Luận Văn Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ &amp Tây Nguyên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ & Tây Nguyên


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . v
    DANH MỤC BẢNG . vi
    DANH MỤC HÌNH . vii
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 5
    1.1 Lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp 5
    1.1.1 Văn hóa trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. 5
    1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp . 6
    1.1.3 Các thành phần của văn hóa doanh nghiệp . 7
    1.1.3.1 Triết lý kinh doanh . 7
    1.1.3.2 Đạo đức kinh doanh 11
    1.1.3.3 Hệ thống sản phẩm hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp 12
    1.1.3.4 Phương thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. 14
    1.1.3.5 Phương thức giao tiếp của doanh nghiệp đốivới xã hội . 16
    1.1.4 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 17
    1.1.4.1 Văn hóa kinh doanh là nguồn lực và cách thức phát triển kinh
    doanh lâu bền. 17
    1.1.4.2 Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp,
    giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác 17
    1.1.4.3 Tạo nên lực hướng tâm cho chung doanh nghiệp 18
    1.1.4.4 Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổimới và sáng tạo 18
    1.1.4.5 Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp 18
    1.1.5 Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp 19
    1.1.5.1 Bề nổi . 20
    1.1.5.2 Tầng giữa . 20
    iii
    1.1.5.3 Tầng cốt lõi . 21
    1.1.6 Phân loại văn hóa doanh nghiệp 21
    1.1.7 Phương pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp . 23
    1.2 Một số nghiên cứu trước liên quan đến văn hóadoanh nghiệp 27
    1.2.1 Nét độc đáo của văn hóa doanh nghiệp tại Nhật 27
    1.2.2 Văn hóa doanh nghiệp tại Mỹ . 28
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG
    TY CỔ PHẦN MAI LINH NTB VÀ TN . 30
    A- Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Mai linhNTB & TN 30
    2.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp . 30
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 31
    2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 33
    2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 34
    2.1.4 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển thời gian tới 37
    2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 39
    B- THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
    CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH NTB & TN. 50
    2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệpcủa công ty cổ phần
    Mai Linh NTB & TN. 50
    2.2.1 Môi trưỡng vĩ mô . 50
    2.2.1.1 Môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật . 50
    2.2.1.2 Môi trường tự nhiên . 51
    2.2.1.3 Tình hình hoạt động của các công ty cạnh tranh 51
    2.2.2 Môi trường vi mô 52
    2.2 2.1 Phong cách của người lãnh đạo 52
    2.2.2.2 Những giá trị văn hóa học hỏi được . 53
    2.3 Thực trạng tình hình văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai
    Linh NTB & TN 54
    2.3.1 Triết lý kinh doanh 54
    iv
    2.3.2 Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội . 55
    2.3.3 Hệ thống các sản phẩm và dịch vụ . 61
    2.3.4 Phương thức tổ chức của công ty 66
    2.3.5 Phương thức giao tiếp của công ty với xã hội . 70
    2.3.6 Các giá trị nền tảng và cốt lõi 75
    2.3.7 Đánh giá cấp độ và phân loại văn hóa của công ty đã đạt được 77
    2.4 Một số những thành tích mà công ty đạt được trong những năm qua 79
    2.5 Đánh giá chung văn hóa của Công Ty cổ phần MaiLinh NTB&TN 80
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA
    DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH NTB & TN . 84
    3.1 MỘT SỐ BIỆN PHÁP 84
    3.1.1 Biện pháp 1: Cần phổ biến sâu rộng triết lý kinh doanh cho toàn thể
    cán bộ nhân viên trong công ty nắm rõ để ai cũng nắm rõ, hiểu và hành
    động theo triết lý đó với một tinh thần tự nguyện, tự giác 84
    3.1.2 Biện pháp 2: Tạo dựng lòng tin cho nhân viênvà quan tâm hơn nữa
    đến nhu cầu, đời sống của nhân viên. 85
    3.1.3 Biện pháp 3: Rút ngắn khoảng cách giữa cấptrên với cấp dưới, tạo
    môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, hiệu quả. 86
    3.1.4 Biện pháp 4: Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho các thành viên
    trong Công ty. 87
    3.1.5 Biện pháp 5: Xử lý vấn đề chảy máu chất xám ở Công ty 88
    3.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI . 89
    KẾT LUẬN . 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nguy cơ đồng hoá về văn hoá không hề
    nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hoá, mỗi người, mỗi
    dân tộc đều cần phải giữ gìn và phát huy nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc “hoà
    nhập” chứ không “hoà tan”. Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời đại ngày
    nay không còn chiếm vị thế lâu dài và thay vào đó là vai trò then chốt của văn hóa
    doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác với công nghệ kỹ thuật, văn hóa doanh
    nghiệp rất khó hoặc không thể bắt chiếc được toàn bộ, nó sẽ tạo nên những nét
    riêng, sức hấp dẫn riêng cho doanh nghiệp. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi
    doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hoá riêng biệt.
    Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong
    nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanhnghiệp ngày càng trở nên cần
    thiết và gặp không ít khó khăn. Theo các nhà nghiêncứu kinh tế, đây chính là sức
    mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
    nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó có thể đứng vững được. Bất kỳ tổ chức
    nào cũng phải có văn hoá mới trường tồn được. Vì vậy xây dựng văn hoá doanh
    nghiệp là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Nhiều người khi đánh
    giá về doanh nghiệp vẫn chú trọng đến thị trường, tổ chức, nhân sự, cơ cấu. Tuy
    nhiên, người nhận thức sâu sắc về giá trị của doanhnghiệp phải đánh giá được về
    cái gọi là: tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hoá doanh
    nghiệp đảm bảo sự trường tồn của doanh nghiệp giốngnhư khi ta thể hiện thái độ
    tại sao phải sống?, sống làm gì?, sống như thế nào?. Khi mỗi doanh nghiệp xây
    dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn làm
    việc quên mình và luôn cảm thấy nhớ, thấy thiếu khi xa nơi làm việc. Tạo cho
    người làm việc tâm lý khi đi đâu cũng cảm thấy tự hào mình là thành viên của
    doanh nghiệp chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy,
    xây dựng môi trường văn hoá trong mỗi doanh nghiệp làm sao để người lao động
    2
    thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũngchính là môi trường sống
    của họ là điều mà các doanh nghiệp rất nên quan tâm.
    Xã hội ta cũng bắt đầu đề cập đến văn hóa doanh nghiệp, tôn vinh văn hóa
    doanh nhân với việc lấy ngày 13/10 hàng năm là ngày doanh nhân Việt Nam và
    ngày càng xuất hiện những khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn
    chưa được quan tâm đúng mức, đại đa số vẫn chưa thấy vai trò quan trọng của việc
    xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp như nền tảng, động lực phát triển của
    doanh nghiệp.
    Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng của
    nó trong quá trình tồn tại, phát triển của doanh nghiệp mang ý nghĩa quan trọng đặc
    biệt là các doanh nghiệp thiên về dịch vụ như Công ty TNHH 1 TV cho thuê xe Mai
    Linh Nha Trang, công ty TNHH 1 TV dịch vụ Mai Linh.Khóa luận với mong muốn
    góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề văn hóa doanh nghiệp, vai trò của văn hóa doanh
    nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tìm hiểu đặc trưng văn hóa của
    doanh nghiệp để từ đó đề xuất những biện pháp phát triển văn hóa phù hợp nhằm
    đẩy nhanh quá trình phát triển của công ty. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc
    chọn đề tài “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phầntập đoàn Mai
    Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên” để nghiên cứu là cần thiết và hữu ích.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc xây dựng
    văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh NTB & TN. Trên cơ sở đó đề
    xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa văn hóa doanh
    nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh NTB & TN.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Xác định các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
    - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường văn hóa của công ty Cổ
    Phần Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
    - Xác định các ưu, nhược điểm về việc xây dựng vàphát triển văn hóa doanh
    nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh NTB & TN.
    3
    - Đưa ra những biện pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa
    văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Mai Linh NTB & TN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố văn
    hóa (bao gồm các hoạt động giao tiếp với khách hàng, cách ứng xử giữa các thành
    viên trong doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh ) tại Công Ty Cổ Phần
    Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
    Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Mai
    Linh NTB&TN
    Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 3/3/2011 đến
    ngày 30/5/2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp luận: Dựa trên lý thuyết về văn hóa doanh nghiệp. Thu thập dữ
    liệu bằng số và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
    Phương pháp phân tích:
    - Quan sát các hoạt động giao dịch, kinh doanh, đặc biệt hoạt động văn hóa
    diễn ra hàng ngày tại Công ty. Trực tiếp tham gia các hoạt động văn hóa do doanh
    nghiệp tổ chức như các chương trình mang tính cộng đồng: “ chương trình Mai
    Linh vì sức khỏe cộng đồng”; “chương trình Mai Linh cùng em đến trường”
    - Thu thập thông tin từ các Webside, báo chí, tài liệu Công ty, tham khảo các
    đề tài nghiên cứu liên quan trước đó.
    - Xây dựng bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm dựa trên cơ sở lý
    luận văn hóa doanh nghiệp và các thông tin thu thậpđược.
    - Điều tra trực tiếp 30 nhân viên văn phòng (là nhữngngười nắm giữ chức vụ
    trong Công ty, có thâm niên làm việc) và 30 khách hàng (là những người đã từng sử
    dụng dịch vụ taxi Mai Linh.) thông qua bảng câu hỏiđịnh lượng đã xây dựng ở trên.
    - Công cụ sử dụng: Phân tích thống kê mô tả bằng phần mền SPSS.
    4
    5. Nội dung của đề tài nghiên cứu:
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
    Chương II: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠICÔNG
    TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH NTB VÀ TÂY NGUYÊN.
    Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HÓA
    DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH NTB & TN.


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA
    DOANH NGHIỆP
    1.1 Lý luận chung về văn hóa doanh nghiệp.
    1.1.1 Văn hóa trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
    Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, văn hóa đã trở thành một sức mạnh quan
    trọng của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và mỗi quốcgia.
    Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh
    doanh chủ thể, là văn hóa mà các chủ thể kinh doanhtạo ra trong quá trình kinh
    doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.
    (Quantritructuyen.com – Theo doanhnhan360.com)
    Doanh nghiệp là một pháp nhân hay một tổ chức tham gia vào các hoạt động
    sản xuất kinh doanh được thúc đẩy bằng nhiều động cơ khác nhau, trong đó kiếm
    được nhiều lợi nhuận thường là động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên,
    qua phương thức đạt tới lợi nhuận của các chủ thể, có thể phân loại các hoạt động
    kinh doanh về hai dạng chính: kinh doanh có văn hóa và kinh doanh phi văn hóa.
    Kinh doanh có văn hóalà lối kinh doanh có mục đích và theo phương thức
    cùng đạt tới cái lợi, cái thiện và cái đẹp – biểu hiện của hệ giá trị chân – thiện – mỹ
    trong kinh doanh. Trái với kinh doanh có văn hóa làkinh doanh phi văn hóa, sẵn
    sàng chà đạp lên mọi giá trị và không từ bất cứ thủđoạn nào để kiếm lời.
    Kinh doanh phi văn hóacó thể đạt hiệu quả cao nhưng không lâu bền, đó là
    lối kinh doanh chụp giật nên về lâu dài thường bị khách hàng tẩy chay, lên án, thậm
    chí bị pháp luật trừng trị. Trái lại kinh doanh có văn hóa thường không có hiệu quả
    cao ngay từ đầu vì nó chú trọng tới việc đầu tư lâudài, giữ gìn chữ tín, coi trọng lợi
    ích khách hàng nên không cung cấp hàng hóa, dịch vụkém chất lượng để hạ giá
    thành, không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Tuy nhiên nếu vượt qua được
    khó khăn, thử thách ban đầu sẽ có những bước phát triển vững chắc, lâu dài; khi các
    nguồn đầu tư lâu dài (nhân lực, công nghệ, tài chính, môi trường) và chữ tín phát
    huy tác dụng thì chủ thể kinh doanh sẽ cải thiện được mức hiệu quả của kinh doanh.
    6
    Đây là hai thành tố chính của một hệ thống văn hóa kinh doanh vốn có mối
    quan hệ biện chứng, hữu cơ và thống nhất với nhau. Trong đó thành tố thứ hai có
    trước và sinh ra thành tố thứ hai. Có nghĩa là bất kể một chủ thể kinh doanh nào thì
    lối sống có văn hóa sẽ tạo ra lối kinh doanh có vănhóa. Đến lượt nó thì lối kinh
    doanh có văn hóa sẽ cổ vũ tác động trở lại đối với lối sống có văn hóa.
    Tóm lại, chỉ có kinh doanh có văn hóa mới kết hợp được giữa hiệu quả và sự
    phát triển bền vững của chủ thể. Đó chính là phươngthức kinh doanh hiện đại, bởi
    vì khi thị trường phát triển cao, khách hàng được cung cấp nhiều thông tin xác thực
    về các nhà kinh doanh doanh nghiệp và hàng hóa của họ thì lối kinh doanh phi văn
    hóa sẽ dần bị loại bỏ.
    1.1.2 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
    Đã có khá nhiều khái niệm khác nhau về VHDN. Có thể nêu một số khái
    niệm thường gặp như sau:
    Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là toàn bộ hệ thống cácgiá trị văn hoá được
    gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
    thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động
    của doanh nghiệp ấy và tạo thành một hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật
    chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan hệ, thái độ và hành vi của
    mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục tiêu đã
    đề ra. (Trích từ tài liệu Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa doanh nhân trong quá
    trình hội nhập do PGS.TS Đào Duy Quát chủ biên).
    Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ
    thì "VHDN là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều
    cấm kị, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh
    nghiệp".
    Còn theo Edgar Schein, chuyên gia nghiên cứu các tổ chức thì “Văn hóa
    doanh nghiệp là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh
    nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề
    với môi trường xung quanh”.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Các Webside:
    - www.sch.mailinh.vn
    - www. google.com.vn
    - laodong.net
    2. Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập.
    Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội (2007) do PGS. TS. ĐÀO DUY
    QUÁT (chủ biên).
    3. Khách hàng chưa phải là thượng đế (2009). Nhà xuất bản tri thức.
    4. Mai Thị Linh(2009). Nghệ thuật giao tiếp đàm phán trong kinh doanh.
    Trường Đại Học Nha Trang.
    5. Khóa luận tốt nghiệp “phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty POS”.
    Nguyễn Phương Thanh. Kinh tế thương mại.
    6. Bài giảng “văn hóa doanh nghiệp Mai Linh”do phó tổng giám đốc Mai
    Linh Group trình bày.
    7. Một số tài liệu nội bộ công ty
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...