Thạc Sĩ Nghiên cứu văn hóa dạy và học các trường Đại học Công an nhân dân (nghiên cứu trường hợp Đại học Phò

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2014
    Đề tài: Nghiên cứu văn hóa dạy và học các trường Đại học Công an nhân dân (nghiên cứu trường hợp Đại học Phòng cháy chữa cháy – Bộ công an)
    Định dạng file word




    MỤC LỤC Trang
    MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài 1
    Mục đích nghiên cứu 2
    Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 2
    Những đóng góp mới của luận án 3
    Nguồn tài liệu của luận án 4
    Bố cục của luận án 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 5
    Tình hình nghiên cứu 5
    Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5
    Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18
    Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu 24
    Cơ sở lý thuyết 24
    Phương pháp nghiên cứu 33
    Giới thiệu về trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 35
    Tiểu kết chương 1. 38
    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VĂN HÓA DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY. 40
    Thực trạng văn hóa dạy học của giảng viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 40
    Biểu hiện qua quan niệm và hành vi truyền tải kiến thức trong quá trình dạy học. 40
    Biểu hiện qua quan niệm và hành vi giao tiếp của giảng viên 53
    Biểu hiện qua việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của giảng viên 57
    Thực trạng văn hóa học tập của học viên 62
    Biểu hiện qua quan niệm và hành vi tiếp thu kiến thức của học viên trong quá trình học tập. 62
    Biểu hiện qua quan niệm và hành vi giao tiếp của học viên 74
    Biểu hiện qua việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của học viên 76
    Môi trường giáo dục nhà trường Đại học Phòng cháy chữa cháy 80
    Tiểu kết chương 2 82
    CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY. 84
    Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa dạy học: 84
    Thành phần xuất thân của giảng viên. 84
    Quê quán của giảng viên. 86
    Nguồn gốc đào tạo của giảng viên. 91
    Đời sống hiện nay của giảng viên. 95
    Giới tính của giảng viên 100
    Môi trường giáo dục nhà trường của giảng viên Đại học Phòng cháy chữa cháy 102
    Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa học tập 106
    Thành phần xuất thân của học viên 106
    Quê quán của học viên. 114
    Nguồn gốc đào tạo của học viên 117
    Đời sống hiện nay của học viên. 119
    Giới tính của học viên 122
    Môi trường giáo dục nhà trường của học viên Đại học Phòng cháy chữa cháy 124
    Tiểu kết chương 3: 128
    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN. 131
    Một số kết quả nghiên cứu. 131
    Một số bàn luận 139
    Một số kiến nghị, đề xuất 142
    Tiểu kết chương 4 145
    Kết luận 147




    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài.
    Trong nhiều năm qua, cùng với công cuộc Đổi mới và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng, việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Liên quan đến sự nghiệp đổi mới giáo dục, đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, dưới các góc độ giáo dục học, tâm lý học, sử học, xã hội học, khoa học quản lý Theo đó, giới nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng trong việc đánh giá thực trạng nền giáo dục và nêu lên những kiến giải nhằm đưa giáo dục Việt Nam thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu trong khu vực và trên thế giới.
    Trong số các công trình nghiên cứu nêu trên, đã có đóng góp của các nhà Dân tộc học/ Nhân học; tuy nhiên, những nghiên cứu của họ lại chưa đề cập đến những yếu tố văn hóa trong hoạt động dạy và học của các chủ thể trong các nhà trường. Điều đó được thể hiện: các nghiên cứu ấy hầu hết mới chỉ tập trung ở vùng dân tộc thiểu số, với nội dung chủ yếu là đề cập đến việc thực hiện chính sách giáo dục ở vùng này; đến cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, học sinh, chương trình giảng dạy và về vấn đề trường dân tộc nội trú. Ngoài hạn chế về nội dung nghiên cứu như đã nêu, các công trình ấy còn có hạn chế cơ bản là chưa xác định rõ hướng tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu dưới góc độ Nhân học giáo dục – góc độ nghiên cứu đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới, với những đóng góp có giá trị trong nghiên cứu vấn đề giáo dục. Hơn nữa, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào của các nhà Dân tộc học/ Nhân học liên quan tới dạy và học, giáo dục trong trường đại học nói chung và Đại học Công an nhân dân (ĐH CAND) nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa dạy và học trong các trường đại học, nhất là các trường ĐH CAND là một nội dung quan trọng phản ánh nhiều quan niệm, giá trị trong hoạt động sống, hoạt động xã hội của con người thông qua các dạng thức, cấu trúc của quá trình dạy và học.
    Việc nghiên cứu văn hóa dạy và học có tính phổ quát đối với các trường Đại học nói chung và có tính đặc thù đối với các trường ĐH CAND nói riêng, trong đó có trường Đại học Phòng cháy chữa cháy (ĐH PCCC). Với tầm quan trọng như vậy cần phải tiếp tục có những nghiên cứu về văn hóa dạy và học được tiếp cận dưới góc độ Nhân học, cụ thể là Nhân học giáo dục ở các trường Đại học nói chung, các trường ĐH CAND nói riêng, trong đó có trường ĐH PCCC. Dưới góc nhìn xã hội và văn hóa, nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra kiến giải về lý luận và thực tiễn về vấn đề văn hóa dạy và học từ góc nhìn Nhân học, giúp cho các chủ thể dạy – học thay đổi một số quan niệm và hành vi theo hướng tích cực, và, do đó, nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là lý do nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn vần đề “Nghiên cứu văn hóa dạy và học các trường Đại học Công an nhân dân (Nghiên cứu trường hợp Đại học phòng cháy chữa cháy – Bộ Công an)” làm đề tài luận án tiến sỹ Nhân học của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu của luận án nhằm các mục đích cơ bản sau đây:
    - Từ những tư liệu thu thập được về văn hóa dạy và học tại trường ĐHPCCC, luận án hướng tới việc tìm hiểu bản chất văn hóa dạy và học;
    - Tìm hiểu nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa dạy và học;
    - Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường ĐHPCCC.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu văn hoá dạy (văn hoá dạy học) và văn hoá học (văn hoá học tập) của giảng viên (GV) và sinh viên (SV) (SV – trong các trường ĐH CAND gọi là học viên (HV)) đang dạy và học tại trường ĐHPCCC. Theo quy định về chọn mẫu nghiên cứu của xã hội học, NCS lựa chọn số lượng khách thể nghiên cứu như sau:
    - Đối với GV: Nghiên cứu 30 GV (trong đó có 22 nam, 8 nữ, đang giảng dạy ở tất cả các chuyên ngành trong nhà trường).
    - Đối với học viên: Nghiên cứu 229 học viên (trong đó có 206 học viên nam, 23 học viên nữ, ở tất cả các thành phần phân loại theo cách chọn ngẫu nhiên mỗi khóa một lớp).
    3.2. Phạm vi nghiên cứu.
    - NCS chọn trường ĐHPCCC là địa bàn nghiên cứu trường hợp về văn hoá dạy và học trong các trường ĐH CAND. Hệ thống trường đại học CAND bao gồm nhiều trường (trong đó Phía Bắc: Gồm Đại học Kỹ thuật hậu cần CAND, ĐHPCCC, Đại học Văn hoá nghệ thuật CAND. Các trường lớn nhất của lực lượng được đào tạo ở cấp Học viện phía Bắc thực chất cũng là đào tạo đại học gồm Học viện an ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện tình báo; Phía Nam gồm: Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân). Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu trường ĐH PCCC - một trường đào tạo đan xen vừa kỹ thuật vừa nghiệp vụ Công an nhân dân (CAND) trên lĩnh vực đặc thù: Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH).
    - Thời điểm nghiên cứu: Những hoạt động chủ yếu của văn hóa dạy và học trong vòng 5 năm, từ 2008-2013.
    - Vấn đề nghiên cứu:
    Văn hoá là một khái niệm rộng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau, vì vậy, trong phạm vi của luận án, NCS chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một số khía cạnh của văn hoá dạy – học tại trường ĐH PCCC, đó là: Quan niệm và hành vi dạy –học của GV và HV trong quá trình dạy - học; Giao tiếp trong dạy - học của GV và HV; Vấn đề đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần của GV và HV trong dạy - học; Môi trường dạy- học; Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hoá dạy và học của GV, HV.
    4. Những đóng góp mới của luận án.
    Nghiên cứu văn hoá dạy và học ở trường ĐH PCCC dưới góc độ Nhân học giáo dục, luận án có một số đóng góp cơ bản như sau:
    - Về lý thuyết:
    Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên theo hướng Nhân học giáo dục ở Việt Nam, qua hoạt động dạy và học. Luận án xem xét những vấn đề lý luận về văn hoá dạy và học qua trường hợp dạy và học của GV và HV ở trường ĐHPCCC. Trên cơ sở đó, luận án mở ra hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu về lý luận dạy và học trong các trường ĐHCAND nói chung, trường ĐH PCCC nói riêng.
    - Về thực tiễn:
    Luận án chỉ ra thực trạng của văn hóa dạy và học, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá dạy - học của GV và HV tại cơ sở nghiên cứu, dưới góc nhìn Nhân học giáo dục. Những dữ liệu và sự phân tích của luận án sẽ góp phần giúp cho GV và HV, các nhà quản lý giáo dục thay đổi một số quan niệm và hành vi trong nhìn nhận, đánh giá, ứng xử theo hướng tích cực hơn đối với vấn đề dạy - học, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy - học trong nhà trường.
    5. Nguồn tài liệu của luận án
    Tài liệu được sử dụng chính trong luận án chủ yếu là các tài liệu điền dã được thu thập qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, quan sát tham gia. Bên cạnh đó còn có sự kế thừa các văn bản pháp quy của các cơ quan chức năng về vấn đề dạy – học, các báo cáo tổng kết về hoạt động dạy – học của các cấp, ngành, đơn vị trong Bộ Công an; và nguồn tài liệu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước công bố.
    6. Bố cục của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
    Chương 2: Thực trạng văn hoá dạy và học ở Trường ĐHPCCC
    Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá dạy và học ở Trường ĐHPCCC
    Chương 4: Kết quả và bàn luận




    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Lâm Tuấn Anh – Nguyễn Thị Minh Phương [2006], Một số yếu tố văn hoá – giáo dục ảnh hưởng tới sự phát triển làng xã, Nhà xuất bản (Nxb) Thế giới, Hà Nội.
    2. Lại Nguyên Ân [2012], Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử, Tham luận tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày mất của Hàn Mặc Tử, Trường viết văn Nguyễn Du.
    3. Bùi Thế Cường- Vương Xuân Tình [2000], Nhu cầu sức khỏe và giáo dục của dân tộc ít người ở tiểu vùng sông Mê Kông, Ngân hàng phát triển Châu Á.
    4. Đoàn Văn Chúc [1997], Xã hội học văn hoá, Nxb Văn hoá thông tin và Viện văn hoá, Hà Nội.
    5. Bế Viết Đẳng [1990], “Cần một chính sách dân tộc hoàn thiện và hoàn chỉnh, một cơ cấu giải quyết vấn đề dân tộc thích ứng với tình hình mới”, Tạp chí Dân tộc học, số 3/1990.
    6. Bùi Xuân Đính [2013], Người Việt, (trong Tổng quan nghiên cứu về đời sống kinh tế - xã hội của các dân tộc Việt, Thổ, Chứt từ năm 1980 đến nay), Đề tài cấp cơ sở 2013, Viện Dân tộc học.
    7. Điều lệ trường Đại học [2010] theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22.9.2010 của Thủ tướng Chính phủ nươc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    8. Hội khoa học Tâm lý- giáo dục Việt Nam [2009], Văn hóa học đường- Lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Tiền Giang, 2009.
    9. Hồ Chí Minh [1985], Nói về công tác huấn luyện và học tập. Toàn tập, T.5, Nxb Sự thật, Hà nội.
    10.Lê Thị Mùi [2012], Biến đổi văn hoá của học sinh phổ thông trung học nội trú tỉnh Thanh Hoá, Luận văn thạc sỹ Dân tộc học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Khoa học xã hôi Việt Nam.
    11.Phan Ngọc [1994], Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
    12.Phạm Thành Nghị [2005], Cơ sở văn hoá của giáo dục - Đối tượng nghiên cứu của Nhân học giáo dục, một lĩnh vực ứng dụng của nhân học văn hoá, Tạp chí Nghiên cứu con người số 5 [20].
    13.Phạm Thành Nghị [2009] a, Văn hóa trường học: đặc điểm, chức năng và sự phát triển, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 5/2009.
    14.Phạm Thành Nghị [2009] b, Văn hóa dạy và học phương Đông và phương Tây, Tạp chí Nghiên cứu con người, năm 2009.
    15.Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt [1987], Giáo dục học I, Nxb Giáo dục, Hà nội.
    16.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [2012], Luật Giáo dục đại học, số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
    17.Minh Tâm, Thanh Nghi, Xuân Lâm [1999], Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đồng Tháp, 1999.
    18.Nguyễn Ngọc Thanh (chủ biên) [2010], Một số vấn đề về chính sách giáo dục ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội.
    19.Nguyễn Ngọc Thanh [2003], Thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh miền núi dân tộc, Tạp chí Giáo dục, số 68, 2003.
    20.Nguyễn Ngọc Thanh và cộng sự [2002], Kháo sát việc thực hiện chính sách giáo dục, y tế đối với trẻ em và phụ nữ dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 (Nghiên cứu mẫu tại 5 tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Kon Tum, Nghệ An, Sóc Trăng), UNICEF- Uỷ ban Dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...