.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN VHDN TẠI TẬP ĐOÀN FPT 61
    3.1 Phương hướng phát triển của Tập đoàn trong thời gian tới 61
    3.1.1 Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh năm 2013 61
    3.1.1.1 Khởi động sự kiện “ Niềm tin FPT- ¼ thế kỷ” 61
    3.1.1.2 Công nghệ 62
    3.1.2 Mục tiêu phấn đấu của tập đoàn trong dài hạn 63
    3.1.3 Quan điểm và định hướng của tập đoàn về việc duy trì và phát triển VHDN 65
    3.1.3.1 Quan điểm của Tập đoàn 65
    3.1.3.2 Định hướng của tập đoàn về công tác duy trì và phát triển VHDN 65
    3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm duy trì và phát triển VHDN tại FPT 65
    3.2.1 Duy trì và đổi mới văn hóa STCo-đảm bảo giá trị truyền thống dân tộc 66
    3.2.2 Về thực hiện đồng phục và đeo thẻ nhân sự 67
    3.2.3 Tạo nếp văn hoá ứng xử tốt trong công ty 67
    3.2.4 Trong giáo dục và đào tạo 68
    3.2.5 Coi trọng công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức về văn hoá doanh 68
    3.2.6 Định hướng tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới 69
    3.2.7 Xây dựng văn hóa mạnh nhưng đảm bảo trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh 69
    3.2.8 Nâng cao vai trò của người lãnh đạo 69
    3.2.9. Có chính sách khách hàng hợp lý 70
    3.2.10 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin phản hồi trong quá trình duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp 70
    3.2.11 Một số giải pháp khác 71
    3.3 Một số khuyến nghị nhằm duy trì và phát triển VHDN tại Tập đoàn FPT 72
    3.3.1 Về phía Nhà nước 72
    3.3.1.1 Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý, thể chế kinh tế thị trường tạo môi trường tốt nhất cho các DN phát triển kinh doanh và xây dựng VHDN 72
    3.3.1.2 Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo nên sự gắn kết về văn hoá giữa các cơ 72
    3.3.1.3 Cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn và đào tạo cho DN kiến thức, kỹ năng về xây dựng, duy trì và phát triển VHDN 72
    3.3.2 Về phía ban lãnh đạo công ty 73
    3.4 Đề xuất công cụ đo lường văn hoá doanh nghiệp 74
    KẾT LUẬN 79
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHỤ LỤC 81
    BẢNG HỎI ĐIỀU TRA VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 81
    PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây, chủ đề Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) đã dành được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và giới doanh nhân. Các doanh nghiệp cũng nhận thức được đây là một loại tài sản vô hình - một vũ khí cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp. Và hơn bao giờ hết, trong thời điểm hiện nay, vấn đề văn hoá doanh nghiệp cần được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh doanh của mỗi tổ chức. Văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tố mang lại sắc thái riêng, thể hiện tính cách của doanh nghiệp trong hành trình mới đầy thử thách của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, khơi dậy niềm tự hào về doanh nghiệp, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh và là chìa khoá cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phát triển VHDN là đòi hỏi cấp bách hiện nay và là một trong những vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Đã có rất nhiều các cuộc thảo luận, các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng bàn về văn hoá doanh nghiệp nhưng trên thực tế hiểu văn hoá doanh nghiệp như thế nào thì còn rất nhiều những ý kiến khác nhau. Vì vậy mà văn hoá doanh nghiệp cần được tìm hiểu và nghiên cứu thêm nữa để có cái nhìn hoàn thiện hơn góp phần xây dựng và phát triển doanh nghiệp ngày một hùng mạnh.
    Nhận thức được tầm quan trọng của VHDN trong chiến lược phát triển đối với doanh nghiệp, ngay từ buổi đầu thành lập, Tập đoàn FPT đã rất chú trọng đến việc xây dựng và phát triển VHDN . Có thể nói FPT là một trong số ít công ty có nền văn hóa riêng, giàu bản sắc, và không thể trộn lẫn. Từ lâu, hình ảnh người FPT đã gắn với một môi trường đoàn kết, năng động, hài hước, nơi mỗi thành viên đều có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. Tập đoàn FPT đã tạo dựng được một nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình và đã trở thành một trong các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam xây dựng và phát triển thành công văn hóa doanh nghiệp. Nhưng với sự biến động không ngừng về quy mô kinh doanh và số lượng lao động thì FPT cần phải quan tâm hơn nữa đến việc duy trì và phát triển nền văn hoá đã tạo dựng sao cho phù hợp với sự đa dạng và biến động của FPT trong thời gian tới.
    Là một sinh viên khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Thương Mại, nhận thức được tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp với sự phát triển của Tập đoàn cùng với sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của của giảng viên ThS.Đào Hồng Hạnh, em đã đi sâu vào tìm hiểu và lựa chọn đề tài “Nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT – Thực trạng vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về VHDN và phát triển VHDN.
    Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT, từ đó chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó trong thời gian qua.
    Thứ ba, trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển Văn hoá doanh nghiệp; đề xuất công cụ đo lường văn hoá doanh nghiệp chuyên nghiệp tại Tập đoàn FPT.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT.
    Phạm vi không gian: Tòa nhà FPT lô B2, phố Duy Tân, đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
    Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 – 2012.
    4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp:
    4.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp· Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: tiếp cận với các khách hàng cũng như những người đã từng sử dụng dịch vụ tại Tập đoàn; tìm hiểu sách báo, tạp chí viết về công ty, mạng Iternet, .
    · Kiểm tra dữ liệu: từ các nguồn thu thập được ở trên, bắt đầu tiến hành sàng lọc thông tin có được về tập đoàn để phục vụ cho việc viết đề tài.
    · Xử lý và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định của đề tài: từ những dữ liệu thứ cấp này có thể hình thành cơ sở lý luận về ảnh hưởng của VHDN đến một một số thực trạng mà Tập đoàn đang mắc phải.
    4.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp· Xác định đối tượng phỏng vấn: Đối tượng được phỏng vấn là Ban lãnh đạo Tập đoàn, Trưởng Ban Văn hóa và Đoàn thể, Trưởng bộ phận nhân sự, nhân viên phòng nhân sự.
    · Xây dựng câu hỏi phỏng vấn: Những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc tìm hiểu ảnh hưởng của VHDN đến Tập đoàn.
    · Tiến hành phỏng vấn: Vào buổi chiều khoảng 4h - 5h để tránh bị ảnh hưởng đến công việc của họ.
    · Phân tích dữ liệu thu được: Từ những dữ liệu được cung cấp bởi Ban Lãnh đạo Tập đoàn, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu em đã tiến hành tổng hợp, đưa ra đánh giá, nhận xét và những suy luận khoa học của bản thân về các vấn đề được nghiên cứu.5. Nội dung nghiên cứuNgoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn FPT.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Giáo trình quản trị học căn bản, 2012, Đại học Thương Mại.
    2. Trần Kim Dung, 2009, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    3.Đỗ Thị Phi Hoài, 2009, Giáo trình Văn hóa doanh nghiệp, Học Viện Tài Chính. 4.ThS Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, 2010, Giáo trình Quản trị nhân lực, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    5. PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân, 2010, Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
    6. PGS.TS Bùi Anh Tuấn, 2009, Giáo trình hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    7. ThS Lương Văn Úc, 2009, Giáo trình tâm lý học lao động, Nhà xuất bản Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    8. Phạm Thị Sen, 2011, Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp công ty cổ phần ô tô Hoàng Gia, (Luận văn tốt nghiệp), Đại học Thương Mại.
    9. Và một số thông tin mạng từ các trang web:
    -http:// www.vi.wikipedia.org
    - http:// www.fpt.vn
    - http:// www.fpt.com.vn
    -http:// www.vhdn.com.vn
    - http:// www.diendan.edu.net.vn
    -http:// www.lanhdao.net
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...